- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Nhìn lại hoạt hình Việt Nam, mấy chục năm nay vẫn đang trong tình trạng không bị sức ép về doanh thu. Sản phẩm làm ra, nói như cách các nghệ sĩ thường đùa là "để cho người trong giới xem".
Cảnh trong phim “Vũ điệu ánh sáng”
Lễ hội phim hoạt hình Việt Nam - Hàn Quốc từ ngày 9 đến 11/10 tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội) ngoài việc trình chiếu rất nhiều bộ phim hoạt hình miễn phí cũng đã phơi bày hết những tụt hậu của phim hoạt hình Việt Nam.
Khó đến với khán giả
Được trình chiếu trong Lễ hội phim lần này là những bộ phim đã gây được tiếng vang như: “Cloud Bread”, “Pororo”, “Hello Jadoo” (Hàn Quốc), “Chiếc lông công”, “Vũ điệu ánh sáng” (Việt Nam)…
Cũng có nhiều nhận xét kiểu như “chất lượng phim hoạt hình Việt Nam hay ngang ngửa Hàn Quốc” hay “Phim hoạt hình Việt Nam có nội dung rất phong phú”... đã được những khán giả nhí đưa ra tại những buổi chiếu miễn phí. Tuy nhiên, rất nhiều em nhỏ đã thẳng thắn “lần đầu tiên được xem phim hoạt hình Việt Nam”...
Vấn đề phim hoạt hình Việt Nam khó đến được với các em nhỏ lập tức được các nhà làm phim hoạt hình đặt ra tại các buổi tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm ngay trong Lễ hội phim hoạt hình lần này.
Đã qua rồi cái thời chương trình phim hoạt hình “Những bông hoa nhỏ” phát trên truyền hình Việt Nam được các thế hệ thiếu nhi những năm 80, 90 (thế kỷ XX) háo hức đón xem mỗi tối.
Bây giờ có quá nhiều sự lựa chọn, những bộ phim hoạt hình trên các kênh: BiBi, Disney Channel, Cartoon Network... không thể thiếu trong khoảng thời gian giải trí của thiếu nhi. Tất nhiên, trong số những bộ phim được chiếu trên các kênh này tuyệt nhiên không có phim hoạt hình của Việt Nam.
Rồi cả một số lượng lớn phim hoạt hình trên mạng xã hội, đĩa DVD, phim ngoài rạp với các định dạng 2D, 3D hấp dẫn cũng không thể có bóng dáng của các bộ phim hoạt hình Việt Nam. Nhiều người đã hỏi phim hoạt hình nội đang ở đâu?
Đạo diễn Phạm Ngọc Tuấn, PGĐ Cty TNHH MTV Hãng phim Hoạt hình Việt Nam, khẳng định: “Dân số Việt Nam có tới hơn 40% là trẻ em, trong khi thời lượng chương trình dành cho thiếu nhi chỉ chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn.
Vậy nên, làm thế nào để các em thiếu nhi được xem phim hoạt hình Việt Nam? Đây không chỉ là ước mong của các khán giả nhỏ tuổi mà là trăn trở của cả những người làm phim hoạt hình”.
Xem những bộ phim hoạt hình SX thời gian gần đây, đặc biệt là những tác phẩm đoạt giải tại các kỳ Liên hoan Phim quốc gia, giải thưởng Cánh diều hằng năm của Hội Ðiện ảnh Việt Nam như: "Chiếc lá" (đạo diễn Hồng Sơn), "Bò vàng" (đạo diễn Trần Khánh Duyên), "Càng to càng nhỏ" (đạo diễn Trịnh Lâm Tùng), "Bù nhìn rơm" (đạo diễn Phùng Văn Hà), "Khoảng trời" (đạo diễn Lê Bình)... đều thấy rõ cố gắng vượt bậc của các nghệ sĩ.
Những bộ phim của Cty TNHH MTV Hãng phim Hoạt hình Việt Nam phần nhiều được đánh giá là chất lượng tốt, giàu tính nhân văn nhưng hầu hết những sản phẩm này đều không có cơ hội đến với khán giả.
