thaichau232
Thành viên
- Tham gia
- 5/3/2016
- Bài viết
- 0
Hiệp định có 30 chương điều chỉnh thương mại và các vấn đề liên quan, tài chính, đầu tư và cả chống tham nhũng...
Bộ Công Thương vừa công bố tóm tắt nội dung Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi 12 nước tham gia đàm phán đã đạt được thỏa thuận cuối cùng vào chiều tối 5/10.
Theo đó, hiệp định TPP gồm có 30 chương điều chỉnh thương mại và các vấn đề liên quan tới thương mại.
Bắt đầu từ thương mại hàng hóa và tiếp tục với hải quan và thuận lợi hóa thương mại; vệ sinh kiểm dịch động thực vật; hàng rào kỹ thuật đối với thương mại; quy định về phòng vệ thương mại; đầu tư; dịch vụ; thương mại điện tử; sở hữu trí tuệ; lao động; môi trường…
Bộ Công Thương cho biết, có 5 đặc điểm chính làm TPP trở thành một hiệp định mang tính bước ngoặc của thế kỷ 21, tạo ra một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn, bao gồm: tiếp cận thị trường một cách toàn diện; tiếp cận mang tính khu vực trong việc đưa ra các cam kết; giải quyết các thách thức mới đối với thương mại; bao hàm toàn bộ các yếu tố liên quan đến thương mại và là nền tảng cho hội nhập khu vực.
Về thương mại hàng hóa
Các bên tham gia TPP nhất trí xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa công nghiệp và xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan cũng như các chính sách mang tính hạn chế khác đối với hàng hóa nông nghiệp.
Việc xóa bỏ phần lớn thuế quan đối với hàng công nghiệp sẽ được thực hiện ngay lập tức mặc dù thuế quan đối với một số mặt hàng sẽ được xóa bỏ với lộ trình dài hơn do các bên thống nhất.
Việc cắt giảm thuế cụ thể do các bên thống nhất được quy định tại lộ trình cam kết bao gồm tất cả hàng hóa và được đính kèm theo lời văn của hiệp định.
Đối với hàng nông nghiệp, các bên sẽ xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và các chính sách mang tính hạn chế khác để gia tăng thương mại hàng nông nghiệp trong khu vực, cải cách về mặt chính sách, bao gồm cả việc thông qua xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp.
Các bên tham gia TPP đưa ra các quy định hạn chế việc cấp vốn ưu đãi từ chính phủ hoặc các chính sách khác gây bóp méo thương mại nông sản.
Về dệt may
Các bên tham gia TPP nhất trí xóa bỏ thuế quan đối với hàng dệt may - ngành công nghiệp. Hầu hết thuế quan sẽ được xóa bỏ ngay lập tức, mặt dù thuế quan đối với một số mặt hàng nhạy cảm sẽ được xóa bỏ với lộ trình dài hơn do các bên thống nhất.
Chương dệt may cũng bao gồm các quy tắc xuất xứ cụ thể yêu cầu việc sử dụng sợi và vải từ khu vực TPP.
Điều này sẽ thúc đẩy việc thiết lập các chuỗi cung ứng và đầu tư khu vực trong lĩnh vực này, cùng với cơ chế “nguồn cung thiếu hụt” cho phép việc sử dụng một số loại sợi và vải nhất định không có sẵn trong khu vực.
Chương này còn đề cập đến các cam kết về hợp tác và thực thi hải quan nhằm ngăn chặn việc trốn thuế, buôn lậu và gian lận cũng như cơ chế tự vệ đặc biệt đối với dệt may để đối phó với thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ bị thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước trong trường hợp có sự gia tăng đột biến về nhập khẩu.
Về quy tắc xuất xứ
Về nguyên tắc xuất xứ, 12 nước thành viên TPP đã thống nhất về một bộ quy tắc xuất xứ chung để xác định một hàng hóa cụ thể “có xuất xứ” và do vậy được hưởng thuế quan ưu đãi trong TPP. Các nhà nhập khẩu sẽ có thể yêu cầu được hưởng ưu đãi về xuất xứ với điều kiện họ có các chứng từ chứng minh.
