Sản xuất là quá trình hiện thực hóa kết quả của các chiến dịch kinh doanh và marketing. Liệu rằng giai đoạn sản xuất – cấu thành sản phẩm đã đặt dấu chấm kết, khép kín một chu trình kinh doanh?
Nếu câu trả lời là một sự đồng tình thì bài viết dưới đây của HRchannels sẽ làm thay đổi ý kiến của bạn. Bạn có biết trong doanh nghiệp có một người cha tận tụy mang tên CPO nuôi dưỡng sản phẩm từ khi còn thai nghén, đỡ đầu “đứa con tinh thần” này từ như những ngày chập chững bước ra thị trường và lo toan liệu rằng chúng có được người tiêu dùng đón nhận?
Để tìm hiểu chi tiết về vị trí CPO là gì và vai trò trọng yếu của CPO của doanh nghiệp, bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của HRchannels nhé.
1. Vị trí CPO là gì?
CPO là viết tắt của cụm từ Chief Product Officer, chỉ chức danh Giám đốc sản xuất hay Quản đốc sản xuất trong doanh nghiệp.
Có thể nói, Chief Product Officer nằm trong đội ngũ các C – suit của tổ chức, là người cầm trịch tất cả các vấn đề liên quan đến sản phẩm và toàn bộ các công đoạn trong quy trình sản xuất sản phẩm đó.
2. Vai trò của CPO là gì trong doanh nghiệp?
Dưới đây là 5 vai trò chính của C-P-O trong doanh nghiệp mà HRchannels muốn cung cấp cho bạn đọc:
Giám sát tiến độ và chất lượng
Tiến độ đi kèm với chất lượng là 2 điều kiện tiên quyết để CPO “lấy lòng” khách hàng của mình. Đó là cái đích mà bất cứ ông chủ nào cũng như đội ngũ người làm quản trị doanh nghiệp mong muốn.
Câu chuyện tiến độ và chất lượng sẽ khó thành nếu như không có những tiêu chí đánh giá chặt chẽ mang tên KPI của người làm quản lý. Từ việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới đến câu chuyện nguyên vật liệu “ngon – bổ - rẻ” cũng đều chất chồng lên đôi vai của Giám đốc sản xuất. CPO là người hiểu rõ tiến độ và chất lượng là kết quả cuối cùng của sự chu toàn trong tất cả mọi công đoạn, nơi mà bất cứ một sai sót nào cũng không được xem nhẹ và bỏ qua.
Định hướng sự phát triển của tổ chức, cơ cấu sản xuất
Giám đốc sản xuất cần phối hợp với CMO (Giám đốc Marketing) và CCO (Giám đốc kinh doanh) để đề xuất và triển khai kế hoạch thu thập dữ liệu người dùng, xác định nhu cầu của các đối tượng khách hàng tiềm năng. Từ đó, Quản đốc sản xuất sẽ thống nhất kế hoạch sản xuất với Ban Giám đốc, trong đó CPO nhấn mạnh cơ cấu sản xuất, bảng giá nguyên vật liệu sẽ sử dụng, thiết kế hình thái và bao bì của sản phẩm.
Giám sát việc thực hiện nội quy và quy định về an toàn lao động của nhân viên phòng Sản xuất
Để các hoạt động được tiến hành tuần tự theo quy trình và hạn chế các sai sót về kỹ thuật và an toàn lao động, Chief Production Officer cần xây dựng và làm rõ các nội quy làm việc cũng như quy định về an toàn lao động trong tổ chức cho toàn thể nhân viên Phòng sản xuất. Điều này có nghĩa là CPO cũng tham gia vào việc thực hiện sứ mệnh của một doanh nghiệp là bảo hộ con người – nhân sự chủ chốt trong doanh nghiệp nhưng không quên đào tạo các thế hệ nhân viên “sống chân thành – làm kỷ luật”.
Đảm bảo sự gắn kết giữa nhân viên và tổ chức
Là người đứng đầu Phòng sản xuất, Giám đốc sản xuất cần đảm bảo sự phối hợp nhuần nhuyễn của nhân viên Phòng sản xuất với doanh nghiệp bởi hệ thống máy móc chỉ tốt khi được vận hành bởi những con người tốt, những nhân viên hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi của mình khi làm việc tại tổ chức.
