- Tham gia
- 4/6/2011
- Bài viết
- 1.570
Hoa Hibiscus hay còn gọi là dâm bụt giấm ấn tượng không chỉ bởi màu đỏ thắm tự nhiên của hoa mà còn bởi những ích lợi của màu hoa ấy mang lại cho sức khỏe con người.
Đặc trưng của Hibiscus
Hibiscus được biết đến với rất nhiều cái tên khác nhau như: atiso đỏ, bụt giấm, bụp giấm, cây rau chua, bụt chua, bụp chua, lá giấm, giền cá, giền chua, hoa vô thường, thậm chí còn có những nơi gọi là cây hoa hòe. Hibiscus trong từ điển tiếng Việt là “hoa dâm bụt”. Với nhiều tên gọi như vậy nhưng xuất sứ của loài hoa này lại không ở Việt Nam mà từ Bắc Phi và Trung Mỹ.
Hibiscus (Hibiscus sabdariffa L.) thuộc họ bông (Malvaceae), tên khác là cây giấm, bông bụt giấm, đay Nhật, là một cây bụi, cao 1 - 2m. Thân màu lục hoặc đỏ tía, phân cành ở gốc. Cành nhẵn hoặc hơi có lông. Lá mọc so le. Hoa to, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, màu vàng, ở giữa màu đỏ tía sẫm. Quả nang, hình trứng, nhọn đầu, có lông mịn, đài có hạt nhiều, màu đen.
Ở Việt Nam lấy giống cây Hibiscus từ Đức. Từ năm 1997, cây được thử nghiệm phủ đất trống đồi trọc cho kết quả tốt ở Hà Tây, Hòa Bình, Thái Nguyên rất thích hợp với đất đai cằn cỗi, ít mưa, nhiều nắng. Cây bụt giấm dễ trồng bằng hạt, thích hợp với điều kiện khí hậu nước ta, có thể trồng trong các vườn gia đình để lấy đài hoa làm nước uống và làm thuốc.
Bộ phận dùng làm thuốc của Hibiscus là hoa, thu hái vào mùa thu, lúc các lá đài còn mềm và căng mọng, không bị nhăn héo và có màu đỏ sẫm và chỉ thu hái trong vòng 15 - 20 ngày sau khi hoa nở, vì để lâu, dược liệu sẽ kém phẩm chất. Đài hoa Hibiscus có thể dùng tươi hoặc phơi khô thì bảo quản được lâu, đài khô sau khi ngâm nước lại trở về trạng thái tươi.
Loài hoa dược liệu quý
Với vị chua đặc trưng, hoa lá và đài quả Hibiscus có thể sử dụng để nấu canh chua hay ăn thay rau có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, ngoài ra còn làm mát gan, tăng tiết mật. Hibiscus chứa rất nhiều polysaccha-rid trong chất nhầy (có ở tất cả các bộ phận của cây đặc biệt là trong đài quả) theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới, HIB-3 có trong polysaccha-rid có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Polysaccha-rid còn có tác dụng làm giảm cholesterol máu, do đó ngăn ngừa và hạn chế sự béo phì do tích mỡ. Hai hợp chất flavonoid và cyanidin cũng có tỷ lệ cao trong thành phần cây có tính chống oxy hoá, bảo vệ thành mạch máu, giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch và ung thư. Các Vitamin C, A nhóm B, E.... cùng nhiều loại axit hữu cơ khác cũng đã được tìm thấy trong cây Hibiscus.
Một số nhà nghiên cứu đã xác định tính chống co thắt, hạ huyết áp, kháng khuẩn, hạn chế sự tạo sỏi ở đường tiết niệu, chống lão hoá, chống mệt mỏi... của Hibiscus. Trên khắp thế giới Hibiscus sabdariffa được xem như một loại cây dược liệu vô cùng quý giá.
Theo kinh nghiệm dân gian của Việt Nam, lá đài của hoa Hibiscus để tươi, rửa sạch, ép lấy nước, pha thêm đường và nước lọc để thành thứ đồ uống đặc biệt, có vị chua dịu, mùi thơm nhẹ sẽ phát huy tốt các tác dụng là làm mát, tiêu khát, giải nhiệt, lợi tiểu, thông mật, nhuận tràng, hạ huyết áp, sát khuẩn, kháng nấm, chống độc. Lá đài hoa Hibiscus phơi khô, h.ãm uống là thuốc giúp tiêu hóa chữa các bệnh gan, mật. Liều dùng hàng ngày 9 - 15g.