Hiện Cty TNHH MTV Hãng phim Hoạt hình Việt Nam đã có một cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm đĩa phim tại số 7 Trần Phú (Hà Nội) nhưng số lượng người mua cũng rất hạn chế.
Không được tiếp cận với hoạt hình trong nước, nên khái niệm phim hoạt hình Việt Nam có hay không, còn hay mất đều rất mơ hồ, đặc biệt là với thiếu nhi.
Nhìn sang Hàn Quốc
Đã có những sự so sánh đơn giản nhưng rất xót xa. Từ năm 1959, Việt Nam đã có Xưởng phim Hoạt hình Việt Nam (nay là Cty TNHH MTV Hãng phim Hoạt hình Việt Nam), 55 năm sau, hãng vẫn dậm chân tại chỗ với “định mức” 12-15 phim đặt hàng của Nhà nước mỗi năm, chủ yếu là phim mang tính giáo dục và đề tài lịch sử.
Cảnh trong phim “Pororo” được trình chiếu trong Tuần lễ phim hoạt hình Việt Nam, Hàn Quốc
“Phim hoạt hình Việt Nam có xuất phát điểm chậm nhưng có nhiều cơ hội tiềm tàng. Và các bạn chỉ có thể bước chân ra thế giới khi bộ phim của các bạn thật sự độc đáo. Yếu tố độc đáo nằm ở ngay chính trong văn hóa truyền thống của các bạn”,ông Lee Jung Gi, đạo diễn của Cty Iconix, cha đẻ của “Pororo” gợi ý.
Trong khi đó, chỉ trong vòng hơn 15 năm qua, Hàn Quốc từ một nước SX phim theo đặt hàng của nước ngoài, giờ ngành công nghiệp phim hoạt hình của Hàn Quốc đã phủ sóng tất cả các đài truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng ở Hàn Quốc và tham vọng thống lĩnh thị trường châu Á.
Tại lễ hội lần này, các nhà SX của Hàn Quốc rất vui mừng khoe những “Pororo”, “Hello Jadoo”, “Cloud Bread”, “Tayo the Little Bus”... không chỉ chiếm lĩnh thị trường Hàn Quốc mà còn xuất ngoại sang Thái Lan, Trung Quốc, Hong Kong, Malaysia...
Hiện Hàn Quốc có khoảng 250 - 300 Cty phim hoạt hình tư nhân chuyên XK phim hoạt hình. Với Hàn Quốc, hoạt hình là thể loại dễ thu tiền nhất, không chỉ nguồn thu từ phát hành phim mà cả từ việc bán đĩa, SX truyện tranh từ kịch bản phim, kinh doanh đồ chơi, quần áo từ nhân vật của phim hoạt hình...
Bài học về làm phim hoạt hình tại Hàn Quốc được giám đốc Lee Jin Hui, Doanh nghiệp SX phim Atronz chia sẻ: “Chúng tôi được xã hội rất quan tâm. Các kênh truyền hình lớn ở Hàn Quốc luôn sẵn sàng mua bản quyền để chiếu những bộ phim mới, các nhà đầu tư cũng luôn săn đón các dự án”.
Bà Lee Jin Hui còn nhấn mạnh: “Và một điều nữa rất quan trọng là ngay khi bắt tay xây dựng kế hoạch làm phim, chúng tôi xây dựng luôn kế hoạch phát hành”.
Nhìn lại hoạt hình Việt Nam, mấy chục năm nay vẫn đang trong tình trạng không bị sức ép về doanh thu, chủ yếu vẫn do Nhà nước đặt hàng. Sản phẩm làm ra, nói như cách các nghệ sĩ thường đùa là "để cho người trong giới xem".
Ngoài Cty TNHH MTV Hãng phim Hoạt hình Việt Nam, hiện có Hãng phim Giải phóng, Hãng phim Hội Ðiện ảnh, Cty TNHH MVT Bamboo Animation..., số lượng phim SX ra hàng năm tương đối phong phú, tuy nhiên, vẫn theo kiểu “tự làm tự xem”.
