Hệ thống chứng nhận ISO 9001:2015 cho doanh nghiệp

knacert147

Thành viên
Tham gia
31/10/2022
Bài viết
0
Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 sẽ giúp các nhà quản lý làm mới và thúc đẩy sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp và đem lại nhiều lợi ích.

ISO (International Organization for Standardization) là một tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế độc lập, phi chính phủ có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ bao gồm 164 cơ quan thành viên tiêu chuẩn quốc gia trên toàn thế giới. Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO có chức năng nghiên cứu, xây dựng và công bố các tiêu chuẩn ISO quốc tế nhằm mục đích làm cho mọi thứ thực hiện theo đúng chuẩn mực bao gồm cung cấp thông số kỹ thuật chuẩn Quốc tế để đảm bảo cho các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống, đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả.

Có lẽ chứng chỉ ISO 9001, đã không còn là một khái niệm xa lạ đối với nhiều người. Đặc biệt là những doanh nghiệp kinh doanh lâu dài. Tăng trưởng cạnh tranh trên thương trường khốc liệt. Và đặc biệt là có những sản phẩm thực sự chất lượng. ISO 9001 chính là đánh giá tiêu chuẩn của một sản phẩm.

Chứng chỉ ISO 9001 là gì?
Chứng chỉ ISO 9001 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng; của các sản phẩm dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế. Chứng chỉ / chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001 mới nhất là Tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản 2015. Thay thế cho chứng chỉ ISO 9001:2008 cũ. Đây là tiêu chuẩn giúp các doanh nghiệp có một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả; rõ ràng hơn trong các khâu, các phần hành cụ thể của doanh nghiệp. Từ đó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho các doanh nghiệp.

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 áp dụng quy trình “Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động” để điều chỉnh chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Hệ thống tiêu chuẩn mới này không quy định một công thức chung nào để quản lý chất lượng mà doanh nghiệp sẽ căn cứ vào bối cảnh của doanh nghiệp mình để thực hiện các tiêu chuẩn.

Hiện nay, trên thế giới và cả Việt Nam đều xem ISO 9001: như một thước đo chung đối với những doanh nghiệp mong muốn nâng cao năng lực quản lý chất lượng, chuẩn hóa các quy trình hoạt động và loại bỏ được nhiều thủ tục không cần thiết.

Hệ thống quản lý chất lượng phục vụ cho rất nhiều mục đích khác nhau, bao gồm:
  • Cải tiến quy trình
  • Giảm lãng phí
  • Giảm chi phí
  • Tạo điều kiện và xác định các cơ hội đào tạo
  • Thu hút nhân viên
  • Thiết lập hướng phát triển cho doanh nghiệp
Những nguyên tắc quản lý chất lượng được xác định như sau:

1. Tập trung vào khách hàng
2. Lãnh đạo
3. Sự tham gia của mọi người
4. Cách tiếp cận quá trình
5. Cải tiến
6. Ra quyết định dựa trên bằng chứng
7. Quản lý mối quan hệ

Tuân thủ ISO 9001 đảm bảo khách hàng có được các sản phẩm và dịch vụ phù hợp, chất lượng tốt, từ đó mang lại nhiều lợi ích kinh doanh.
https://saigonwood.vn/wp-content/up...9001-2008-quan-trong-nhu-the-nao-2-scaled.jpg
Đối tượng áp dụng ISO 9001

ISO 9001 có thể áp dụng đối với mọi tổ chức, doanh nghiệp, không phân biệt phạm vi, quy mô hay sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Tiêu chuẩn được sử dụng cho các mục đích chứng nhận, theo yêu cầu của khách hàng, cơ quan quản lý hoặc đơn thuần là để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp.

Lợi ích khi áp dụng và chứng nhận ISO 9001

  • Tạo ra lợi thế cạnh tranh với các đối thủ – tăng khả năng trúng thầu
  • Tạo niềm tin với khách hàng và đối tác
  • Chất lượng sản phẩm/dịch vụ được đảm bảo
  • Tạo môi trường làm việc tốt, hiệu quả
  • Quản lý được rủi ro
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 giúp đảm bảo cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng và luật định một cách ổn định và mong muốn nâng cao sự thoả mãn của khách hàng, vì vậy phải xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cho tất cả các quá trình và nhân sự có liên quan tới việc đảm bảo chất lượng từ khâu tiếp nhận yêu cầu khách hàng, thiết kế, mua nguyên liệu, sản xuất/cung cấp dịch vụ, giao hàng; các quá trình hỗ trợ như tiếp nhận thông tin, đào tạo, bảo trì thiết bị, máy móc

SỰ GIA TĂNG CỦA CÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Người Mỹ phản ứng lại với cuộc cách mạng chất lượng ở Nhật Bản bằng cách đưa ra khái niệm về quản lý chất lượng tổng thể (TQM - total quality management), một phương pháp quản lý chất lượng, không chỉ nhấn mạnh vào các số liệu thống kê mà còn ở các phương pháp tiếp cận nắm giữ toàn bộ tổ chức.

Vào cuối thế kỷ 20, các doanh nghiệp độc lập đã bắt đầu đưa ra các tiêu chuẩn sản xuất cho việc tạo ra và thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng. Chính trong khoảng thời gian này cụm từ "Quản lý Chất lượng Tổng thể" đã bắt đầu rơi vào quên lãng. Do có vô số hệ thống ưu việt khác có thể áp dụng, thuật ngữ "Hệ thống Quản lý Chất lượng" hoặc "QMS" được ưa dùng hơn.

Vào đầu thế kỷ 21, QMS bắt đầu kết hợp với những ý tưởng về tính bền vững và tính minh bạch, vì các chủ đề này ngày càng trở nên quan trọng đối với sự hài lòng của người tiêu dùng. Chế độ kiểm toán ISO 19011 giải quyết cả về vấn đề chất lượng, tính bền vững và sự tích hợp của chúng trong các doanh nghiệp.

Việc thực hiện ISO 9001 có thể đạt được thông qua:
  1. Tổng quan về quản lý và điều hành
  2. Đánh giá khảo sát và lập kế hoạch
  3. Thiết lập bộ tài liệu
  4. Thực hiện và đào tạo
  5. Đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo
  6. Đánh giá của bên thứ 3
  7. Cải tiến bền vững và liên tục.
KNA CERT cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp hỗ trợ tận tâm và nỗ lực vì sự phát triển Bền vững & Thịnh vượng cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó KNA CERT có Tích hợp đa dạng dịch vụ nhằm giảm Chi phí & tăng tiện ích. Chuyên gia + 5 năm kinh nghiệm trong nghề. Chúng tôi tin tưởng sẽ trở thành người đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp bạn.
- Địa chỉ: Tầng 11, Tòa nhà Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội 100000
- EmaiL: salemanager@knacert.com
- Hotline: 0932211786
- website: https://knacert.com.vn/
 
×
Top Bottom