Ngày nay, nhiều nghiên cứu Hibiscus không chỉ ứng dụng trong y học mà cả trong ngành công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm. Người ta thường dùng đài hoa có vị chua làm gia vị thay giấm, chế nước giải khát, làm mứt, siro. Người ta có thể cho siro đó lên men. Lá dùng như chất thơm và cùng với đài hoa, quả để trị bệnh scorbut (bệnh thiếu vitamin C gây ra như viêm lợi, chảy máu chân răng, bầm tím, chậm lành vết thương…). Toàn cây có thể chế rượu vang có mầu đỏ đẹp, vị chát, chua dịu, giống dáng dấp của vang Bordeaux.
Cách làm trà hibiscus nấm linh chi giảm cân hiệu quả
Thành phần: 5g nấm linh chi khô, 6 tách nước sôi, 3 - 5 viên đường ăn kiêng (tùy khẩu vị); 1 - 2 muỗng canh mật ong và nước cốt của 1 trái cam, vỏ cam; 1 muỗng cà phê vani (hoặc sữa tách béo); 2 muỗng đài hoa khô Hibiscus; đá viên.
Cách làm: Cắt nấm linh chi thành những miếng nhỏ. Cho 6 cốc nước vào nồi đun sôi, sau đó cho nấm linh chi đã cắt nhỏ vào nồi tiếp tục đun nhỏ lửa trong khoảng 30 phút. Lọc lấy nước nấm linh chi bỏ bã, lúc này nước sẽ có vị đắng. Thêm đường, mật ong, vani, nước cốt cam và đài hoa khô Hibiscus vào nồi đun trong vòng 3 phút. Lọc bã, cho trà ra cốc có thể thêm đá và bạn có thể thưởng thức món trà thảo mộc Hibiscus nấm linh chi tuyệt ngon, đảm bảo cho sức khỏe và có thể giảm cân nhanh và hiệu quả.
Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tiến hành 7 năm qua cho thấy, ở Việt Nam, Hibiscus có thể được ứng dụng trong một số lĩnh vực:
- Đài quả (các sản phẩm chính của cây) có thể được chế biến thành nhiều loại thực phẩm như: trà nhúng, rượu vang, sirô, ômai, mứt....
- Lá, hoa, đài quả sử dụng để ăn sống, nấu canh chua, kho cá, giảm sốt, hạ nhiệt.
- Hạt dùng ép dầu ăn và chăn nuôi gia súc (thành phần dầu tương đương dầu chiết xuất từ hạt hướng dương) sản phẩm phụ sau khi ép dầu dùng làm phân bón cho cây trồng (năng suất hạt đạt 700 - 800kg/ha).
- Vỏ cây dai tương đương như đay, có thể dùng dệt bao tải, bện dây thừng.
- Thân cây làm bột giấy chất đốt (thu được 500 - 600kg/ha).
Đặc Sản Tây Nguyên
Hoài An - Làng Việt
Đặc trưng của Hibiscus
Hibiscus được biết đến với rất nhiều cái tên khác nhau như: atiso đỏ, bụt giấm, bụp giấm, cây rau chua, bụt chua, bụp chua, lá giấm, giền cá, giền chua, hoa vô thường, thậm chí còn có những nơi gọi là cây hoa hòe. Hibiscus trong từ điển tiếng Việt là “hoa dâm bụt”. Với nhiều tên gọi như vậy nhưng xuất sứ của loài hoa này lại không ở Việt Nam mà từ Bắc Phi và Trung Mỹ.
Hibiscus (Hibiscus sabdariffa L.) thuộc họ bông (Malvaceae), tên khác là cây giấm, bông bụt giấm, đay Nhật, là một cây bụi, cao 1 - 2m. Thân màu lục hoặc đỏ tía, phân cành ở gốc. Cành nhẵn hoặc hơi có lông. Lá mọc so le. Hoa to, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, màu vàng, ở giữa màu đỏ tía sẫm. Quả nang, hình trứng, nhọn đầu, có lông mịn, đài có hạt nhiều, màu đen.
Ở Việt Nam lấy giống cây Hibiscus từ Đức. Từ năm 1997, cây được thử nghiệm phủ đất trống đồi trọc cho kết quả tốt ở Hà Tây, Hòa Bình, Thái Nguyên rất thích hợp với đất đai cằn cỗi, ít mưa, nhiều nắng. Cây bụt giấm dễ trồng bằng hạt, thích hợp với điều kiện khí hậu nước ta, có thể trồng trong các vườn gia đình để lấy đài hoa làm nước uống và làm thuốc.
Bộ phận dùng làm thuốc của Hibiscus là hoa, thu hái vào mùa thu, lúc các lá đài còn mềm và căng mọng, không bị nhăn héo và có màu đỏ sẫm và chỉ thu hái trong vòng 15 - 20 ngày sau khi hoa nở, vì để lâu, dược liệu sẽ kém phẩm chất. Đài hoa Hibiscus có thể dùng tươi hoặc phơi khô thì bảo quản được lâu, đài khô sau khi ngâm nước lại trở về trạng thái tươi.
