- Tham gia
- 12/12/2015
- Bài viết
- 3.620
(iHay) Trong tuần này, tôi tin quyết định đúng đắn nhất của mình là đi xem bộ phim "Inside out". Không hẳn vì bộ phim xuất xắc hay không, mà vì câu chuyện độc đáo trong phim khiến tôi nhận ra lẽ giản đơn mà người ta thường cố tránh: Chấp nhận sự tồn tại của nỗi buồn.
Câu chuyện bắt đầu bằng việc Joy – niềm vui bấm vào nút điều khiển, cô bé Riley bật lên tiếng cười đầu tiên với bố mẹ mình. Trong trung tâm đầu não điều khiển cảm xúc của Riley, Joy là vị thuyền trưởng rạng rỡ và tràn đầy niềm vui, tất cả những cảm xúc khác “Buồn”, “Nóng giận”, “Chán ghét”, “Sợ hãi” đều là trợ lý của cô trong quá trình giúp cô bé Riley cảm thấy hạnh phúc trong mọi khoảnh khắc của cuộc sống. Bên cạnh ánh hào quang của Joy, Sadness – cô gái đại diện cho nỗi buồn bỗng trở nên quá u ám và nhạt nhòa.
Thậm chí trong suốt những nhiệm vụ của cơ quan cảm xúc, việc của Sadness chỉ là đứng yên trong một vòng tròn, kiểm soát cảm xúc của mình để không thể làm ảnh hưởng đến Riley. “Tớ chẳng biết nhiệm vụ của Sadness là gì?”, những thành viên còn lại của cơ quan cảm xúc tự hỏi khi cố ngăn Sadness chạm vào những ký ức lõi, chạm vào bất kỳ khoảnh khắc cảm xúc nào mà Riley từng có.
“Nỗi buồn sinh ra để làm gì?”, chính tôi cũng tự hỏi vậy khi mọi chuyện dường như nằm trong tầm kiểm soát của Joy. Riley cứ mãi vui vẻ như thế thì thật tốt, và Sadness có vẻ như chỉ khiến những người bạn của mình bận rộn hơn khi cứ phải vừa làm nhiệm vụ vừa trông chừng cô. Một thế giới chỉ có toàn niềm vui thì thật tốt, bạn có nghĩ vậy không? Cho đến khi…
Tất cả những gì ta làm, những điều ta nghĩ, tôi vẫn luôn tin đó là do sự điều khiển của cảm xúc. Ta để cảm xúc nào làm “thuyền trưởng”, mọi việc sẽ đi theo hướng ấy. Vui hay buồn, cáu giận hay thỏa hiệp, bằng lòng hay bất mãn, những xúc cảm thiên biến vạn hóa làm nên sự trọn vẹn của một con người. Tôi chẳng muốn mình buồn, cũng chẳng muốn ai buồn, nhưng phải có lý do gì đấy chứ để niềm vui không phải là nhân vật duy nhất xuất hiện trong cơ quan đầu não, một lý do nào đấy để chúng ta thực sự cần đến nỗi buồn.
Trong bộ phim này, đó là khi cả Joy và Sadness đi lạc và tìm cách quay trở về. Sau quãng đường quá khó khăn, Joy – cô nàng lạc quan cuối cùng đã hiểu niềm vui cố tạo ra không thể lấn át được nỗi buồn thực sự, và dù cô có ấn bao nhiêu lần vào bảng điều khiển thì nỗi buồn có thật bên trong Riley vẫn thoát ra ngoài. Đó là lúc Joy nhận ra nỗi buồn là nguyên nhân khiến chúng ta được chia sẻ, được yêu thương và giúp đỡ. Trốn mãi trong nụ cười rỗng tuếch sẽ chỉ khiến khoảng trống cô đơn trong chúng ta rộng mãi, trống mãi.
Bạn có nhớ lần cuối cùng mình bật khóc? Có nhớ sự khó chịu khi muốn cảm xúc thoát ra mà không thể rơi nước mắt? Ấy là lúc chúng ta đang cố gắng tìm cách giải tỏa sự u ám trong lòng mình, một cách chân thực nhất, mà mọi sự lấp liếm đều không thể ích gì. Buồn là khi chúng ta sâu sắc và thành thực với bản thân mình nhất, một người bạn của tôi đã từng nói vậy. Đừng từ chối cơ hội đó.
Tôi không có nhiều bạn bè, nhưng luôn có một vài người bạn thân theo kiểu khi vui vẻ thì có thể an tâm bỏ bê nhau đi chơi, nhưng lúc buồn sẽ luôn có mặt bên cạnh. Với tôi, điều đó đáng giá vô cùng, bởi sẻ chia niềm vui thì đơn giản lắm, nhưng sẻ chia nỗi buồn thì đâu dễ. Đâu phải với ai ta cũng có thể dốc hết gan ruột và bày ra cho họ thấy bộ dạng thảm hại yếu đuối của mình.