Các bên cũng nhất trí không sử dụng các yêu cầu về thực hiện như là điều kiện để một số nước áp đặt cho các doanh nghiệp để được hưởng các lợi ích về thuế quan.
Ngoài ra, các bên nhất trí không áp dụng các hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu và các loại thuế không phù hợp với WTO, bao gồm cả đối với hàng tân trang - việc này được cho là sẽ thúc đẩy việc tái chế tất cả các bộ phận để chuyển thành các sản phẩm mới.
Nếu các bên TPP duy trì yêu cầu cấp phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu thì phải thông báo cho các bên kia về những quy trình không nhằm mục đích làm chậm sự lưu thông thương mại.
Đối với các biện pháp vệ sinh, kiểm dịch động thực vật (SPS), các nước TPP nhất trí cho phép công chúng được đóng góp ý kiến vào các dự thảo quy định SPS trong quá trình đưa ra quyết định và ban hành chính sách cũng như để bảo đảm rằng doanh nghiệp hiểu rõ các quy định mà họ sẽ phải tuân thủ.
Việc kiểm tra hàng hóa đáp ứng các quy định SPS được dựa trên các rủi ro tiềm tàng trên thực tế có gắn với việc nhập khẩu và thông báo cho nhà nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong vòng bảy ngày nếu hàng hóa bị cấm nhập khẩu vì lý do liên quan đến SPS.
Đối với hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT), các thành viên TPP đã nhất trí về các nguyên tắc minh bạch và không phân biệt đối xử khi xây dựng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp.
Để cắt giảm chi phí cho các doanh nghiệp TPP, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, các thành viên TPP nhất trí các quy định giúp xóa bỏ các quy trình kiểm tra và chứng nhận trùng lắp đối với các sản phẩm, thiết lập quy trình dễ dàng hơn giúp các công ty tiếp cận thị trường các nước TPP.
Ngoài ra, hiệp định TPP bao gồm các phụ lục liên quan tới các quy định về các lĩnh vực cụ thể nhằm thúc đẩy các cách tiếp cận chung về chính sách trong khu vực TPP.
Các lĩnh vực này bao gồm mỹ phẩm, thiết bị y tế, dược phẩm, các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông, rượu và đồ uống có cồn, thực phẩm và các chất gây nghiện và các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
Chương phòng vệ thương mại trong hiệp định TPP cho phép một thành viên thực hiện một biện pháp tự vệ tạm thời trong một khoảng thời gian cụ thể nếu việc nhập khẩu tăng đột biến do kết quả của việc cắt giảm thuế được thực hiện theo hiệp định TPP đủ để gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước.
Các biện pháp này có thể được duy trì lên tới 2 năm, với việc gia hạn 1 năm, nhưng phải được tự do hóa dần dần nếu các biện pháp này đã kéo dài hơn một năm.
Đối với đầu tư, các thành viên chấp nhận các nghĩa vụ dựa trên cơ sở “một danh mục chọn bỏ”, nghĩa là thị trường các nước là mở hoàn tòan đối với các nhà đầu tư nước ngoài, trừ khi các thành viên đưa ra một ngoại lệ (biện pháp bảo lưu không tương thích) trong một trong hai phụ lục cụ thể của quốc gia đó đính kèm hiệp định TPP: các biện pháp hiện hành trong đó một quốc gia chấp nhận nghĩa vụ không đưa ra các biện pháp hạn chế hơn trong tương lai và ràng buộc bất kỳ sự tự do hóa nào trong tương lai, và các biện pháp và chính sách mà theo đó một quốc gia duy trì quyền tự do làm theo ý mình một cách đầy đủ trong tương lai.
Đối với mua sắm chính phủ, các thành viên sẽ chỉ duyệt hợp đồng dựa trên những tiêu chí đánh giá đã mô tả trong các thông báo và hồ sơ dự thầu, sẽ xây dựng các quy trình hợp lý để chất vấn hoặc xem xét các khiếu nại đối với một phê duyệt nào đó. Mỗi thành viên sẽ đưa ra một danh sách chọn cho các đơn vị mà thành viên đó sẽ xây dựng, được liệt kê tại phụ lục gắn liền với Hiệp định TPP.
