Hãy quan tâm đến chất lượng của những ‘tấm bằng’

Monmunmon

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
1/1/2012
Bài viết
4.527
Nói về chuyện bằng cấp ở ta thì không bút nào tả hết.Theo tôi những nhà quản lý và chính sách hãy quan tâm đến chất lượng của những "tấm bằng " đừng quy chụp cho nó hay "hắt hủi" là bằng hệ này hệ khác chính quy hay tại chức ....

451e0aacccf194.img.jpg
Liệu có thể tin tưởng vào chất lượng của những tấm bằng tại chức?

Sự "biến tướng" và chất lượng của tấm bằng

Có thể nói, trước đây công tác đào tạo tại chức (ĐTTC) diễn ra nghiêm túc, chất lượng, tấm bằng tại chức đáp ứng được yêu cầu lao động chất lượng cao của xã hội. Tuy nhiên, khi cơ chế đào tạo ngày càng nới rộng về đối tượng và phương thức, cũng như các cơ sở đào tạo được trao quyền chủ động trong tuyển sinh và đào tạo thì hình thức này dần dần bị "biến tướng".

- Về chương trình ĐT: Với tư duy tiếp cận là đầu vào của hệ tại chức thấp hơn hệ chính quy, vì thế nhiều trường ĐH đã rút gọn chương trình ĐT. Lượng kiến thức trong môn học được giản lược bớt để phù hợp với thời gian giảng dạy.

Thông thường, các cơ sở ĐTTC thường rút ngắn 1/3 thời lượng dạy và học, vì thế khối lượng kiến thức cũng phải rút ngắn theo. Ví dụ một môn học có khối lượng là bốn đơn vị học trình (hệ niên chế), tương đương với 60 tiết giảng. Sinh viên hệ chính quy sẽ được học đầy đủ 60 tiết, tuy nhiên sinh viên hệ tại chức "được" rút ngắn xuống còn từ 38÷42 tiết (tùy môn học).

- Thời gian ĐT: Đối với những lớp tại chức học tại cơ sở ĐT, dù bị rút ngắn 1/3 thời gian học, nhưng vẫn được học trong thời gian 6÷7 tuần (trung bình mỗi tuần 06 tiết).

Nhưng đối với những lớp học được tổ chức tại địa phương, đặc biệt các lớp liên kết đào tạo, để tiết kiệm chi phí và tạo điều kiện thuận lợi (cho cả người học lẫn người dạy). Thời gian học được rút ngắn đến mức tối đa mà không có sự quản lý và kiểm soát của cơ sở đào tạo cũng như cơ sở liên kết.
Ví dụ môn học 60 tiết giảng nêu trên, thời lượng giảng dạy trung bình khoảng 40 tiết, và sẽ được dạy trong 08 ngày, mỗi ngày 05 tiết. Tuy nhiên, hoặc lớp đề nghị, hoặc thầy đề nghị học cả ngày, nghĩa là thời gian dạy chỉ còn 04 ngày (mỗi ngày 10 tiết). Với thời gian như vậy, đến sinh viên chính quy chỉ ăn và học còn không tiếp thu nổi, chứ đừng nói gì đến sinh viên tại chức "vừa làm vừa học".

- Quy mô ĐT: Khi các cơ sở đào tạo được tự chủ trong tuyển sinh các ngành học, được xây dựng chương trình học và thi riêng, được mở lớp và liên kết mở lớp tại các địa phương cũng như ĐTTC là "nồi cơm" của các trường thì quy mô mở rộng là điều tất yếu.

Tất cả các cơ sở ĐT đều mở rộng quy mô bằng cách mở lớp tại các địa phương. Có những trường ĐH, 64 tỉnh thành thì có đủ 64 cơ sở ĐTTC. Có những trường ĐH còn có 2÷3 cơ sở trong cùng một tỉnh thành.

Tình trạng trăm hoa đua nở, trường trường mở lớp tại chức, người người nộp tiền đi học tại chức. Và mặc dù có tới 50% số thi sinh dự thi hàng năm đỗ vào các trường ĐH, CĐ, nhưng không vì thế mà số lượng sinh viên hệ vừa học vừa làm giảm xuống.

Bảng dưới đây thống kê số lượng sinh viên hệ chính quy và tại chức từ năm 1995 đến năm 2012 đã minh chứng điều đó.

20130708142351-new-picture--2-.jpg

* Số liệu từ năm 1999 đến năm 2012 được lấy từ Bộ GD& ĐT, (https://www.moet.gov.vn)
* Số liệu từ năm 1995 đến năm 1998 được lấy của Tổng cục Thống kê,trong đó số lượng sinh viên hệ tại chức trong bảng trên bao gồm cả hệchuyên tu và cử tuyển, (https://www.gso.gov.vn).
Cũng theo số liệu của Bộ GD& ĐT, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT tăng 1,46 lần trong 10 năm (từ năm học 1999-2000 đến năm học 2009-2010). Thế nhưng trong thời gian này, tỷ lệ sinh viên ĐH hệ chính quy tăng... 2,29 lần và hệ tại chức tăng 2,36 lần.

Mặc dù chất lượng GD phổ thông ngày càng cao hơn, và kiến thức của học sinh THPT ngày càng hoàn thiện hơn trước. Tuy nhiên, nhìn vào số lượng sinh viên của bảng trên và tỷ lệ sinh viên hệ chính quy gia tăng hàng năm, chắc chắn ai cũng có thể nhìn thấy chất lượng đầu vào của sinh viên hệ tại chức sẽ thấp như thế nào.