Cảnh trong phim “Vũ điệu ánh sáng”
Lễ hội phim hoạt hình Việt Nam - Hàn Quốc từ ngày 9 đến 11/10 tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội) ngoài việc trình chiếu rất nhiều bộ phim hoạt hình miễn phí cũng đã phơi bày hết những tụt hậu của phim hoạt hình Việt Nam.
Khó đến với khán giả
Được trình chiếu trong Lễ hội phim lần này là những bộ phim đã gây được tiếng vang như: “Cloud Bread”, “Pororo”, “Hello Jadoo” (Hàn Quốc), “Chiếc lông công”, “Vũ điệu ánh sáng” (Việt Nam)…
Cũng có nhiều nhận xét kiểu như “chất lượng phim hoạt hình Việt Nam hay ngang ngửa Hàn Quốc” hay “Phim hoạt hình Việt Nam có nội dung rất phong phú”... đã được những khán giả nhí đưa ra tại những buổi chiếu miễn phí. Tuy nhiên, rất nhiều em nhỏ đã thẳng thắn “lần đầu tiên được xem phim hoạt hình Việt Nam”...
Vấn đề phim hoạt hình Việt Nam khó đến được với các em nhỏ lập tức được các nhà làm phim hoạt hình đặt ra tại các buổi tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm ngay trong Lễ hội phim hoạt hình lần này.
Đã qua rồi cái thời chương trình phim hoạt hình “Những bông hoa nhỏ” phát trên truyền hình Việt Nam được các thế hệ thiếu nhi những năm 80, 90 (thế kỷ XX) háo hức đón xem mỗi tối.
Bây giờ có quá nhiều sự lựa chọn, những bộ phim hoạt hình trên các kênh: BiBi, Disney Channel, Cartoon Network... không thể thiếu trong khoảng thời gian giải trí của thiếu nhi. Tất nhiên, trong số những bộ phim được chiếu trên các kênh này tuyệt nhiên không có phim hoạt hình của Việt Nam.
Rồi cả một số lượng lớn phim hoạt hình trên mạng xã hội, đĩa DVD, phim ngoài rạp với các định dạng 2D, 3D hấp dẫn cũng không thể có bóng dáng của các bộ phim hoạt hình Việt Nam. Nhiều người đã hỏi phim hoạt hình nội đang ở đâu?
Đạo diễn Phạm Ngọc Tuấn, PGĐ Cty TNHH MTV Hãng phim Hoạt hình Việt Nam, khẳng định: “Dân số Việt Nam có tới hơn 40% là trẻ em, trong khi thời lượng chương trình dành cho thiếu nhi chỉ chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn.
Vậy nên, làm thế nào để các em thiếu nhi được xem phim hoạt hình Việt Nam? Đây không chỉ là ước mong của các khán giả nhỏ tuổi mà là trăn trở của cả những người làm phim hoạt hình”.
Xem những bộ phim hoạt hình SX thời gian gần đây, đặc biệt là những tác phẩm đoạt giải tại các kỳ Liên hoan Phim quốc gia, giải thưởng Cánh diều hằng năm của Hội Ðiện ảnh Việt Nam như: "Chiếc lá" (đạo diễn Hồng Sơn), "Bò vàng" (đạo diễn Trần Khánh Duyên), "Càng to càng nhỏ" (đạo diễn Trịnh Lâm Tùng), "Bù nhìn rơm" (đạo diễn Phùng Văn Hà), "Khoảng trời" (đạo diễn Lê Bình)... đều thấy rõ cố gắng vượt bậc của các nghệ sĩ.
Những bộ phim của Cty TNHH MTV Hãng phim Hoạt hình Việt Nam phần nhiều được đánh giá là chất lượng tốt, giàu tính nhân văn nhưng hầu hết những sản phẩm này đều không có cơ hội đến với khán giả.