Tải về toàn văn nội dung hiệp định TPP tại: https://miphabros.com/vi/tin-tuc/noi-dung-hiep-dinh-tpp
Bộ Công Thương vừa công bố tóm tắt nội dung Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi 12 nước tham gia đàm phán đã đạt được thỏa thuận cuối cùng vào chiều tối 5/10.
Theo đó, hiệp định TPP gồm có 30 chương điều chỉnh thương mại và các vấn đề liên quan tới thương mại.
Bắt đầu từ thương mại hàng hóa và tiếp tục với hải quan và thuận lợi hóa thương mại; vệ sinh kiểm dịch động thực vật; hàng rào kỹ thuật đối với thương mại; quy định về phòng vệ thương mại; đầu tư; dịch vụ; thương mại điện tử; sở hữu trí tuệ; lao động; môi trường…
Bộ Công Thương cho biết, có 5 đặc điểm chính làm TPP trở thành một hiệp định mang tính bước ngoặc của thế kỷ 21, tạo ra một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn, bao gồm: tiếp cận thị trường một cách toàn diện; tiếp cận mang tính khu vực trong việc đưa ra các cam kết; giải quyết các thách thức mới đối với thương mại; bao hàm toàn bộ các yếu tố liên quan đến thương mại và là nền tảng cho hội nhập khu vực.
Về thương mại hàng hóa
Các bên tham gia TPP nhất trí xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa công nghiệp và xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan cũng như các chính sách mang tính hạn chế khác đối với hàng hóa nông nghiệp.
Việc xóa bỏ phần lớn thuế quan đối với hàng công nghiệp sẽ được thực hiện ngay lập tức mặc dù thuế quan đối với một số mặt hàng sẽ được xóa bỏ với lộ trình dài hơn do các bên thống nhất.
Việc cắt giảm thuế cụ thể do các bên thống nhất được quy định tại lộ trình cam kết bao gồm tất cả hàng hóa và được đính kèm theo lời văn của hiệp định.
Đối với hàng nông nghiệp, các bên sẽ xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và các chính sách mang tính hạn chế khác để gia tăng thương mại hàng nông nghiệp trong khu vực, cải cách về mặt chính sách, bao gồm cả việc thông qua xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp.
Các bên tham gia TPP đưa ra các quy định hạn chế việc cấp vốn ưu đãi từ chính phủ hoặc các chính sách khác gây bóp méo thương mại nông sản.
Về dệt may
Các bên tham gia TPP nhất trí xóa bỏ thuế quan đối với hàng dệt may - ngành công nghiệp. Hầu hết thuế quan sẽ được xóa bỏ ngay lập tức, mặt dù thuế quan đối với một số mặt hàng nhạy cảm sẽ được xóa bỏ với lộ trình dài hơn do các bên thống nhất.
Chương dệt may cũng bao gồm các quy tắc xuất xứ cụ thể yêu cầu việc sử dụng sợi và vải từ khu vực TPP.
Điều này sẽ thúc đẩy việc thiết lập các chuỗi cung ứng và đầu tư khu vực trong lĩnh vực này, cùng với cơ chế “nguồn cung thiếu hụt” cho phép việc sử dụng một số loại sợi và vải nhất định không có sẵn trong khu vực.
Chương này còn đề cập đến các cam kết về hợp tác và thực thi hải quan nhằm ngăn chặn việc trốn thuế, buôn lậu và gian lận cũng như cơ chế tự vệ đặc biệt đối với dệt may để đối phó với thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ bị thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước trong trường hợp có sự gia tăng đột biến về nhập khẩu.
Về quy tắc xuất xứ
Về nguyên tắc xuất xứ, 12 nước thành viên TPP đã thống nhất về một bộ quy tắc xuất xứ chung để xác định một hàng hóa cụ thể “có xuất xứ” và do vậy được hưởng thuế quan ưu đãi trong TPP. Các nhà nhập khẩu sẽ có thể yêu cầu được hưởng ưu đãi về xuất xứ với điều kiện họ có các chứng từ chứng minh.
Các bên cũng nhất trí không sử dụng các yêu cầu về thực hiện như là điều kiện để một số nước áp đặt cho các doanh nghiệp để được hưởng các lợi ích về thuế quan.
