- Tham gia
- 2/3/2012
- Bài viết
- 4.910
(Dân trí) Nhiều người tưởng bài thơ trên là thơ… dân gian, khuyết danh. Kỳ thực, tác giả của bài thơ nổi tiếng này là nhạc sĩ, nhà giáo Hà Giang.
Bài thơ “Không đi không biết Đồ Sơn” chỉ có bốn câu lục bát:
“Không đi, không biết Đồ Sơn,
Đi thì mới thấy không hơn...
đồ nhà!
Đồ nhà tuy có hơi già,
Suy đi tính lại, đồ nhà vẫn hơn”.
Tôi không nhớ rõ lắm, nhưng vào khoảng cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, khi anh đã “về hưu non” vì lý do sức khỏe, một lần Hà Giang gặp tôi, anh cười giòn tan và bảo: “Tớ mới làm bài thơ như thế này, cậu nghe có được không nhé”.
Rồi anh vừa cười như nắc nẻ, vừa đọc rất hồn nhiên: “Không đi, không biết Đồ Sơn,/ Đi thì mới thấy không hơn đồ nhà/ Đồ nhà tuy có hơi già/ Suy đi tính lại, đồ nhà vẫn hơn”! Nghe anh đọc xong, tôi cũng cười rũ rượi và ôm chầm lấy anh: “Hay lắm! Tuyệt vời!”.
Nhưng anh nói thêm: “Tớ hơi lưỡng lự câu cuối: Suy đi tính lại, đồ nhà vẫn hơn, hay là thay bằng: “Nhưng là đồ thật, không là đồ sơn”. Cậu thấy thế nào”. Tôi nói: “Mỗi câu đều có ý hay riêng. Tùy anh”.
Anh lại cười, bảo: “Thôi cứ để câu cuối “Suy đi tính lại, đồ nhà vẫn hơn”, xem ra nó thật hơn và có vẻ đấu tranh tư tưởng đấy chứ nhỉ”. Từ đấy, trong những câu chuyện vui với bạn bè, Hà Giang lại đọc cho họ nghe bài thơ ấy.
Tôi cũng thuộc loại “tội đồ” truyền miệng bài thơ của anh. Thế rồi bài thơ cứ được truyền từ người này sang người kia và vượt qua lãnh địa Hải Phòng, lan ra các tỉnh và thành phố từ Bắc đến Nam.
“Không đi, không biết Đồ Sơn”. Nói thêm, nhà anh Hà Giang chỉ cách Đồ Sơn khoảng 18 km đường nhựa to rộng.
Đồ Sơn là bãi biển của Hải Phòng, phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, đẹp nổi tiếng cả nước; có nhiều rừng thông, bãi tắm cuốn hút du khách thập phương; có những biệt thự, khách sạn to đẹp và nhan nhản các nhà hàng, nhà nghỉ, các quán ăn uống, quán cà phê, nhà vườn ... Đặc biệt, Đồ Sơn là một khu “ăn chơi” lừng danh, vì có rất nhiều món hải sản quý, mà tôi từng viết: “Ăn một lại muốn ăn hai/ Ăn ba ăn bốn lại đòi ăn năm”.
Nói rộng ra, Đồ Sơn là núi non thơ mộng, là các nhà nghỉ, khách sạn, quán ăn và không thể thiếu các tiếp viên trẻ trung, xinh đẹp, đầy sức quyến rũ, như đã nói ở trên. Còn “đồ nhà”, là cách nói vui chỉ các bà vợ.
Nhưng bài thơ nhân văn ở chỗ, vui đâu thì vui, cuối cùng vẫn thấy chẳng chỗ nào đầm ấm, chân thật, tình nghĩa như ở nhà mình.
Bài thơ “Không đi không biết Đồ Sơn” chỉ có bốn câu lục bát:
“Không đi, không biết Đồ Sơn,
Đi thì mới thấy không hơn...
đồ nhà!
Đồ nhà tuy có hơi già,
Suy đi tính lại, đồ nhà vẫn hơn”.
Tôi không nhớ rõ lắm, nhưng vào khoảng cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, khi anh đã “về hưu non” vì lý do sức khỏe, một lần Hà Giang gặp tôi, anh cười giòn tan và bảo: “Tớ mới làm bài thơ như thế này, cậu nghe có được không nhé”.
Rồi anh vừa cười như nắc nẻ, vừa đọc rất hồn nhiên: “Không đi, không biết Đồ Sơn,/ Đi thì mới thấy không hơn đồ nhà/ Đồ nhà tuy có hơi già/ Suy đi tính lại, đồ nhà vẫn hơn”! Nghe anh đọc xong, tôi cũng cười rũ rượi và ôm chầm lấy anh: “Hay lắm! Tuyệt vời!”.
Nhưng anh nói thêm: “Tớ hơi lưỡng lự câu cuối: Suy đi tính lại, đồ nhà vẫn hơn, hay là thay bằng: “Nhưng là đồ thật, không là đồ sơn”. Cậu thấy thế nào”. Tôi nói: “Mỗi câu đều có ý hay riêng. Tùy anh”.
Anh lại cười, bảo: “Thôi cứ để câu cuối “Suy đi tính lại, đồ nhà vẫn hơn”, xem ra nó thật hơn và có vẻ đấu tranh tư tưởng đấy chứ nhỉ”. Từ đấy, trong những câu chuyện vui với bạn bè, Hà Giang lại đọc cho họ nghe bài thơ ấy.
Tôi cũng thuộc loại “tội đồ” truyền miệng bài thơ của anh. Thế rồi bài thơ cứ được truyền từ người này sang người kia và vượt qua lãnh địa Hải Phòng, lan ra các tỉnh và thành phố từ Bắc đến Nam.
“Không đi, không biết Đồ Sơn”. Nói thêm, nhà anh Hà Giang chỉ cách Đồ Sơn khoảng 18 km đường nhựa to rộng.
Đồ Sơn là bãi biển của Hải Phòng, phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, đẹp nổi tiếng cả nước; có nhiều rừng thông, bãi tắm cuốn hút du khách thập phương; có những biệt thự, khách sạn to đẹp và nhan nhản các nhà hàng, nhà nghỉ, các quán ăn uống, quán cà phê, nhà vườn ... Đặc biệt, Đồ Sơn là một khu “ăn chơi” lừng danh, vì có rất nhiều món hải sản quý, mà tôi từng viết: “Ăn một lại muốn ăn hai/ Ăn ba ăn bốn lại đòi ăn năm”.
Nói rộng ra, Đồ Sơn là núi non thơ mộng, là các nhà nghỉ, khách sạn, quán ăn và không thể thiếu các tiếp viên trẻ trung, xinh đẹp, đầy sức quyến rũ, như đã nói ở trên. Còn “đồ nhà”, là cách nói vui chỉ các bà vợ.
Nhưng bài thơ nhân văn ở chỗ, vui đâu thì vui, cuối cùng vẫn thấy chẳng chỗ nào đầm ấm, chân thật, tình nghĩa như ở nhà mình.