Hiện Cty TNHH MTV Hãng phim Hoạt hình Việt Nam đã có một cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm đĩa phim tại số 7 Trần Phú (Hà Nội) nhưng số lượng người mua cũng rất hạn chế.
Không được tiếp cận với hoạt hình trong nước, nên khái niệm phim hoạt hình Việt Nam có hay không, còn hay mất đều rất mơ hồ, đặc biệt là với thiếu nhi.
Nhìn sang Hàn Quốc
Đã có những sự so sánh đơn giản nhưng rất xót xa. Từ năm 1959, Việt Nam đã có Xưởng phim Hoạt hình Việt Nam (nay là Cty TNHH MTV Hãng phim Hoạt hình Việt Nam), 55 năm sau, hãng vẫn dậm chân tại chỗ với “định mức” 12-15 phim đặt hàng của Nhà nước mỗi năm, chủ yếu là phim mang tính giáo dục và đề tài lịch sử.
Cảnh trong phim “Pororo” được trình chiếu trong Tuần lễ phim hoạt hình Việt Nam, Hàn Quốc
“Phim hoạt hình Việt Nam có xuất phát điểm chậm nhưng có nhiều cơ hội tiềm tàng. Và các bạn chỉ có thể bước chân ra thế giới khi bộ phim của các bạn thật sự độc đáo. Yếu tố độc đáo nằm ở ngay chính trong văn hóa truyền thống của các bạn”,ông Lee Jung Gi, đạo diễn của Cty Iconix, cha đẻ của “Pororo” gợi ý.
Trong khi đó, chỉ trong vòng hơn 15 năm qua, Hàn Quốc từ một nước SX phim theo đặt hàng của nước ngoài, giờ ngành công nghiệp phim hoạt hình của Hàn Quốc đã phủ sóng tất cả các đài truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng ở Hàn Quốc và tham vọng thống lĩnh thị trường châu Á.
Tại lễ hội lần này, các nhà SX của Hàn Quốc rất vui mừng khoe những “Pororo”, “Hello Jadoo”, “Cloud Bread”, “Tayo the Little Bus”... không chỉ chiếm lĩnh thị trường Hàn Quốc mà còn xuất ngoại sang Thái Lan, Trung Quốc, Hong Kong, Malaysia...
Hiện Hàn Quốc có khoảng 250 - 300 Cty phim hoạt hình tư nhân chuyên XK phim hoạt hình. Với Hàn Quốc, hoạt hình là thể loại dễ thu tiền nhất, không chỉ nguồn thu từ phát hành phim mà cả từ việc bán đĩa, SX truyện tranh từ kịch bản phim, kinh doanh đồ chơi, quần áo từ nhân vật của phim hoạt hình...
Bài học về làm phim hoạt hình tại Hàn Quốc được giám đốc Lee Jin Hui, Doanh nghiệp SX phim Atronz chia sẻ: “Chúng tôi được xã hội rất quan tâm. Các kênh truyền hình lớn ở Hàn Quốc luôn sẵn sàng mua bản quyền để chiếu những bộ phim mới, các nhà đầu tư cũng luôn săn đón các dự án”.
Bà Lee Jin Hui còn nhấn mạnh: “Và một điều nữa rất quan trọng là ngay khi bắt tay xây dựng kế hoạch làm phim, chúng tôi xây dựng luôn kế hoạch phát hành”.
Nhìn lại hoạt hình Việt Nam, mấy chục năm nay vẫn đang trong tình trạng không bị sức ép về doanh thu, chủ yếu vẫn do Nhà nước đặt hàng. Sản phẩm làm ra, nói như cách các nghệ sĩ thường đùa là "để cho người trong giới xem".
Ngoài Cty TNHH MTV Hãng phim Hoạt hình Việt Nam, hiện có Hãng phim Giải phóng, Hãng phim Hội Ðiện ảnh, Cty TNHH MVT Bamboo Animation..., số lượng phim SX ra hàng năm tương đối phong phú, tuy nhiên, vẫn theo kiểu “tự làm tự xem”.
Theo Nông Nghiệp VN