- Tham gia
- 7/4/2013
- Bài viết
- 1.689
Có một thứ năng lượng mà khi bạn sử dụng càng nhiều thì sức tỏa càng được nhân lên gấp bội, đó là lòng tốt. Món quà lòng tốt một khi được bạn trao đi không toan tính sẽ đủ sức biến cải một cuộc đời, một cách nhìn nhận cuộc sống của ai đó. Họ sẽ lấy lại lòng tin và cảm thấy cuộc đời thật đáng sống và cần phải sống một cách tốt đẹp.
Tiềm ẩn trong mỗi chúng ta là một kho tàng lòng tốt, chỉ có điều chúng ta có để điều đó phát lộ hay không mà thôi. Đức Phật đã nói: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính”, việc thể hiện lòng tốt tựa như chúng ta đang tự khám phá, hoàn thiện bản thân mình vậy. Một bạn đồng nghiệp trẻ của tôi trong đêm khuya lạnh đã vấp phải sự e ngại khi đề nghị những người đi đường cùng mình giúp đỡ một người gặp nạn. Bạn chia sẻ về nhiều trạng thái cảm xúc của mọi người khi đó, có người ngó lơ rồi bỏ đi, có người nhìn bạn đầy cảnh giác, một vài kẻ “bặm trợn” chỉ lăm lăm chờ bạn rời khỏi chỗ đó để “kiếm chác” từ người bị nạn. Cuối cùng thì bạn đã thuyết phục được 2 sinh viên đưa người bị nạn về nhà an toàn. Bạn chia sẻ: “Cái cảm giác được giúp đỡ một người xa lạ, sau đó trở về ngôi nhà thân yêu, ôm con gái vào lòng, thật bình an xiết bao”.
Lòng tốt không phân biệt quốc tịch, địa vị xã hội mà chỉ có một thứ ngôn ngữ duy nhất, đó là sự chân tình không toan tính. Nhớ ngày nào không xa, khi bị lạc đường tại một đất nước xa lạ, những người dân bản địa đã rất tận tình chỉ bảo cho tôi cách quay lại trạm xe điện ngầm gần nhất để tiếp tục hành trình. Có lẽ, đó cũng là lý do mỗi khi có ai đó hỏi thăm đường tại Hà Nội, tôi đều chỉ dẫn họ một cách nhiệt tình nhất có thể.
Cuộc sống vốn luôn khó khăn hơn chúng ta tưởng, vậy nên đôi khi bạn sẽ hụt hẫng, mất phương hướng và mất lòng tin vào cuộc sống. Thậm chí, bạn có thể nghi ngại trước tấm chân tình của người khác. Một người bạn làm báo đã khá buồn khi chia sẻ câu chuyện “nhiệt tình thái quá” của chị. Chị vốn có thói quen, mỗi khi được mời tham dự họp báo, hội thảo, khi về chị thường làm tin coi như một món quà tặng ban tổ chức mà không cần tới bất cứ chi phí nào khác. Vậy nên, sau khi tham dự một cuộc hội thảo, chị gọi cho người của ban tổ chức để lấy thông tin và ảnh của cuộc hội thảo. Anh trả lời đầy “cảnh giác” rằng sẽ gọi điện hỏi ý kiến cấp trên, rồi sẽ thông báo tới chị, nhưng sau đó tuyệt nhiên không thấy anh hồi âm lại. Chị chạnh nghĩ, có thể anh vốn là một doanh nhân, quen với việc giải quyết mọi việc bằng tiền nên nhầm tưởng cuộc gọi của chị là một lời đề nghị đăng quảng cáo hoặc bài PR truyền thông. Chị cảm giác lòng tốt của mình bị tổn thương vì cách hành xử của anh.
Chúng ta có quyền làm chủ cuộc đời mình, bạn có thể trao tặng lòng tốt hoặc không. Nhưng điều quan trọng là bạn đừng loay hoay với ý nghĩ khi trao đi lòng tốt, ta sẽ nhận lại điều gì. Có đôi khi lòng tốt của bạn đặt nhầm chỗ, bị tổn thương, gặp phản trắc nhưng đừng vì điều đó mà đánh mất lòng tin ở cuộc đời này. Hãy tin rằng, ở đâu đó vẫn còn lấp lánh sự màu nhiệm của lòng tốt không vụ lợi, toan tính.