Thật vậy, nếu không nắm rõ được mục tiêu của mục tiêu của doanh nghiệp cũng như không hiểu chính những sản phẩm mình đang sắp sửa kiến tạo ra có ý nghĩa như thế nào đối với khách hàng và chính bản thân doanh nghiệp thì những bàn tay ấy, những khối óc ấy sẽ như những gốc cây cạn khô. Nếu không được liên tục động viên và cổ vũ từ chính những người quản lý thì liệu động lực sáng tạo có được tái sinh hàng ngày?
Nói cách khác, một sản phẩm thân thiện nhất, có ích nhất đối với người dùng luôn được sản sinh ra từ quá trình đồng sáng tạo giữa – giám đốc sản xuất cùng toàn thể nhân viên trong tổ chức, trong đó có chính đóng góp từ chính những nhân viên từ Phòng sản xuất.
Duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng
Giống như những nhân viên kinh doanh, CPO cũng cần giữ mối liên hệ với khách hàng bởi sự tín nhiệm từ khách hàng sẽ mang đến những phản hồi tích cực về chất lượng sản phẩm. Như vậy, đâu phải cứ giao sản phẩm đến tay khách hàng là Chief Officer có thể “kê cao gối” ngủ ngon lành được đâu nhỉ?
Bạn biết không, bài toán về doanh số, thương hiệu của sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp được xây đắp nên từ những điều tưởng chừng như những hạt cát nhỏ giữa sa mạc mênh mông đó.
Trên đây là thông tin về vị trí CPO – Giám đốc sản xuất và vai trò quan trọng của vị trí trong việc vận hành doanh nghiệp. Hi vọng bài viết của HRchannels sẽ mang đến cho bạn đọc những hiểu biết hữu ích về người quản đốc cần mẫn chăm sóc các công đoạn trước, trong và sau khi “đứa con tinh thần” mang tên sản phẩm ra đời.
Nếu bạn đọc có bất cứ đề xuất hay câu hỏi nào cần HRchannels giải đáp, hãy tham gia vào phần bình luận phía dưới bài viết nhé.
HRchannels - Great Solution. Great People!
HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / tuyendung@hrchannels.com
Địa chỉ: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội
Nguồn ảnh: internet
Nếu câu trả lời là một sự đồng tình thì bài viết dưới đây của HRchannels sẽ làm thay đổi ý kiến của bạn. Bạn có biết trong doanh nghiệp có một người cha tận tụy mang tên CPO nuôi dưỡng sản phẩm từ khi còn thai nghén, đỡ đầu “đứa con tinh thần” này từ như những ngày chập chững bước ra thị trường và lo toan liệu rằng chúng có được người tiêu dùng đón nhận?
Để tìm hiểu chi tiết về vị trí CPO là gì và vai trò trọng yếu của CPO của doanh nghiệp, bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của HRchannels nhé.
1. Vị trí CPO là gì?
CPO là viết tắt của cụm từ Chief Product Officer, chỉ chức danh Giám đốc sản xuất hay Quản đốc sản xuất trong doanh nghiệp.
Có thể nói, Chief Product Officer nằm trong đội ngũ các C – suit của tổ chức, là người cầm trịch tất cả các vấn đề liên quan đến sản phẩm và toàn bộ các công đoạn trong quy trình sản xuất sản phẩm đó.
2. Vai trò của CPO là gì trong doanh nghiệp?
Dưới đây là 5 vai trò chính của C-P-O trong doanh nghiệp mà HRchannels muốn cung cấp cho bạn đọc:
Giám sát tiến độ và chất lượng
Tiến độ đi kèm với chất lượng là 2 điều kiện tiên quyết để CPO “lấy lòng” khách hàng của mình. Đó là cái đích mà bất cứ ông chủ nào cũng như đội ngũ người làm quản trị doanh nghiệp mong muốn.
Câu chuyện tiến độ và chất lượng sẽ khó thành nếu như không có những tiêu chí đánh giá chặt chẽ mang tên KPI của người làm quản lý. Từ việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới đến câu chuyện nguyên vật liệu “ngon – bổ - rẻ” cũng đều chất chồng lên đôi vai của Giám đốc sản xuất. CPO là người hiểu rõ tiến độ và chất lượng là kết quả cuối cùng của sự chu toàn trong tất cả mọi công đoạn, nơi mà bất cứ một sai sót nào cũng không được xem nhẹ và bỏ qua.
