- Tham gia
- 25/5/2013
- Bài viết
- 582
"Rác, điện, nước" luôn là những vấn đề gây nhức nhối trong ý thức của con người hiện nay, đặc biệt là tình trạng xả rác "vô tội vạ" dường như càng ngày càng được sự "hưởng ứng nồng nhiệt" từ người lớn cho đến trẻ em.
Một clip vui nhưng rất đáng để ai cũng phải suy ngẫm
Trong đó, xả rác bừa bãi sau mỗi dịp lễ hội có vẻ như đang trở thành một “xu thế” không hề đẹp mắt chút nào của một bộ phận người Việt hiện nay. Những kỳ lễ hội luôn là dịp để mọi người tụ tập cùng nhau vui chơi, thư giãn sau những ngày làm việc vất vả. Thế nhưng, có một thực tế mà ai ai cũng phải ngán ngẩm đó là tình trạng vứt rác bừa bãi sau khi lễ hội kết thúc.
Quang cảnh thường thấy sau mỗi dịp lễ hội khiến nhiều người cảm thấy "quen mắt"
Gần đây nhất chính là câu chuyện rác thải hậu đêm giao thừa chào đón năm mới 2015. Cũng như mọi năm, cứ đến đêm giao thừa mọi người từ khắp nơi lại tề tựu quanh các điểm bán pháo bông để cùng chiêm ngưỡng những màn biểu diễn ánh sáng chào đón năm mới. Mọi chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như không có những cảnh tượng ngập tràn rác sau khi màn trình diễn pháo hoa kết thúc. Rác ngập tràn cả một con đường, dưới chân không chỗ nào là không có rác khiến nhiều người phải tự hỏi về ý thức của những người vứt rác.
Sau khoảnh khắc chào đón giao thừa thì đây là những gì mọi người “để lại”
Ai ai cũng ngại bẩn và thích mặc đẹp, thế nhưng nhiều người lại chỉ biết khư khư giữ gìn vệ sinh cho riêng mình mà quên mất cộng đồng. Những tờ giấy báo, những mảng nilong lót ngồi sau khi “hoàn thành nhiệm vụ” giữ cho váy áo không bị lấm bẩn được “vô tư” giữ nguyên “hiện trường”, nằm la liệt ngổn ngang cùng với những vỏ chai, vỏ bánh. Có thể nhiều người đã quên mất rằng, giữ gìn vệ sinh chung cũng là góp phần giữ vệ sinh cho chính bản thân mình.Thế mới nói nhiều người cứ chỉ chăm chăm học những điều to tát, mong muốn làm những điều lớn lao, cứ ra vẻ “học cao, hiểu rộng” nhưng lại quên mất đi những điều nhỏ nhặt như vứt rác đúng nơi quy định. Tôi thì lại thấy thương cho những người lao công quét dọn, vì chỉ vài tiếng nữa sau khi đám đông giải tán thôi là họ lại phải còng lưng mà đối mặt với những bãi rác to tướng ấy mà quét dọn.
Những người lao công thu dọn “chiến trường” sau những dịp lễ
Chứng kiến một số du khách nước ngoài cũng lưu lại khung cảnh ngổn ngang rác thải ấy trong đêm giao thừa, tôi không khỏi chột dạ và xấu hổ thay cho đất nước mình. Rồi họ sẽ làm gì với những bức ảnh ấy, tôi cũng không dám đoán, song hẳn những điều đó sẽ không hề có lợi cho hình ảnh của đất nước chúng ta. Thử hỏi, một đất nước luôn tràn ngập những rác sẽ ra sao trong mắt bạn bè quốc tế? Và còn ai sẽ dám đến với đất nước chúng ta mà tham quan, du lịch nữa khi mà nhìn đâu cũng thấy rác?
Một chút chia sẻ cho những ngày đầu năm 2015 không phải mong muốn thay đổi tất cả mọi người, nhưng chỉ hi vọng khi nhìn thấy những cảnh tượng không mấy đẹp mắt này, nhiều người sẽ biết ý thức hơn về những hành động của mình và không còn thờ ơ với những khẩu hiệu “Hãy cho tôi rác” nữa.
