- Tham gia
- 2/1/2011
- Bài viết
- 1.024
Hiện tượng bùn phun trào tại Ninh Thuận: Không liên quan đến động đất
Như Thanh Niên đã đưa tin, khoảng 2 tháng nay, tại thôn Suối Đá, xã Lợi Hải, H.Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, xảy ra hiện tượng đất bùn phun trào tự nhiên. Sáng qua 17.3, PV Thanh Niên đã có mặt tại đây và ghi nhận.
Khu vực có các điểm bùn phun trào nằm tiếp giáp hai thôn Suối Vàng và B’râu của xã Lợi Hải, cách TP Phan Rang - Tháp Chàm gần 30 km về phía bắc. Bà Mấu Thị Lành, một người sống gần 50 năm tại đây, cho biết: “Trước đây rất nhiều năm, ngay tại đây cũng xuất hiện những điểm bùn phun giống như vậy, nhưng sau đó thì biến mất. Từ sau Tết Tân Mão, các điểm phun này lại xuất hiện, nhưng lần này thì nhiều điểm phun hơn và phun đất bùn lên nhanh hơn. Từ khi xuất hiện các điểm phun trào này, người dân đã bỏ hoang đất, không dám sản xuất vì sợ nguy hiểm”.
Một số người dân địa phương cho hay: Lúc đầu chỉ có một điểm bùn phun, đó là một ụ nhỏ nhưng sau đó lớn dần. Cách đây gần 2 tháng thì xuất hiện thêm các điểm phun mới. Hiện đã có 5 điểm bùn phun trào, phân bố trên các thửa ruộng nằm sát nhau. Từ khi có hiện tượng bùn phun trào, không có chuyện gì bất thường xảy ra ở địa phương. Các thửa ruộng không có bùn phun vẫn trồng mía và lúa bình thường.
Theo ghi nhận của chúng tôi, các điểm bùn phun trào phân bố theo hình vòng cung. Trong đó, có 2 điểm nằm sát nhau và cách nhau chừng 40 cm, 3 điểm còn lại có khoảng cách khá đều nhau chừng 20-30 m. Các miệng phun có đường kính từ 20-40 cm. Tại điểm phun lớn nhất, bùn phun lên khỏi mặt đất đường kính khoảng 2m, tạo thành ụ cao chừng 50 cm, giống như ụ mối. Xung quanh các điểm phun đều có hiện tượng đất mềm, sụt lún, nền đất yếu. Chúng tôi thử dùng cây dài hơn 3m thọc xuống tất cả các điểm phun đều không tới đáy. Bốc một nắm bùn lên quan sát, bùn có màu xám tro lẫn cát nhão sệt, có màu khác biệt hoàn toàn với đất ruộng xung quanh và không có mùi gì đặc biệt, nhiệt độ đất bùn cũng bình thường. Số đất bùn phun lên sau một thời gian thì đông lại nhưng không khô cứng.
Ông Võ Chi, Phó chủ tịch UBND H.Thuận Bắc, cho biết: Ngay sau khi nhận được thông tin về hiện tượng bùn phun trào, lãnh đạo huyện đã cho khoanh vùng và cắm biển cảnh báo tại tất cả điểm phun; đồng thời làm báo cáo nhanh lên UBND tỉnh Ninh Thuận, Sở KH-CN, Sở TN-MT, đề nghị khẩn trương làm các bước cần thiết để xác định đây là hiện tượng gì. Qua theo dõi, chưa phát hiện dấu hiệu bất thường nào xảy ra đối với cuộc sống người dân quanh vùng.
Ông Võ Chi còn cho biết đã có nhiều đối tác đề nghị được đầu tư và tổ chức khai thác làm du lịch tại nơi có bùn phun trào, vì theo họ đây có thể là bùn khoáng. Tuy nhiên, lãnh đạo huyện chưa dám quyết định và đang chờ kết luận của UBND tỉnh cùng các cơ quan chức năng, sau đó sẽ có hướng giải quyết cụ thể.
Được biết, các cơ quan chức năng của tỉnh Ninh Thuận đã có văn bản xin ý kiến Bộ TN-MT về hiện tượng bùn phun trào nêu trên.
