trangphamtb2302
Banned
- Tham gia
- 19/8/2021
- Bài viết
- 0
Báo cáo mới nhất của công ty tư vấn cư trú và quốc tịch toàn cầu Henley & Partners tại London cho biết khoảng cách về quyền tự do đi lại giữa các quốc gia trên thế giới chưa bao giờ lớn như hiện nay.
Dựa trên dữ liệu độc quyền do Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cung cấp, Chỉ số Hộ chiếu Henley thường xuyên cập nhật danh sách những quốc gia có hộ chiếu tới được nhiều điểm đến nhất trên thế giới suốt 15 năm qua.
Theo đó, do tác động của những lệnh hạn chế đi lại vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 suốt 18 tháng qua đã làm gia tăng khoảng cách trong việc di chuyển của các quốc gia trê toàn cầu.
Chỉ số này không tính những nước đang áp dụng những biện pháp hạn chế tạm thời, do đó Nhật Bản và Singapore là hai quốc gia mà công dân có hộ chiếu được miễn thị thực ở nhiều điểm đến nhất trên thế giới với 192 nước và vùng lãnh thổ.
Sự thống trị của Châu Âu
Ngoài Hàn Quốc đồng hạng với Đức ở vị trí thứ hai với 190 điểm đến, phần còn lại trong danh sách những nước có hộ chiếu quyền lực nhất thế giới trong quý cuối cùng của năm là sự thống trị của Châu Âu khi Phần Lan, Ý, Luxembourg và Tây Ban Nha đều ở vị trí thứ ba với số điểm là 189.
Trong danh sách này cũng không thiếu đi những cái tên quen thuộc như Áo và Đan Mạch ở vị trí thứ tư hay Pháp, Ireland, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Thụy Điển cùng giữ vị trí thứ năm.
New Zealand, quốc gia mới thông báo rằng ủng hộ chương trình 'hộ chiếu vaccine' đứng ở vị trí thứ sáu cùng Bỉ và Thụy Sĩ.
Anh và Mỹ, hai quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng năm 2014 thì chỉ đứng thứ 7 ở năm nay cùng với Cộng hòa Séc, Hy Lạp, Malta và Na Uy với quyền miễn thị thực hoặc thị thực theo yêu cầu ở 185 điểm đến.
Danh sách những quốc gia có hộ chiếu 'quyền lực' nhất năm 2021
1. Nhật Bản, Singapore (192 điểm đến)
2. Đức, Hàn Quốc (190 điểm đến)
3. Phần Lan, Ý, Luxembourg, Tây Ban Nha (189 điểm đến)
4. Áo, Đan Mạch (188 điểm đến)
5. Pháp, Ireland, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Thụy Điển (187 điểm đến)
6. Bỉ, New Zealand, Thụy Sĩ (186 điểm đến)
7. Cộng hòa Séc, Hy Lạp, Malta, Na Uy, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ (185 điểm đến)
8. Úc, Canada (184 điểm đến)
9. Hungary (183 điểm đến)
10. Lithuania, Ba Lan, Slovakia (182 điểm đến)
Trong khi công dân của một số quốc gia dưới đây chỉ được miễn thị thực hoặc xuất trình thị thực nhập cảnh sân bay (visa-on-arrival) ở ít hơn 40 quốc gia
109. Triều Tiên (39 điểm đến)
110. Nepal và các vùng lãnh thổ của Palestine (37 điểm đến)
111. Somalia (34 điểm đến)
112. Yemen (33 điểm đến)
113. Pakistan (31 điểm đến)
114. Syria (29 điểm đến)
115. I-rắc (28 điểm đến)
116. Afghanistan (26 điểm đến)
'Sự bất bình đẳng ngày càng tăng'
Báo cáo của Henley & Partners chỉ ra 'sự bất bình đẳng ngày càng tăng' giữa các quốc gia và cho rằng 'chính sách hạn chế ban đầu được đưa ra để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 nhưng nay lại trở thành cơ hội thuận tiện để hạn chế sự di chuyển của các nước tới từ phía Nam'.
Christian H. Kaelin, Chủ tịch Henley & Partners và là 'cha đẻ' của khái niệm chỉ số hộ chiếu cho biết quyết định này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng.
Ông nói 'Nếu chúng ta muốn khởi động lại nền kinh tế toàn cầu, điều quan trọng là các quốc gia phát triển phải khuyến khích dòng di cư hướng vào, thay vì kiên trì với những hạn chế đã lỗi thời. Các quốc gia có tài nguyên cần phải duy trì nền kinh tế của họ trong tương lai bằng cách thu hút và chào đón những thế hệ sắp tới'.
Các chỉ số khác
Danh sách của Henley & Partner là một trong số các chỉ số do các công ty tài chính tạo ra để xếp hạng hộ chiếu toàn cầu theo quyền nhập cảnh mà công dân sở hữu hộ chiếu đó có được.
Chỉ số Hộ chiếu Henley bao gồm 227 điểm đến du lịch và được cập nhật theo thời gian thực trong suốt cả năm, khi các thay đổi về chính sách thị thực có hiệu lực.
Trong khi đó, Chỉ số của Arton Capital's Passport sẽ chỉ đánh giá hộ chiếu của 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc và sáu vùng lãnh thổ - Trung Hoa Dân Quốc Đài Loan, Ma Cao (SAR Trung Quốc), Hồng Kông (SAR Trung Quốc), Kosovo, Lãnh thổ Palestine và Vatican. Các lãnh thổ được sát nhập vào các quốc gia khác bị loại trừ.