Loài hoa dược liệu quý
Với vị chua đặc trưng, hoa lá và đài quả Hibiscus có thể sử dụng để nấu canh chua hay ăn thay rau có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, ngoài ra còn làm mát gan, tăng tiết mật. Hibiscus chứa rất nhiều polysaccha-rid trong chất nhầy (có ở tất cả các bộ phận của cây đặc biệt là trong đài quả) theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới, HIB-3 có trong polysaccha-rid có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Polysaccha-rid còn có tác dụng làm giảm cholesterol máu, do đó ngăn ngừa và hạn chế sự béo phì do tích mỡ. Hai hợp chất flavonoid và cyanidin cũng có tỷ lệ cao trong thành phần cây có tính chống oxy hoá, bảo vệ thành mạch máu, giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch và ung thư. Các Vitamin C, A nhóm B, E.... cùng nhiều loại axit hữu cơ khác cũng đã được tìm thấy trong cây Hibiscus.
Một số nhà nghiên cứu đã xác định tính chống co thắt, hạ huyết áp, kháng khuẩn, hạn chế sự tạo sỏi ở đường tiết niệu, chống lão hoá, chống mệt mỏi... của Hibiscus. Trên khắp thế giới Hibiscus sabdariffa được xem như một loại cây dược liệu vô cùng quý giá.
Theo kinh nghiệm dân gian của Việt Nam, lá đài của hoa Hibiscus để tươi, rửa sạch, ép lấy nước, pha thêm đường và nước lọc để thành thứ đồ uống đặc biệt, có vị chua dịu, mùi thơm nhẹ sẽ phát huy tốt các tác dụng là làm mát, tiêu khát, giải nhiệt, lợi tiểu, thông mật, nhuận tràng, hạ huyết áp, sát khuẩn, kháng nấm, chống độc. Lá đài hoa Hibiscus phơi khô, h.ãm uống là thuốc giúp tiêu hóa chữa các bệnh gan, mật. Liều dùng hàng ngày 9 - 15g.
Ngày nay, nhiều nghiên cứu Hibiscus không chỉ ứng dụng trong y học mà cả trong ngành công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm. Người ta thường dùng đài hoa có vị chua làm gia vị thay giấm, chế nước giải khát, làm mứt, siro. Người ta có thể cho siro đó lên men. Lá dùng như chất thơm và cùng với đài hoa, quả để trị bệnh scorbut (bệnh thiếu vitamin C gây ra như viêm lợi, chảy máu chân răng, bầm tím, chậm lành vết thương…). Toàn cây có thể chế rượu vang có mầu đỏ đẹp, vị chát, chua dịu, giống dáng dấp của vang Bordeaux.
Cách làm trà hibiscus nấm linh chi giảm cân hiệu quả
Thành phần: 5g nấm linh chi khô, 6 tách nước sôi, 3 - 5 viên đường ăn kiêng (tùy khẩu vị); 1 - 2 muỗng canh mật ong và nước cốt của 1 trái cam, vỏ cam; 1 muỗng cà phê vani (hoặc sữa tách béo); 2 muỗng đài hoa khô Hibiscus; đá viên.
Cách làm: Cắt nấm linh chi thành những miếng nhỏ. Cho 6 cốc nước vào nồi đun sôi, sau đó cho nấm linh chi đã cắt nhỏ vào nồi tiếp tục đun nhỏ lửa trong khoảng 30 phút. Lọc lấy nước nấm linh chi bỏ bã, lúc này nước sẽ có vị đắng. Thêm đường, mật ong, vani, nước cốt cam và đài hoa khô Hibiscus vào nồi đun trong vòng 3 phút. Lọc bã, cho trà ra cốc có thể thêm đá và bạn có thể thưởng thức món trà thảo mộc Hibiscus nấm linh chi tuyệt ngon, đảm bảo cho sức khỏe và có thể giảm cân nhanh và hiệu quả.
Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tiến hành 7 năm qua cho thấy, ở Việt Nam, Hibiscus có thể được ứng dụng trong một số lĩnh vực:
- Đài quả (các sản phẩm chính của cây) có thể được chế biến thành nhiều loại thực phẩm như: trà nhúng, rượu vang, sirô, ômai, mứt....
- Lá, hoa, đài quả sử dụng để ăn sống, nấu canh chua, kho cá, giảm sốt, hạ nhiệt.
- Hạt dùng ép dầu ăn và chăn nuôi gia súc (thành phần dầu tương đương dầu chiết xuất từ hạt hướng dương) sản phẩm phụ sau khi ép dầu dùng làm phân bón cho cây trồng (năng suất hạt đạt 700 - 800kg/ha).
- Vỏ cây dai tương đương như đay, có thể dùng dệt bao tải, bện dây thừng.
- Thân cây làm bột giấy chất đốt (thu được 500 - 600kg/ha).
Đặc Sản Tây Nguyên
Hoài An - Làng Việt