Ông Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) cho biết, cần phải theo dõi sát diễn biến tiếp theo của hiện tượng bùn sủi và có những phân tích sâu mới có thể đưa ra kết luận chính xác về nguyên nhân của hiện tượng này. Tuy nhiên, ông Minh cho rằng, bùn phun lên không có mùi đặc biệt và nhiệt độ bình thường thì không quá nguy hiểm. “Nhiệt độ của bùn không cao chứng tỏ đây chỉ hoạt động trên bề mặt, không phải là điểm báo trước của động đất”, ông Minh nói.
PGS-TS Lê Hồng Phương, Phó giám đốc trung tâm, cũng nhận định đây là một hiện tượng bất thường và không liên quan đến động đất. “Hiện tượng đất đá trong lòng đất mất hẳn độ rắn trong một thời gian nhất định, biến thành chất lỏng trào lên mặt đất còn gọi là hiện tượng hóa lỏng nền chỉ xảy ra sau khi có động đất mạnh. Tuy nhiên, thời gian qua, chúng tôi chưa ghi nhận một trận động đất nào tại Ninh Thuận. Nên có thể loại trừ khả năng bùn phun lên từ lòng đất tại Ninh Thuận liên quan đến động đất”, ông Phương giải thích.
Ông Phương cũng cho rằng, hiện chưa đủ cơ sở để đưa ra kết luận về nguyên nhân bùn trào lên lòng đất. Tuy nhiên, hiện tượng này, theo suy đoán của ông, có thể liên quan đến hoạt động núi lửa nhẹ hoặc do các biến động trong lòng đất gây sụt lún địa tầng chất lỏng và bùn nhão theo các rãnh ngách tuôn lên mặt đất. “Tôi cho rằng, bùn phun lên từ lòng đất không quá nghiêm trọng, không đến mức gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Tuy nhiên, hiện không nên sản xuất và sinh hoạt trên khu vực 2.000m2 có bùn nhão trào lên này. Nên rào lại và tiếp tục theo dõi, truy tìm nguyên nhân”, ông Phương khuyến cáo.
Như Thanh Niên đã đưa tin, khoảng 2 tháng nay, tại thôn Suối Đá, xã Lợi Hải, H.Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, xảy ra hiện tượng đất bùn phun trào tự nhiên. Sáng qua 17.3, PV Thanh Niên đã có mặt tại đây và ghi nhận.
Khu vực có các điểm bùn phun trào nằm tiếp giáp hai thôn Suối Vàng và B’râu của xã Lợi Hải, cách TP Phan Rang - Tháp Chàm gần 30 km về phía bắc. Bà Mấu Thị Lành, một người sống gần 50 năm tại đây, cho biết: “Trước đây rất nhiều năm, ngay tại đây cũng xuất hiện những điểm bùn phun giống như vậy, nhưng sau đó thì biến mất. Từ sau Tết Tân Mão, các điểm phun này lại xuất hiện, nhưng lần này thì nhiều điểm phun hơn và phun đất bùn lên nhanh hơn. Từ khi xuất hiện các điểm phun trào này, người dân đã bỏ hoang đất, không dám sản xuất vì sợ nguy hiểm”.
Một số người dân địa phương cho hay: Lúc đầu chỉ có một điểm bùn phun, đó là một ụ nhỏ nhưng sau đó lớn dần. Cách đây gần 2 tháng thì xuất hiện thêm các điểm phun mới. Hiện đã có 5 điểm bùn phun trào, phân bố trên các thửa ruộng nằm sát nhau. Từ khi có hiện tượng bùn phun trào, không có chuyện gì bất thường xảy ra ở địa phương. Các thửa ruộng không có bùn phun vẫn trồng mía và lúa bình thường.