- Chất lượng ĐT: Với việc rút ngắn khối lượng và thời gian giảng dạy, nên về quan điểm chung, các cơ sở ĐT luôn đặt ra tiêu chí những người đi dạy tại chức phải có trình độ cao và kinh nghiệm giảng dạy. Thế nhưng, với quy mô ĐT ngày một lớn như bảng trên, thì chắc chắn không có đủ những giảng viên như vậy.

Và dĩ nhiên, sẽ phải đưa những giảng viên trẻ đi dạy. Với kiến thức còn non nớt, kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, lại phải rút ngắn thời gian giảng dạy. Rõ ràng, để kịp chương trình, các giảng viên trẻ này chỉ còn cách... bỏ bớt nội dung trong bài giảng.

- Tiêu cực trong ĐT: Với chất lượng đầu vào thấp, thời gian và khối lượng học bị rút ngắn, chắc chắn phần lớn sinh viên tại chức không đủ kiến thức để thi, thế là vấn đề tiêu cực đổi điểm bằng tiền dần xuất hiện và có xu hướng trở nên phổ biến.

Dĩ nhiên, khi điểm số đã thành một thứ hàng hóa có thể trao đổi ngang giá được, thì những người mua không cần phải học. Chuyện kết thúc một môn học mà sinh viên tại chức còn không biết môn học này dạy cái gì không còn là chuyện lạ trong ĐTTC.

Từ những vấn đề về chương trình ĐT, thời gian ĐT, quy mô ĐT và những tiêu cực như đã nêu trên, liệu có thể tin tưởng vào chất lượng của những tấm bằng tại chức?

Nói không với bằng tại chức - có hợp lý?

Tổng hợp các ý kiến của độc giả trong bài Tại chức lương nghìn đô: 'Chính quy ngước nhìn'(TuầnViệt Nam, ngày 1/7/2013), có nhiều độc giả nói rằng họ học tại chức,hiện nay mức lương từ một đến vài nghìn đô la Mỹ, và giữ những vị trílàm việc cao.

Thế nhưng, hầu như những độc giả nêu các ý kiến trên đều tốt nghiệp ĐH trước năm 2000. Khi đó, chất lượng ĐTTC còn nghiêm túc, và những người "phải" đi học ĐH tại chức có thể vì điều kiện kinh tế nên không thể thi ĐH, hoặc có thể trượt ĐH do thiếu 1-2 điểm (lưu ý rằng, thời kỳ đó đã thi trượt thì không có việc đăng ký nguyện vọng 2, 3 để học trường khác như bây giờ). Rõ ràng những sinh viên tại chức thời kỳ đó có kiến thức gần bằng sinh viên chính quy (xét trên mặt bằng chung) và được ĐT nghiêm túc.

Vì vậy, những người như thế hiện nay có thu nhập một vài nghìn đô la Mỹ cũng chẳng có gì là lạ. Mọi so sánh đều là khập khiễng, nhưng nếu họ muốn so sánh, hãy so với những người tầm tuổi họ và tốt nghiệp ĐH chính quy. Thiết nghĩ rằng, với rất nhiều người, mức thu nhập như vậy là rất bình thường.

Mặt khác, bài "Từ chối bằng tại chức là đúng?" đề cập đến việc nói không với tại chức trong việc tuyển dụng công chức. Rõ ràng, một lao động làm việc trong một doanh nghiệp khác một công chức Nhà nước.

Khi đã vào làm việc trong doanh nghiêp, người chủ doanh nghiệp chỉ cần hiệu quả làm việc, chứ không cần quan tâm anh có bằng tại chức hay chính quy (cũng cần lưu ý rằng, sẽ không có trường hợp một lao động có bằng tốt nghiệp THPT được tuyển dụng "mới" vào vị trí cần bằng ĐH). Và khi được tuyển dụng, nếu anh không đủ năng lực và làm việc không hiệu quả thì sẽ bị đuổi việc.

Đối với việc tuyển dụng công chức, khi đã được biên chế, thì cho nghỉ việc là điều không hề đơn giản. Với cơ chế quản lý hành chính hiện nay, miễn anh ta không vi phạm kỷ luật ở mức bị buộc phải thôi việc, thì không thể đuổi việc, cho dù anh ta "không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào" như lời phát biểu của Phó TT Nguyễn Xuân Phúc (Báo Lao động, ngày 26/1/2013).

Bên cạnh đó, sự thiếu minh bạch trong quá trình tuyển dụng, sẽ có nhiều trường hợp con ông cháu cha không có kiến thức và năng lực thật sự, sử dụng bằng tại chức để trở thành những công chức mà không mang lại hiệu quả công việc, thậm chí còn chui sâu, leo cao vào các vị trí lãnh đạo quản lý Nhà nước. Khi đó, sẽ không còn cơ hội cho những sinh viên chính quy tốt nghiệp với tấm bằng đỏ được trở thành những công bộc có ích cho nhân dân, cho đất nước.

Liệu từ đó, những độc giả phản đối quan điểm "nói không với tại chức" trong tuyển dụng công chức của một số tỉnh thành có cách nhìn hợp lý hơn chăng?

Theo Xaluan
 
×
Quay lại
Top Bottom