- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Nếu coi não là một hộp thư thì giấc ngủ ngắn vào ban ngày giúp chúng ta dọn dẹp hộp thư đó.
Ảnh: National Geographic.
Đó là tuyên bố của Matthew Walker - một nhà khoa học của Đại học California, Mỹ - trong cuộc họp thường niên của Hiệp hội Vì sự tiến bộ của khoa học Mỹ, tại thành phố San Diego vào ngày 22/2.
Những nghiên cứu về giấc ngủ trong nhiều thập kỷ qua cho thấy hoạt động nhắm mắt giúp con người tăng khả năng ghi nhớ và củng cố ký ức. Từ đó nhiều người cho rằng một giấc ngủ sâu vào ban đêm có lợi cho việc học tập hơn những giấc ngủ ngắn vào ban ngày.
Ngày nay các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân tại sao ngủ khiến chúng ta tiếp thu thông tin dễ hơn. Khi con người thức, thông tin bị "nhốt" trong ký ức ngắn hạn ở thùy hải mã (hippocampus) trong não. Trong lúc chúng ta ngủ, thông tin di chuyển vào ký ức dài hạn trong vỏ não. Hiện tượng này không chỉ giúp não xử lý thông tin mới, mà còn giải phóng "kho chứa" để não tiếp nhận thông tin mới.
"Điều đó có nghĩa chúng ta chẳng những nên ngủ sau khi học, mà việc ngủ trước khi học cũng rất cần thiết. Giấc ngủ giúp não đạt tới trạng thái giống như miếng gạc khô để sẵn sàng hút thông tin", National Geographic dẫn lời Walker.
Để chứng minh nhận định trên, Walker và các đồng nghiệp mời 39 người trưởng thành tham gia một thử nghiệm. Họ được chia thành hai nhóm. Một nhóm ngủ khoảng 90 phút trước khi tham gia thử nghiệm, còn nhóm kia kia không ngủ. Sau đó các chuyên gia yêu cầu cả hai nhóm tiếp thu những thông tin mới và tổng hợp những điều mà họ nhớ được.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy nhóm không ngủ nhớ được ít thông tin hơn so với nhóm ngủ. Kết quả theo dõi hoạt động não tình nguyện viên cho thấy thùy hải mã của nhóm ngủ được "dọn dẹp" trong giai đoạn thứ hai - gọi là giai đoạn mắt cử động không nhanh - của giấc ngủ.
Phát hiện mới củng cố giả thuyết về lợi ích của những giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều tiếp thu kiến thức nhanh và hiệu quả hơn sau những giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Đó là tuyên bố của Sara Mednick, một giáo sư bệnh học tâm thần của Đại học California. Một số cá nhân có xu hướng chệnh choạng và mất phương hướng sau giấc ngủ ngắn do mắc hội chứng "ngủ quán tính".
"Biểu hiện tiêu biểu của hội chứng ngủ quán tính là chúng ta luôn thức giấc khi đang ngủ say. Do nhiệt độ trong não và lượng máu tới não đều giảm trong giai đoạn ngủ sâu, việc chúng ta thức giấc giữa chừng khiến não không kịp thích nghi với tốc độ làm việc nhanh. Trong trường hợp đó chúng ta nên nghỉ ngơi trước khi tiếp thu kiến thức", Mednick phát biểu.
Minh Long
VnExpress
Ảnh: National Geographic.
Đó là tuyên bố của Matthew Walker - một nhà khoa học của Đại học California, Mỹ - trong cuộc họp thường niên của Hiệp hội Vì sự tiến bộ của khoa học Mỹ, tại thành phố San Diego vào ngày 22/2.
Những nghiên cứu về giấc ngủ trong nhiều thập kỷ qua cho thấy hoạt động nhắm mắt giúp con người tăng khả năng ghi nhớ và củng cố ký ức. Từ đó nhiều người cho rằng một giấc ngủ sâu vào ban đêm có lợi cho việc học tập hơn những giấc ngủ ngắn vào ban ngày.
Ngày nay các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân tại sao ngủ khiến chúng ta tiếp thu thông tin dễ hơn. Khi con người thức, thông tin bị "nhốt" trong ký ức ngắn hạn ở thùy hải mã (hippocampus) trong não. Trong lúc chúng ta ngủ, thông tin di chuyển vào ký ức dài hạn trong vỏ não. Hiện tượng này không chỉ giúp não xử lý thông tin mới, mà còn giải phóng "kho chứa" để não tiếp nhận thông tin mới.
"Điều đó có nghĩa chúng ta chẳng những nên ngủ sau khi học, mà việc ngủ trước khi học cũng rất cần thiết. Giấc ngủ giúp não đạt tới trạng thái giống như miếng gạc khô để sẵn sàng hút thông tin", National Geographic dẫn lời Walker.
Để chứng minh nhận định trên, Walker và các đồng nghiệp mời 39 người trưởng thành tham gia một thử nghiệm. Họ được chia thành hai nhóm. Một nhóm ngủ khoảng 90 phút trước khi tham gia thử nghiệm, còn nhóm kia kia không ngủ. Sau đó các chuyên gia yêu cầu cả hai nhóm tiếp thu những thông tin mới và tổng hợp những điều mà họ nhớ được.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy nhóm không ngủ nhớ được ít thông tin hơn so với nhóm ngủ. Kết quả theo dõi hoạt động não tình nguyện viên cho thấy thùy hải mã của nhóm ngủ được "dọn dẹp" trong giai đoạn thứ hai - gọi là giai đoạn mắt cử động không nhanh - của giấc ngủ.
Phát hiện mới củng cố giả thuyết về lợi ích của những giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều tiếp thu kiến thức nhanh và hiệu quả hơn sau những giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Đó là tuyên bố của Sara Mednick, một giáo sư bệnh học tâm thần của Đại học California. Một số cá nhân có xu hướng chệnh choạng và mất phương hướng sau giấc ngủ ngắn do mắc hội chứng "ngủ quán tính".
"Biểu hiện tiêu biểu của hội chứng ngủ quán tính là chúng ta luôn thức giấc khi đang ngủ say. Do nhiệt độ trong não và lượng máu tới não đều giảm trong giai đoạn ngủ sâu, việc chúng ta thức giấc giữa chừng khiến não không kịp thích nghi với tốc độ làm việc nhanh. Trong trường hợp đó chúng ta nên nghỉ ngơi trước khi tiếp thu kiến thức", Mednick phát biểu.
Minh Long
VnExpress