Theo ghi nhận của chúng tôi, các điểm bùn phun trào phân bố theo hình vòng cung. Trong đó, có 2 điểm nằm sát nhau và cách nhau chừng 40 cm, 3 điểm còn lại có khoảng cách khá đều nhau chừng 20-30 m. Các miệng phun có đường kính từ 20-40 cm. Tại điểm phun lớn nhất, bùn phun lên khỏi mặt đất đường kính khoảng 2m, tạo thành ụ cao chừng 50 cm, giống như ụ mối. Xung quanh các điểm phun đều có hiện tượng đất mềm, sụt lún, nền đất yếu. Chúng tôi thử dùng cây dài hơn 3m thọc xuống tất cả các điểm phun đều không tới đáy. Bốc một nắm bùn lên quan sát, bùn có màu xám tro lẫn cát nhão sệt, có màu khác biệt hoàn toàn với đất ruộng xung quanh và không có mùi gì đặc biệt, nhiệt độ đất bùn cũng bình thường. Số đất bùn phun lên sau một thời gian thì đông lại nhưng không khô cứng.
Ông Võ Chi, Phó chủ tịch UBND H.Thuận Bắc, cho biết: Ngay sau khi nhận được thông tin về hiện tượng bùn phun trào, lãnh đạo huyện đã cho khoanh vùng và cắm biển cảnh báo tại tất cả điểm phun; đồng thời làm báo cáo nhanh lên UBND tỉnh Ninh Thuận, Sở KH-CN, Sở TN-MT, đề nghị khẩn trương làm các bước cần thiết để xác định đây là hiện tượng gì. Qua theo dõi, chưa phát hiện dấu hiệu bất thường nào xảy ra đối với cuộc sống người dân quanh vùng.
Ông Võ Chi còn cho biết đã có nhiều đối tác đề nghị được đầu tư và tổ chức khai thác làm du lịch tại nơi có bùn phun trào, vì theo họ đây có thể là bùn khoáng. Tuy nhiên, lãnh đạo huyện chưa dám quyết định và đang chờ kết luận của UBND tỉnh cùng các cơ quan chức năng, sau đó sẽ có hướng giải quyết cụ thể.
Được biết, các cơ quan chức năng của tỉnh Ninh Thuận đã có văn bản xin ý kiến Bộ TN-MT về hiện tượng bùn phun trào nêu trên.
Ông Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) cho biết, cần phải theo dõi sát diễn biến tiếp theo của hiện tượng bùn sủi và có những phân tích sâu mới có thể đưa ra kết luận chính xác về nguyên nhân của hiện tượng này. Tuy nhiên, ông Minh cho rằng, bùn phun lên không có mùi đặc biệt và nhiệt độ bình thường thì không quá nguy hiểm. “Nhiệt độ của bùn không cao chứng tỏ đây chỉ hoạt động trên bề mặt, không phải là điểm báo trước của động đất”, ông Minh nói.
PGS-TS Lê Hồng Phương, Phó giám đốc trung tâm, cũng nhận định đây là một hiện tượng bất thường và không liên quan đến động đất. “Hiện tượng đất đá trong lòng đất mất hẳn độ rắn trong một thời gian nhất định, biến thành chất lỏng trào lên mặt đất còn gọi là hiện tượng hóa lỏng nền chỉ xảy ra sau khi có động đất mạnh. Tuy nhiên, thời gian qua, chúng tôi chưa ghi nhận một trận động đất nào tại Ninh Thuận. Nên có thể loại trừ khả năng bùn phun lên từ lòng đất tại Ninh Thuận liên quan đến động đất”, ông Phương giải thích.
Ông Phương cũng cho rằng, hiện chưa đủ cơ sở để đưa ra kết luận về nguyên nhân bùn trào lên lòng đất. Tuy nhiên, hiện tượng này, theo suy đoán của ông, có thể liên quan đến hoạt động núi lửa nhẹ hoặc do các biến động trong lòng đất gây sụt lún địa tầng chất lỏng và bùn nhão theo các rãnh ngách tuôn lên mặt đất. “Tôi cho rằng, bùn phun lên từ lòng đất không quá nghiêm trọng, không đến mức gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Tuy nhiên, hiện không nên sản xuất và sinh hoạt trên khu vực 2.000m2 có bùn nhão trào lên này. Nên rào lại và tiếp tục theo dõi, truy tìm nguyên nhân”, ông Phương khuyến cáo.
Quang Duẩn
Lê Xuân