Hiểu như thế nào về ý thức pháp luật?

trongan1012

Thành viên
Tham gia
20/7/2021
Bài viết
5
Hiểu như thế nào về ý thức pháp luật?
Ý thức pháp luật là toàn bộ những tri thức, quan điểm, quan niệm, học thuyết về pháp luật biểu hiện qua sự nhận thức, tình cảm, thái độ của con người với pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về những đặc điểm cơ bản của ý thức pháp luật.

Khái niệm ý thức pháp luật​


Ý thức pháp luật là tổng thể những tri thức, quan niệm, quan điểm, học thuyết về lĩnh vực pháp luật thể hiện sự nhận thức, thái độ, tình cảm của con người đối với pháp luật. Ý thức pháp luật, xét về mặt cấu trúc bao gồm hai bộ phận: Tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật.

Ý thức pháp luật có thể được hiểu dựa trên nhiều cấp độ khác nhau, vì vậy có thể phân chia ý thức pháp luật thành các loại: ý thức pháp luật cá nhân, ý thức pháp luật giai cấp, ý thức pháp luật xã hội. Ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội, chịu sự chi phối của tồn tại xã hội.
Tìm hiểu chi tiết tại: Phaptri.vn pháp luật Việt Nam mới nhất

Đặc điểm cơ bản của ý thức pháp luật​

phapluat.jpg

Dưới góc độ tổng quan ta có thể rút ra những đặc điểm cơ bản sau dựa vào việc nghiên cứu ý thức pháp luật:
(i) Ý thức pháp luật cũng như mọi hình thái ý thức xã hội khác, đều tồn tại do xã hội quy định. Mặc dù vậy, ý thức pháp luật cũng mang cho mình tính độc lập tương đối với tồn tại xã hội. Ý thức pháp luật đã phản ánh điều kiện tồn tại xã hội là cơ sở nhận thức nhằm cải tạo, phục vụ cho xã hội của con người. Nó dường như gắn liền với sự vận động và phát triển của xã hội, ý thức pháp luật đã tác động trở lại đối với tồn tại xã hội theo những chiều hướng khác nhau.
(ii) Ý thức pháp luật mang trong mình tính chất giai cấp, nó không có ý thức pháp luật thuần túy, ngoài giai cấp hay phi giai cấp. Suy cho cùng ý thức pháp luật chính là sản phẩm được tạo ra bởi từng giai cấp trong sự phát triển của lịch sử xã hội. Ý thức pháp luật chính là tiền đề để xây dựng nên các giá trị, chuẩn mực pháp lý của từng giai cấp đối với xã hội, là cơ sở chính mang ý nghĩa quan trọng góp phần hình thành thế giới quan pháp lý chính thống trong xã hội. Trong xã hội có giai cấp, sự khác nhau giữa điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần của mỗi giai cấp, tầng lớp xã hội đã mang lại sự khác nhau nhất định về mặt ý thức pháp luật giữa các giai cấp và các lực lượng cầm quyền.
(iii) Để có thể tạo lập hay làm ra pháp luật bằng những con đường, cách thức cụ thể khác nhau thông qua nhà nước thì ý thức pháp luật được coi là tiền đề thiết yếu cho quá trình này. Nhu cầu, khuynh hướng điều chỉnh và phương thức thể hiện của nhà nước đã đảm bảo cho quá trình pháp luật hóa quan hệ xã hội một cách phù hợp nhất, tính sát thực dựa trên thực tế được thực hiện dựa trên phạm trù ý thức pháp luật.
(iv) Trong quá trình vận động và phát triển, ý thức pháp luật đã mang tính kế thừa dựa trên cơ sở có chọn lọc đối với một số nhân tố của ý thức pháp luật được quy định trước đó, chẳng hạn như các nguyên lí, học thuyết của pháp luật hoặc có thể là các tư tưởng, giá trị pháp lý ghi nhận về quyền của con người,...
Xem thêm: giấy tờ tùy thân là gì
(iv) Trong ý thức pháp luật có tồn tại bộ phận tư tưởng khoa học về mặt pháp luật có thể vượt lên trước sự tồn tại xã hội. Đối với hệ tư tưởng pháp luật thì tri thức khoa học là yếu tố cơ bản bởi nó có tác dụng đem lại sự nhìn nhận một cách hoàn toàn khách quan đối với tồn tại xã hội. Trong một số điều kiện nhất định, tư tưởng khoa học được xem như có tính dẫn đường, đi trước đối với sự tồn tại xã hội. Điều này không chỉ đóng vai trò đơn thuần nhằm khẳng định sự độc lập mang tính tương đối của ý thức pháp luật so với sự tồn tại xã hội mà nó là tiền đề cho sự tư tưởng - pháp lý trực tiếp góp phần phục vụ cho quá trình tiến hành điều chỉnh pháp luật và công cuộc cải tạo xã hội dựa trên những điều kiện thực tế.
