Hệ đào tạo không chính quy khủng hoảng

giaotiepforum

Thành viên
Tham gia
19/1/2011
Bài viết
4
Đào tạo không chính quy là hình thức đào tạo mềm dẻo, linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội, nâng cao trình độ đội ngũ nhân lực góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, hệ đào tạo này đã và đang bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế.

Theo dõi của https://www.kbis.edu.vn/ trong những năm qua, đào tạo không chính quy được xem là phương thức đào tạo quan trọng và cần thiết. Phương thức đào tạo này đã góp phần giảm tải cho hệ thống đào tạo chính quy. Đồng thời bồi dưỡng, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế xã hội. Tuy vậy, chất lượng đào tạo của hệ không chính quy vẫn còn nhiều bất cập. Đây không chỉ là nỗi trăn trở của riêng ngành giáo dục mà còn của cả dư luận xã hội.

Các đại biểu Quốc hội từng có ý kiến về việc đào tạo hệ ĐH tại chức đã bị thay đổi biến tướng, hệ lụy là sinh viên của một số trường ĐH sau khi tốt nghiệp không được nhà tuyển dụng chấp nhận dẫn đến việc khiếu kiện… Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận thừa nhận chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học hiện nay còn thấp so với chính quy, chất lượng đầu vào thấp, thời lượng chương trình đào tạo bị cắt xén, các yêu cầu đối với đánh giá người học bị giảm thấp…

“Việc Bộ GD-ĐT bắt sinh viên hệ liên thông phải thi 3 chung đã gần như chặn lại con đường liên thông. Nguyên tắc cơ bản của đào tạo liên thông là tích lũy và công nhận. Do đó, nên để các trường thỏa thuận đối tượng liên thông, ký kết và xây dựng việc tổ chức đào tạo, quá trình đào tạo trên cơ sở công nhận lẫn nhau… Bộ chỉ nên ra điều kiện quản lý thay vì siết đầu vào như hiện nay” – TS Dũng đề nghị.

Ở các nước tiên tiến trên thế giới, thí dụ như ở Mỹ và ở Ô-xtrây-li-a, yêu cầu đầu vào đối với các SV trưởng thành rất linh hoạt, thậm chí chấp nhận cả những người chưa hoàn tất bậc THPT, nếu xét thấy quá trình làm việc và các kỹ năng đã tích lũy có thể bảo đảm việc học thành công của SV. Và một khi đã được nhận vào học thì hoàn toàn không hề có sự phân biệt nào giữa các SV, tất cả mọi SV ra trường đều được cấp cùng một loại bằng như nhau.

Ðể hệ tại chức có thể được cải thiện thì Việt Nam cần nhanh chóng thiết lập hệ thống kiểm định nghề nghiệp, đồng thời đưa yêu cầu về kiểm định thành một điều kiện bắt buộc về năng lực. Có như vậy mới nâng cao chất lượng loại hình đào tạo tại chức.

Nên bỏ hệ tại chức, liên thông?



PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, Trường ĐH Bách khoa TP HCM, cho rằng Bộ GD-ĐT siết các hệ đào tạo ngoài chính quy là do thời gian qua, các trường đã tổ chức đào tạo những hệ này không chu đáo, không vì mục đích chất lượng mà chủ yếu là tìm nguồn thu, do đó mạnh ai nấy đào tạo.



Nếu 2 hệ này không được thực hiện đúng yêu cầu đặt ra thì bộ nên mạnh dạn cho ngừng đào tạo. Thay vào đó, áp dụng đào tạo tín chỉ để vận hành hình thức đào tạo bán thời gian. Với hình thức này, mọi đối tượng có nhu cầu học đều được ghi danh, nếu học đủ các môn và vượt qua các môn thi như sinh viên chính quy thì sẽ được cấp bằng mà không cần kỳ thi kiểm tra đầu vào.




Siết chặt quản lý hệ đào tạo không chính quy

Theo TS Nguyễn Tiến Dũng, việc học tập suốt đời chưa được thể hiện rõ. Người học chủ yếu để có bằng cấp đi làm mà chưa coi trọng việc học tập để nâng cao kiến thức. Do đó, cần tháo gỡ nhiều rào cản để mở rộng các đối tượng học tập.

Theo Luật giáo dục, bằng cấp giữa các hệ đào tạo là không có sự phân biệt. Nhưng với cách thức đào tạo của hệ không chính quy như trong thời gian vừa qua, về cơ bản, rất khó có sự đồng nhất về chất lượng giữa các loại văn bằng. Có rất nhiều việc cần phải làm để lập lại kỉ cương trong công tác tổ chức dạy và học để hệ đào tạo không chính quy phát huy được hết chức năng, hiệu quả.

Bài viết được trích từ https://xn--trungtmgiastinng-8lb3a05d51i.vn/siet-chat-quan-ly-he-dao-tao-khong-chinh-quy/
 
×
Quay lại
Top Bottom