Định hướng sự phát triển của tổ chức, cơ cấu sản xuất
Giám đốc sản xuất cần phối hợp với CMO (Giám đốc Marketing) và CCO (Giám đốc kinh doanh) để đề xuất và triển khai kế hoạch thu thập dữ liệu người dùng, xác định nhu cầu của các đối tượng khách hàng tiềm năng. Từ đó, Quản đốc sản xuất sẽ thống nhất kế hoạch sản xuất với Ban Giám đốc, trong đó CPO nhấn mạnh cơ cấu sản xuất, bảng giá nguyên vật liệu sẽ sử dụng, thiết kế hình thái và bao bì của sản phẩm.
Giám sát việc thực hiện nội quy và quy định về an toàn lao động của nhân viên phòng Sản xuất
Để các hoạt động được tiến hành tuần tự theo quy trình và hạn chế các sai sót về kỹ thuật và an toàn lao động, Chief Production Officer cần xây dựng và làm rõ các nội quy làm việc cũng như quy định về an toàn lao động trong tổ chức cho toàn thể nhân viên Phòng sản xuất. Điều này có nghĩa là CPO cũng tham gia vào việc thực hiện sứ mệnh của một doanh nghiệp là bảo hộ con người – nhân sự chủ chốt trong doanh nghiệp nhưng không quên đào tạo các thế hệ nhân viên “sống chân thành – làm kỷ luật”.
Đảm bảo sự gắn kết giữa nhân viên và tổ chức
Là người đứng đầu Phòng sản xuất, Giám đốc sản xuất cần đảm bảo sự phối hợp nhuần nhuyễn của nhân viên Phòng sản xuất với doanh nghiệp bởi hệ thống máy móc chỉ tốt khi được vận hành bởi những con người tốt, những nhân viên hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi của mình khi làm việc tại tổ chức.
Thật vậy, nếu không nắm rõ được mục tiêu của mục tiêu của doanh nghiệp cũng như không hiểu chính những sản phẩm mình đang sắp sửa kiến tạo ra có ý nghĩa như thế nào đối với khách hàng và chính bản thân doanh nghiệp thì những bàn tay ấy, những khối óc ấy sẽ như những gốc cây cạn khô. Nếu không được liên tục động viên và cổ vũ từ chính những người quản lý thì liệu động lực sáng tạo có được tái sinh hàng ngày?
Nói cách khác, một sản phẩm thân thiện nhất, có ích nhất đối với người dùng luôn được sản sinh ra từ quá trình đồng sáng tạo giữa – giám đốc sản xuất cùng toàn thể nhân viên trong tổ chức, trong đó có chính đóng góp từ chính những nhân viên từ Phòng sản xuất.
Duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng
Giống như những nhân viên kinh doanh, CPO cũng cần giữ mối liên hệ với khách hàng bởi sự tín nhiệm từ khách hàng sẽ mang đến những phản hồi tích cực về chất lượng sản phẩm. Như vậy, đâu phải cứ giao sản phẩm đến tay khách hàng là Chief Officer có thể “kê cao gối” ngủ ngon lành được đâu nhỉ?
Bạn biết không, bài toán về doanh số, thương hiệu của sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp được xây đắp nên từ những điều tưởng chừng như những hạt cát nhỏ giữa sa mạc mênh mông đó.
Trên đây là thông tin về vị trí CPO – Giám đốc sản xuất và vai trò quan trọng của vị trí trong việc vận hành doanh nghiệp. Hi vọng bài viết của HRchannels sẽ mang đến cho bạn đọc những hiểu biết hữu ích về người quản đốc cần mẫn chăm sóc các công đoạn trước, trong và sau khi “đứa con tinh thần” mang tên sản phẩm ra đời.
Nếu bạn đọc có bất cứ đề xuất hay câu hỏi nào cần HRchannels giải đáp, hãy tham gia vào phần bình luận phía dưới bài viết nhé.
HRchannels - Great Solution. Great People!
HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / tuyendung@hrchannels.com
Địa chỉ: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội
Nguồn ảnh: internet