Hiểu thế nào về khái niệm hoạt động kinh doanh

taquocviet2

Thành viên
Tham gia
28/6/2021
Bài viết
5

Hoạt động kinh doanh là các hoạt động sản xuất, đầu tư, mua bán, cung cấp các dịch vụ do các chủ thể, đối tượng kinh doanh được thực hiện hay tiến hành một cách riêng lẻ, độc lập và đồng thời chúng thường là vì mục đích để tạo ra lợi nhuận, lãi suất. Nghĩa của từ “kinh doanh” trong từ điển tiếng Việt thì khái niệm “kinh doanh” được hiểu như là tổ chức sản xuất, buôn bán sao cho sinh lợi.


Xem thêm: Everest - công ty quy tụ luật sư giỏi

Khái niệm về hoạt động kinh doanh​

Trong nghĩa của từ điển phổ thông, kinh doanh không chỉ là buôn bán mà bao gồm cả sản xuất. Đồng thời, hoạt động kinh doanh không có nghĩa phải bao gồm tất cả các hoạt động sản xuất, buôn bán đều là kinh doanh, mà chỉ có những hoạt động sản xuất, buôn bán nào phải phát sinh ra lợi nhuận thì mới được coi là các hoạt động kinh doanh.
dieu-kien-tro-thanh-luat-su.jpg

Đối với kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, các mối quan hệ kinh tế có những sự thay đổi về chất. Do đó, tính chất, đặc điểm của các hoạt động kinh doanh này cũng biến đổi theo. Điều này phải đòi hỏi xác định lại khái niệm kinh doanh sao cho thích hợp với các thuộc tính và đặc điểm sẵn có của nó. Ở những năm 90 thế kỉ XX, một số văn bản luật như Luật Doanh Nghiệp tư nhân 1990, Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp năm 1999 và mới nhất là Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã quy định cụ thể những quy định nhằm ghi nhận khái niệm kinh doanh.

Dựa vào các quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 của các văn bản pháp luật đó đã xác định khái niệm “kinh doanh” như sau:

Kinh doanh là một việc thực hiện liên tục một hay một số hoặc bao gồm tất cả các công đoạn, quá trình của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ các sản phẩm hoặc có vai trò cung ứng dịch vụ trên thị trường trong và ngoài nước nhằm hướng đến mục đích phát sinh ra lợi nhuận.

Qua đó, có thể thấy hoạt động kinh doanh đã vốn khác với các hành vi dân sự thuần tuý khác (tuy nhiên chúng cũng có hoạt động trao đổi hay cũng cung ứng các dịch vụ, hàng hóa), mục tiêu chính, quan trọng của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận, lợi ích. Còn đối với các doanh nghiệp, thì lợi nhuận được tạo ra khi số tiền lợi nhuận đã thu được trong kinh doanh (gọi là doanh thu) sẽ lớn hơn số tiền phải chi phí (chi phí kinh doanh), số tiền khi bán ra trừ đi số tiền chi phí bằng lợi nhuận thu được. Đối với bất cứ hoạt động nào, cho dù về mặt hình thức giống hoạt động kinh doanh nhưng nhiệm vụ và mục tiêu của hoạt động này không phải là tạo ra lợi nhuận đều không phải là kinh doanh.

Pháp luật quy định về hành vi hoạt động kinh doanh có mục đích là sinh lợi (hay nói cách khác là kiếm lời) nhưng tuy nhiên vấn đề lời hay lỗ lại không thành vấn đề để cho việc xác định rõ các hành vi kinh doanh. Hiện nay, nhiều trường hợp buôn bán, sản xuất bị lỗ, không phát sinh ra lợi nhuận nhưng chúng vẫn là hoạt động kinh doanh. Dưới góc độ pháp lý, khi xác định rõ hành vi kinh doanh, chúng ta thường sẽ quan tâm và chú ý đến việc có hay không có các mục tiêu tạo ra lợi nhuận, chứ bình thường không quan tâm đến việc thực hiện mục tiêu đó như thế nào. Từ đây, có thể đưa ra kết luận khái quát rằng: lợi nhuận phát sinh lời chính là cái đích cuối cùng của các nhà kinh doanh; đồng thờ, bất cứ các hoạt động kinh doanh nào nhằm mục đích để kiếm lời trên thị trường cũng được gọi là hoạt động kinh doanh.

Xem ngay tại đây

Các quy định chung của pháp luật về hoạt động kinh doanh​

Đối với pháp luật của nhiều nước trên thế giới đã sử dụng thuật ngữ "commerce" – được hiểu là kinh doanh/thương mại, được hiểu theo nghĩa rộng để chỉ ra một cách tổng hợp các hoạt động sản xuất, mua bán các loại hàng hoá, dịch vụ và chúng đã có sự phân biệt với thuật ngữ "trade" - trao đổi để chỉ rõ ra riêng các hoạt động mua bán hàng hoá thuần tuý, chỉ để trao đổi và mua bán thông thường.

Ở Việt Nam, thuật ngữ hoạt động “kinh doanh” được sử dụng trong Luật công ty và Luật doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh được nhận biết thông qua các dấu hiệu dưới đây:

- Hoạt động kinh doanh này phải mang tính nghề nghiệp, điều này có nghĩa là chúng được thực thi, tiến hành theo một cách chuyên nghiệp theo lối thường xuyên, liên tục và các hoạt động này sẽ đem lại những nguồn thu nhập chính cho người thực hiện các hoạt động kinh doanh này;

- Hoạt động kinh doanh này sẽ phải được thực hiện một cách độc lập. Các chủ thể nhân danh mình để tiến hành hoạt động kinh doanh. Chính họ tự quyết định mọi vấn đề có liên quan và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của bản thân mình;

- Hoạt động được các chủ thể tiến hành với mục đích kiếm lời thường xuyên.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì để thực hiện hoạt động kinh doanh, các chủ thể phải tiến hành đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là cơ quan đăng ký kinh doanh.

Xem thêm: Đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn doanh nghiệp nào tốt nhất
 
×
Quay lại
Top