Ngoài ra, các bên nhất trí không áp dụng các hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu và các loại thuế không phù hợp với WTO, bao gồm cả đối với hàng tân trang - việc này được cho là sẽ thúc đẩy việc tái chế tất cả các bộ phận để chuyển thành các sản phẩm mới.
Nếu các bên TPP duy trì yêu cầu cấp phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu thì phải thông báo cho các bên kia về những quy trình không nhằm mục đích làm chậm sự lưu thông thương mại.
Đối với các biện pháp vệ sinh, kiểm dịch động thực vật (SPS), các nước TPP nhất trí cho phép công chúng được đóng góp ý kiến vào các dự thảo quy định SPS trong quá trình đưa ra quyết định và ban hành chính sách cũng như để bảo đảm rằng doanh nghiệp hiểu rõ các quy định mà họ sẽ phải tuân thủ.
Việc kiểm tra hàng hóa đáp ứng các quy định SPS được dựa trên các rủi ro tiềm tàng trên thực tế có gắn với việc nhập khẩu và thông báo cho nhà nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong vòng bảy ngày nếu hàng hóa bị cấm nhập khẩu vì lý do liên quan đến SPS.
Đối với hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT), các thành viên TPP đã nhất trí về các nguyên tắc minh bạch và không phân biệt đối xử khi xây dựng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp.
Để cắt giảm chi phí cho các doanh nghiệp TPP, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, các thành viên TPP nhất trí các quy định giúp xóa bỏ các quy trình kiểm tra và chứng nhận trùng lắp đối với các sản phẩm, thiết lập quy trình dễ dàng hơn giúp các công ty tiếp cận thị trường các nước TPP.
Ngoài ra, hiệp định TPP bao gồm các phụ lục liên quan tới các quy định về các lĩnh vực cụ thể nhằm thúc đẩy các cách tiếp cận chung về chính sách trong khu vực TPP.
Các lĩnh vực này bao gồm mỹ phẩm, thiết bị y tế, dược phẩm, các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông, rượu và đồ uống có cồn, thực phẩm và các chất gây nghiện và các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
Chương phòng vệ thương mại trong hiệp định TPP cho phép một thành viên thực hiện một biện pháp tự vệ tạm thời trong một khoảng thời gian cụ thể nếu việc nhập khẩu tăng đột biến do kết quả của việc cắt giảm thuế được thực hiện theo hiệp định TPP đủ để gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước.
Các biện pháp này có thể được duy trì lên tới 2 năm, với việc gia hạn 1 năm, nhưng phải được tự do hóa dần dần nếu các biện pháp này đã kéo dài hơn một năm.
Đối với đầu tư, các thành viên chấp nhận các nghĩa vụ dựa trên cơ sở “một danh mục chọn bỏ”, nghĩa là thị trường các nước là mở hoàn tòan đối với các nhà đầu tư nước ngoài, trừ khi các thành viên đưa ra một ngoại lệ (biện pháp bảo lưu không tương thích) trong một trong hai phụ lục cụ thể của quốc gia đó đính kèm hiệp định TPP: các biện pháp hiện hành trong đó một quốc gia chấp nhận nghĩa vụ không đưa ra các biện pháp hạn chế hơn trong tương lai và ràng buộc bất kỳ sự tự do hóa nào trong tương lai, và các biện pháp và chính sách mà theo đó một quốc gia duy trì quyền tự do làm theo ý mình một cách đầy đủ trong tương lai.
Đối với mua sắm chính phủ, các thành viên sẽ chỉ duyệt hợp đồng dựa trên những tiêu chí đánh giá đã mô tả trong các thông báo và hồ sơ dự thầu, sẽ xây dựng các quy trình hợp lý để chất vấn hoặc xem xét các khiếu nại đối với một phê duyệt nào đó. Mỗi thành viên sẽ đưa ra một danh sách chọn cho các đơn vị mà thành viên đó sẽ xây dựng, được liệt kê tại phụ lục gắn liền với Hiệp định TPP.
Tải về toàn văn nội dung hiệp định TPP tại: https://miphabros.com/vi/tin-tuc/noi-dung-hiep-dinh-tpp