...Theo PL&XH
Tiềm ẩn trong mỗi chúng ta là một kho tàng lòng tốt, chỉ có điều chúng ta có để điều đó phát lộ hay không mà thôi. Đức Phật đã nói: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính”, việc thể hiện lòng tốt tựa như chúng ta đang tự khám phá, hoàn thiện bản thân mình vậy. Một bạn đồng nghiệp trẻ của tôi trong đêm khuya lạnh đã vấp phải sự e ngại khi đề nghị những người đi đường cùng mình giúp đỡ một người gặp nạn. Bạn chia sẻ về nhiều trạng thái cảm xúc của mọi người khi đó, có người ngó lơ rồi bỏ đi, có người nhìn bạn đầy cảnh giác, một vài kẻ “bặm trợn” chỉ lăm lăm chờ bạn rời khỏi chỗ đó để “kiếm chác” từ người bị nạn. Cuối cùng thì bạn đã thuyết phục được 2 sinh viên đưa người bị nạn về nhà an toàn. Bạn chia sẻ: “Cái cảm giác được giúp đỡ một người xa lạ, sau đó trở về ngôi nhà thân yêu, ôm con gái vào lòng, thật bình an xiết bao”.
Lòng tốt không phân biệt quốc tịch, địa vị xã hội mà chỉ có một thứ ngôn ngữ duy nhất, đó là sự chân tình không toan tính. Nhớ ngày nào không xa, khi bị lạc đường tại một đất nước xa lạ, những người dân bản địa đã rất tận tình chỉ bảo cho tôi cách quay lại trạm xe điện ngầm gần nhất để tiếp tục hành trình. Có lẽ, đó cũng là lý do mỗi khi có ai đó hỏi thăm đường tại Hà Nội, tôi đều chỉ dẫn họ một cách nhiệt tình nhất có thể.
Cuộc sống vốn luôn khó khăn hơn chúng ta tưởng, vậy nên đôi khi bạn sẽ hụt hẫng, mất phương hướng và mất lòng tin vào cuộc sống. Thậm chí, bạn có thể nghi ngại trước tấm chân tình của người khác. Một người bạn làm báo đã khá buồn khi chia sẻ câu chuyện “nhiệt tình thái quá” của chị. Chị vốn có thói quen, mỗi khi được mời tham dự họp báo, hội thảo, khi về chị thường làm tin coi như một món quà tặng ban tổ chức mà không cần tới bất cứ chi phí nào khác. Vậy nên, sau khi tham dự một cuộc hội thảo, chị gọi cho người của ban tổ chức để lấy thông tin và ảnh của cuộc hội thảo. Anh trả lời đầy “cảnh giác” rằng sẽ gọi điện hỏi ý kiến cấp trên, rồi sẽ thông báo tới chị, nhưng sau đó tuyệt nhiên không thấy anh hồi âm lại. Chị chạnh nghĩ, có thể anh vốn là một doanh nhân, quen với việc giải quyết mọi việc bằng tiền nên nhầm tưởng cuộc gọi của chị là một lời đề nghị đăng quảng cáo hoặc bài PR truyền thông. Chị cảm giác lòng tốt của mình bị tổn thương vì cách hành xử của anh.
Chúng ta có quyền làm chủ cuộc đời mình, bạn có thể trao tặng lòng tốt hoặc không. Nhưng điều quan trọng là bạn đừng loay hoay với ý nghĩ khi trao đi lòng tốt, ta sẽ nhận lại điều gì. Có đôi khi lòng tốt của bạn đặt nhầm chỗ, bị tổn thương, gặp phản trắc nhưng đừng vì điều đó mà đánh mất lòng tin ở cuộc đời này. Hãy tin rằng, ở đâu đó vẫn còn lấp lánh sự màu nhiệm của lòng tốt không vụ lợi, toan tính.
...Theo PL&XH