(v) Ý thức pháp luật có quan hệ và sự tác động qua lại đối với các hình thái ý thức xã hội khác cũng như các hiện tượng khác của thượng tầng pháp lý.Ta có thể thấy sự tác động của ý thức pháp luật với ý thức chính trị, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo... luôn được thể hiện ở sự đan xen và tương hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình tồn tại và vận động. Điều này sẽ được xem như là sự tác động mang tính tích cực nếu có sự phù hợp giữa ý thức pháp luật với các loại hình ý thức đó và ngược lại, trường hợp các phạm trù ý thức đó thiếu đi sự tương đồng cần thiết thì đây sẽ chính là nhân tố gây cản trở lẫn nhau.
Có thể nói rằng, giữa ý thức chính trị và ý thức pháp luật không chỉ cùng xuất hiện, đồng hành và cùng tồn tại trong một môi trường xã hội có giai cấp mà giữa chúng còn có sự gắn bó mật thiết, tương tác với nhau. Dựa trên thực tiễn nhận thức cũng đã từng có quan niệm sai lầm dẫn đến sự mặc nhiên nhất thể hóa hai hiện tượng ý thức này, xem ý thức pháp lý là một phần của ý thức chính trị và giáo dục chính trị đồng nghĩa với giáo dục pháp luật. Ý thức pháp luật và ý thức chính trị đều coi trọng và sử dụng công cụ pháp luật để thể hiện được các yêu cầu và nội dung của mình trong đời sống thực tiễn, đời sống chính trị - pháp lý. Nếu như ở ý thức chính trị là quan niệm, học thuyết, các quan điểm về chính trị của giai cấp cầm quyền mang vai trò định hướng cho ý thức pháp luật trong việc xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật thì ý thức pháp luật sẽ đóng vai trò làm sâu sắc hơn trong việc chuyển tải thông điệp và thể hiện các nội dung phạm trù của ý thức chính trị thông qua chế định pháp luật.
Ý thức đạo đức là một loại hình thức đã xuất hiện sớm nhất cùng với xã hội con người. Có thể hiểu đây là những phạm trù, nguyên lý cho việc hình thành nên một hệ thống mang tính chuẩn mực đạo đức đã được lưu truyền và phổ biến trong việc quản lý xã hội. Ý thức pháp luật xuất hiện muộn hơn nhưng có quan hệ mật thiết, chặt chẽ đối với ý thức đạo đức bởi cả hai phạm trù ý thức này đều mang trong mình vai trò tiền đề để nhận thức cho việc hình thành các công cụ quản lý xã hội thiết yếu là đạo đức và pháp luật. Dựa trên thực tế thì sự hài hòa và tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa đạo đức và pháp luật chỉ có thể được đặt ra dựa trên nền tảng của sự thống nhất tương đối giữa ý thức đạo đức và ý thức pháp luật.
Dựa trên thực tiễn lịch sử đã cho thấy các quan niệm về tôn giáo bắt đầu xuất hiện từ thời kì xã hội nguyên thủy. Đây là những ý thức sơ khai về niềm tin có một sự che chở của thần linh đối với con người. Với sự phát triển hiện nay, ý thức tôn giáo cũng đã có những sự thay đổi ít nhiều về mặt khuynh hướng và nội dung nhưng nhìn chung xét về bản chất nõ phục thiện, vị nhân. Giữa ý thức pháp luật và ý thức tôn giáo đều hướng tới một sự hoàn thiện nhân cách của con người, điều chỉnh những hành vi của con người và đều thể hiện nội dung, ý chí của mình bằng hệ thống quy tắc, những chuẩn mực dựa trên thực tế. Vì vậy nếu ý thức pháp luật chính là nền tảng cho hệ thống pháp luật thực định thì ý thức tôn giáo sẽ chính là nền tảng cho quy tắc của các tôn giáo.
Sự tác động qua lại giữa ý thức pháp luật đối với các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng pháp lý như nhà nước, pháp luật luôn là sự tương tác cơ bản và mang ý nghĩa quan trọng nhất. Ý thức pháp luật thực hiện chi phối trực tiếp trong việc hình thành hệ thống cơ quan nhà nước và quá trình thực thi quyền lực nhà nước. Ý thức pháp luật chính là nhân tố tiền đề cho việc xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật.
Nội dung liên quan: nhà nước có mấy đặc trưng
 
×
Quay lại
Top Bottom