Nếu ta làm được điều đó với người ngoài, sao không thành thực và dũng cảm với bản thân mình trước. Thừa nhận bạn đang khổ sở phát điên vì nhớ một người nào đó, thừa nhận bạn đang tự trách móc bản thân vì sự thất bại trong công việc, thừa nhận bạn đang cô đơn vô cùng giữa rất nhiều người, thừa nhận bạn đang mệt mỏi và yếu đuối… thì có hề gì.
Tôi thích lạc quan nhưng không khuyến khích sự mạnh mẽ giả vờ. Ai cũng có quyền được buồn, được khóc, giống như chất độc trong người cần được hút ra để tiếp tục sống. Nỗi buồn không phải là chất độc, việc chúng ta không dám thừa nhận và giải quyết nó mới gây nên độc hại. Tôi sợ nghe câu “Ổn mà” hơn là “Buồn lắm’, bởi nó tiềm ẩn một nguy cơ mới, nguy cơ tích tụ những cảm xúc tiêu cực nếu chúng ta không đối diện và dần dần làm nó tan đi.
Một người không vui cần điều gì? Không hẳn là những niềm vui lấp liếm, những phân tích lý lẽ để phải vui, họ chỉ cần được bộc lộ cảm xúc ấy ra, được lắng nghe, được khóc, được chấp nhận, được ở bên. Người ta trưởng thành hơn từ những nỗi buồn, sâu sắc và bình lặng hơn cũng từ những nỗi buồn. Nỗi buồn giúp chúng ta biết đã đến lúc phá đi xây mới những điều không phù hợp, biết đến lúc nên thay đổi điều gì đó trong cuộc sống, và cũng biết chúng ta thực sự cần gì.
Trong cuộc sống, dĩ nhiên may mắn nhất là khi bạn để niềm vui làm thuyền trưởng trên con thuyền cảm xúc của mình. Nhưng niềm vui sẽ không còn là niềm vui nếu nó đơn độc. Chấp nhận nỗi buồn là cách để có thể tiếp tục vui và hy vọng. Bạn chỉ có thể cân bằng nếu như cho mọi cảm xúc trong lòng mình chỗ đứng và đừng trốn tránh một điều gì.
Buồn cũng là dũng cảm, bạn ạ.
Blog của May
Ảnh minh họa: Shutterstock
Câu chuyện bắt đầu bằng việc Joy – niềm vui bấm vào nút điều khiển, cô bé Riley bật lên tiếng cười đầu tiên với bố mẹ mình. Trong trung tâm đầu não điều khiển cảm xúc của Riley, Joy là vị thuyền trưởng rạng rỡ và tràn đầy niềm vui, tất cả những cảm xúc khác “Buồn”, “Nóng giận”, “Chán ghét”, “Sợ hãi” đều là trợ lý của cô trong quá trình giúp cô bé Riley cảm thấy hạnh phúc trong mọi khoảnh khắc của cuộc sống. Bên cạnh ánh hào quang của Joy, Sadness – cô gái đại diện cho nỗi buồn bỗng trở nên quá u ám và nhạt nhòa.
Thậm chí trong suốt những nhiệm vụ của cơ quan cảm xúc, việc của Sadness chỉ là đứng yên trong một vòng tròn, kiểm soát cảm xúc của mình để không thể làm ảnh hưởng đến Riley. “Tớ chẳng biết nhiệm vụ của Sadness là gì?”, những thành viên còn lại của cơ quan cảm xúc tự hỏi khi cố ngăn Sadness chạm vào những ký ức lõi, chạm vào bất kỳ khoảnh khắc cảm xúc nào mà Riley từng có.
“Nỗi buồn sinh ra để làm gì?”, chính tôi cũng tự hỏi vậy khi mọi chuyện dường như nằm trong tầm kiểm soát của Joy. Riley cứ mãi vui vẻ như thế thì thật tốt, và Sadness có vẻ như chỉ khiến những người bạn của mình bận rộn hơn khi cứ phải vừa làm nhiệm vụ vừa trông chừng cô. Một thế giới chỉ có toàn niềm vui thì thật tốt, bạn có nghĩ vậy không? Cho đến khi…
Tất cả những gì ta làm, những điều ta nghĩ, tôi vẫn luôn tin đó là do sự điều khiển của cảm xúc. Ta để cảm xúc nào làm “thuyền trưởng”, mọi việc sẽ đi theo hướng ấy. Vui hay buồn, cáu giận hay thỏa hiệp, bằng lòng hay bất mãn, những xúc cảm thiên biến vạn hóa làm nên sự trọn vẹn của một con người. Tôi chẳng muốn mình buồn, cũng chẳng muốn ai buồn, nhưng phải có lý do gì đấy chứ để niềm vui không phải là nhân vật duy nhất xuất hiện trong cơ quan đầu não, một lý do nào đấy để chúng ta thực sự cần đến nỗi buồn.