Mia Phạm
Read more
Một clip vui nhưng rất đáng để ai cũng phải suy ngẫm
Trong đó, xả rác bừa bãi sau mỗi dịp lễ hội có vẻ như đang trở thành một “xu thế” không hề đẹp mắt chút nào của một bộ phận người Việt hiện nay. Những kỳ lễ hội luôn là dịp để mọi người tụ tập cùng nhau vui chơi, thư giãn sau những ngày làm việc vất vả. Thế nhưng, có một thực tế mà ai ai cũng phải ngán ngẩm đó là tình trạng vứt rác bừa bãi sau khi lễ hội kết thúc.
Quang cảnh thường thấy sau mỗi dịp lễ hội khiến nhiều người cảm thấy "quen mắt"
Gần đây nhất chính là câu chuyện rác thải hậu đêm giao thừa chào đón năm mới 2015. Cũng như mọi năm, cứ đến đêm giao thừa mọi người từ khắp nơi lại tề tựu quanh các điểm bán pháo bông để cùng chiêm ngưỡng những màn biểu diễn ánh sáng chào đón năm mới. Mọi chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như không có những cảnh tượng ngập tràn rác sau khi màn trình diễn pháo hoa kết thúc. Rác ngập tràn cả một con đường, dưới chân không chỗ nào là không có rác khiến nhiều người phải tự hỏi về ý thức của những người vứt rác.
Sau khoảnh khắc chào đón giao thừa thì đây là những gì mọi người “để lại”
Ai ai cũng ngại bẩn và thích mặc đẹp, thế nhưng nhiều người lại chỉ biết khư khư giữ gìn vệ sinh cho riêng mình mà quên mất cộng đồng. Những tờ giấy báo, những mảng nilong lót ngồi sau khi “hoàn thành nhiệm vụ” giữ cho váy áo không bị lấm bẩn được “vô tư” giữ nguyên “hiện trường”, nằm la liệt ngổn ngang cùng với những vỏ chai, vỏ bánh. Có thể nhiều người đã quên mất rằng, giữ gìn vệ sinh chung cũng là góp phần giữ vệ sinh cho chính bản thân mình.Thế mới nói nhiều người cứ chỉ chăm chăm học những điều to tát, mong muốn làm những điều lớn lao, cứ ra vẻ “học cao, hiểu rộng” nhưng lại quên mất đi những điều nhỏ nhặt như vứt rác đúng nơi quy định. Tôi thì lại thấy thương cho những người lao công quét dọn, vì chỉ vài tiếng nữa sau khi đám đông giải tán thôi là họ lại phải còng lưng mà đối mặt với những bãi rác to tướng ấy mà quét dọn.
Những người lao công thu dọn “chiến trường” sau những dịp lễ
Chứng kiến một số du khách nước ngoài cũng lưu lại khung cảnh ngổn ngang rác thải ấy trong đêm giao thừa, tôi không khỏi chột dạ và xấu hổ thay cho đất nước mình. Rồi họ sẽ làm gì với những bức ảnh ấy, tôi cũng không dám đoán, song hẳn những điều đó sẽ không hề có lợi cho hình ảnh của đất nước chúng ta. Thử hỏi, một đất nước luôn tràn ngập những rác sẽ ra sao trong mắt bạn bè quốc tế? Và còn ai sẽ dám đến với đất nước chúng ta mà tham quan, du lịch nữa khi mà nhìn đâu cũng thấy rác?
Một chút chia sẻ cho những ngày đầu năm 2015 không phải mong muốn thay đổi tất cả mọi người, nhưng chỉ hi vọng khi nhìn thấy những cảnh tượng không mấy đẹp mắt này, nhiều người sẽ biết ý thức hơn về những hành động của mình và không còn thờ ơ với những khẩu hiệu “Hãy cho tôi rác” nữa.
Mia Phạm
Read more