Đứng đầu trong danh sách Chỉ số cuối năm 2021 của Arton Capital's Passport là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất với số điểm miễn thị thực khi đến là 152.
Dựa trên dữ liệu độc quyền do Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cung cấp, Chỉ số Hộ chiếu Henley thường xuyên cập nhật danh sách những quốc gia có hộ chiếu tới được nhiều điểm đến nhất trên thế giới suốt 15 năm qua.
Theo đó, do tác động của những lệnh hạn chế đi lại vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 suốt 18 tháng qua đã làm gia tăng khoảng cách trong việc di chuyển của các quốc gia trê toàn cầu.
Khoảng cách về việc tự do đi lại giữa các nước ngày càng gia tăng |
Sự thống trị của Châu Âu
Ngoài Hàn Quốc đồng hạng với Đức ở vị trí thứ hai với 190 điểm đến, phần còn lại trong danh sách những nước có hộ chiếu quyền lực nhất thế giới trong quý cuối cùng của năm là sự thống trị của Châu Âu khi Phần Lan, Ý, Luxembourg và Tây Ban Nha đều ở vị trí thứ ba với số điểm là 189.
Trong danh sách này cũng không thiếu đi những cái tên quen thuộc như Áo và Đan Mạch ở vị trí thứ tư hay Pháp, Ireland, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Thụy Điển cùng giữ vị trí thứ năm.
New Zealand, quốc gia mới thông báo rằng ủng hộ chương trình 'hộ chiếu vaccine' đứng ở vị trí thứ sáu cùng Bỉ và Thụy Sĩ.
Anh và Mỹ, hai quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng năm 2014 thì chỉ đứng thứ 7 ở năm nay cùng với Cộng hòa Séc, Hy Lạp, Malta và Na Uy với quyền miễn thị thực hoặc thị thực theo yêu cầu ở 185 điểm đến.
Danh sách những quốc gia có hộ chiếu 'quyền lực' nhất năm 2021
1. Nhật Bản, Singapore (192 điểm đến)
2. Đức, Hàn Quốc (190 điểm đến)
3. Phần Lan, Ý, Luxembourg, Tây Ban Nha (189 điểm đến)
4. Áo, Đan Mạch (188 điểm đến)
5. Pháp, Ireland, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Thụy Điển (187 điểm đến)
6. Bỉ, New Zealand, Thụy Sĩ (186 điểm đến)
7. Cộng hòa Séc, Hy Lạp, Malta, Na Uy, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ (185 điểm đến)
8. Úc, Canada (184 điểm đến)
9. Hungary (183 điểm đến)
10. Lithuania, Ba Lan, Slovakia (182 điểm đến)
Trong khi công dân của một số quốc gia dưới đây chỉ được miễn thị thực hoặc xuất trình thị thực nhập cảnh sân bay (visa-on-arrival) ở ít hơn 40 quốc gia
109. Triều Tiên (39 điểm đến)
110. Nepal và các vùng lãnh thổ của Palestine (37 điểm đến)
111. Somalia (34 điểm đến)
112. Yemen (33 điểm đến)
113. Pakistan (31 điểm đến)
114. Syria (29 điểm đến)
115. I-rắc (28 điểm đến)
116. Afghanistan (26 điểm đến)
'Sự bất bình đẳng ngày càng tăng'
Báo cáo của Henley & Partners chỉ ra 'sự bất bình đẳng ngày càng tăng' giữa các quốc gia và cho rằng 'chính sách hạn chế ban đầu được đưa ra để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 nhưng nay lại trở thành cơ hội thuận tiện để hạn chế sự di chuyển của các nước tới từ phía Nam'.
Christian H. Kaelin, Chủ tịch Henley & Partners và là 'cha đẻ' của khái niệm chỉ số hộ chiếu cho biết quyết định này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng.
Ông nói 'Nếu chúng ta muốn khởi động lại nền kinh tế toàn cầu, điều quan trọng là các quốc gia phát triển phải khuyến khích dòng di cư hướng vào, thay vì kiên trì với những hạn chế đã lỗi thời. Các quốc gia có tài nguyên cần phải duy trì nền kinh tế của họ trong tương lai bằng cách thu hút và chào đón những thế hệ sắp tới'.
Các chỉ số khác
Danh sách của Henley & Partner là một trong số các chỉ số do các công ty tài chính tạo ra để xếp hạng hộ chiếu toàn cầu theo quyền nhập cảnh mà công dân sở hữu hộ chiếu đó có được.
Chỉ số Hộ chiếu Henley bao gồm 227 điểm đến du lịch và được cập nhật theo thời gian thực trong suốt cả năm, khi các thay đổi về chính sách thị thực có hiệu lực.
Trong khi đó, Chỉ số của Arton Capital's Passport sẽ chỉ đánh giá hộ chiếu của 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc và sáu vùng lãnh thổ - Trung Hoa Dân Quốc Đài Loan, Ma Cao (SAR Trung Quốc), Hồng Kông (SAR Trung Quốc), Kosovo, Lãnh thổ Palestine và Vatican. Các lãnh thổ được sát nhập vào các quốc gia khác bị loại trừ.
Đứng đầu trong danh sách Chỉ số cuối năm 2021 của Arton Capital's Passport là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất với số điểm miễn thị thực khi đến là 152.