Trong bộ phim này, đó là khi cả Joy và Sadness đi lạc và tìm cách quay trở về. Sau quãng đường quá khó khăn, Joy – cô nàng lạc quan cuối cùng đã hiểu niềm vui cố tạo ra không thể lấn át được nỗi buồn thực sự, và dù cô có ấn bao nhiêu lần vào bảng điều khiển thì nỗi buồn có thật bên trong Riley vẫn thoát ra ngoài. Đó là lúc Joy nhận ra nỗi buồn là nguyên nhân khiến chúng ta được chia sẻ, được yêu thương và giúp đỡ. Trốn mãi trong nụ cười rỗng tuếch sẽ chỉ khiến khoảng trống cô đơn trong chúng ta rộng mãi, trống mãi.
Bạn có nhớ lần cuối cùng mình bật khóc? Có nhớ sự khó chịu khi muốn cảm xúc thoát ra mà không thể rơi nước mắt? Ấy là lúc chúng ta đang cố gắng tìm cách giải tỏa sự u ám trong lòng mình, một cách chân thực nhất, mà mọi sự lấp liếm đều không thể ích gì. Buồn là khi chúng ta sâu sắc và thành thực với bản thân mình nhất, một người bạn của tôi đã từng nói vậy. Đừng từ chối cơ hội đó.
Tôi không có nhiều bạn bè, nhưng luôn có một vài người bạn thân theo kiểu khi vui vẻ thì có thể an tâm bỏ bê nhau đi chơi, nhưng lúc buồn sẽ luôn có mặt bên cạnh. Với tôi, điều đó đáng giá vô cùng, bởi sẻ chia niềm vui thì đơn giản lắm, nhưng sẻ chia nỗi buồn thì đâu dễ. Đâu phải với ai ta cũng có thể dốc hết gan ruột và bày ra cho họ thấy bộ dạng thảm hại yếu đuối của mình.
Nếu ta làm được điều đó với người ngoài, sao không thành thực và dũng cảm với bản thân mình trước. Thừa nhận bạn đang khổ sở phát điên vì nhớ một người nào đó, thừa nhận bạn đang tự trách móc bản thân vì sự thất bại trong công việc, thừa nhận bạn đang cô đơn vô cùng giữa rất nhiều người, thừa nhận bạn đang mệt mỏi và yếu đuối… thì có hề gì.
Tôi thích lạc quan nhưng không khuyến khích sự mạnh mẽ giả vờ. Ai cũng có quyền được buồn, được khóc, giống như chất độc trong người cần được hút ra để tiếp tục sống. Nỗi buồn không phải là chất độc, việc chúng ta không dám thừa nhận và giải quyết nó mới gây nên độc hại. Tôi sợ nghe câu “Ổn mà” hơn là “Buồn lắm’, bởi nó tiềm ẩn một nguy cơ mới, nguy cơ tích tụ những cảm xúc tiêu cực nếu chúng ta không đối diện và dần dần làm nó tan đi.
Một người không vui cần điều gì? Không hẳn là những niềm vui lấp liếm, những phân tích lý lẽ để phải vui, họ chỉ cần được bộc lộ cảm xúc ấy ra, được lắng nghe, được khóc, được chấp nhận, được ở bên. Người ta trưởng thành hơn từ những nỗi buồn, sâu sắc và bình lặng hơn cũng từ những nỗi buồn. Nỗi buồn giúp chúng ta biết đã đến lúc phá đi xây mới những điều không phù hợp, biết đến lúc nên thay đổi điều gì đó trong cuộc sống, và cũng biết chúng ta thực sự cần gì.
Trong cuộc sống, dĩ nhiên may mắn nhất là khi bạn để niềm vui làm thuyền trưởng trên con thuyền cảm xúc của mình. Nhưng niềm vui sẽ không còn là niềm vui nếu nó đơn độc. Chấp nhận nỗi buồn là cách để có thể tiếp tục vui và hy vọng. Bạn chỉ có thể cân bằng nếu như cho mọi cảm xúc trong lòng mình chỗ đứng và đừng trốn tránh một điều gì.
Buồn cũng là dũng cảm, bạn ạ.
Blog của May
Ảnh minh họa: Shutterstock