- Tham gia
- 9/12/2010
- Bài viết
- 2.416
Hôn gió thì có vị gì, lại còn hôn qua YM, bằng phím, bằng chuột nữa chứ. Nào ai cảm thấy vị tanh tanh của mặt hồ, nồng nồng ngái ngái của son môi, chua chua của nước bọt, the the của miệng lưỡi, ngòn ngọt thoáng chút ngán ngán của thịt thà, thoang thoảng mùi bạc hà sót lại của cái kẹo cao su vừa nhả tõm xuống hồ, léo nhéo tiếng hàng rong qua lại, anh ơi mua chewing-gum, anh chị mua cóc ổi...
Chả thèm nhìn mặt đứa hàng rong nào mà biết nó bán gì. Những cái hôn mùa ấy không phải hôn gió, dẫu chiều đang trở gió.
Nhưng vì hôm nay là chiều thứ 7, thế nên hôn gió thôi, mà lại làm cho nhau tức ngực, tức đến khó thở. Thế là nhớ hôn, lâu lắm chả biết hôn có màu gì, mùi gì? Rằng dạo này người ta hôn nhau ra sao. Có pha thêm giấm ớt, mắm, hay có mùi hành tỏi...
Nụ hôn đầu tiên trong đời chắc chẳng ai nhớ. Cứ quy về một action là người lớn đè ta ra, hôn lấy hôn để, hôn sấn hôn sổ, hôn cả khi khóc lóc tèm lem, mũi dãi nhập nhèm... Ấy là khi ta bắt đầu được hôn.
Nụ hôn đầu khi ta chủ động (bị kích động) đi hôn, là hôn con bạn ở lớp mẫu giáo. Hồi ấy 4 tuổi, đi học về gần đến nhà, được anh tên là Quang hàng xóm hỏi, con bé Hà xinh thế, có yêu nó không. Trả lời có ạ. Thế thì hôn nó đi. Chả nói chả rằng ra túm ngay lấy nó, chịn một phát vào má. Con bé kia khóc thét, vừa đi vừa chùi mồm (có dính nước bọt) chạy về mách bà nội... Bà nội nó chả sang nói gì, nhưng mấy hôm sau bảo với mẹ, rằng thằng cu nhà chị hôm nọ làm con cháu tôi sợ hết hồn. Nó về bảo bà ơi thằng ấy định cắn con... "Mẹ cái con Hà, răng tao sún cắn thế nào được mà cắn. Tại anh Quang xui tao chứ!!!"
Một khoảng thời gian dài không được ai hôn, cũng chẳng hôn ai. Trẻ con 8-13-14 tuổi quên rằng đời sống có hôn. Chúng hồn nhiên lớn lên, còn ngượng chín mặt khi học môn giải phẫu sinh lý người năm lớp 9. Còn rúc rích cười khi xem Lý Hùng và Diễm Hương e ấp diễn trò trên rạp chiếu phim thời mì ăn liền. Con gái quay mặt đi, đấm lưng nhau thùm thụp. Con trai muốn chứng tỏ mình đã lớn, có thằng còn nhìn nhau còn cười hố hố...
Rồi tự nhiên mà biết hôn thật. Hôn đầu tiên có mùi giới tính, chạm nhẹ vào nhau như hoa nhài, hoa cúc, như sợ lá bàng lá sen cũng biết đau. Sợ sân trường, sợ thầy cô, bè bạn. Sợ cả những lẩy bẩy đầu tiên bay biến tự bao giờ. Nhẹ đến nỗi bây giờ chả nhớ được rõ ràng từng sát na rung rinh cây cỏ. Như gió thoảng để bây giờ vẫn tự nghĩ, đúng là hồi ấy đếch biết hôn thế nào.
Và nuối tiếc. Rồi ngộ ra, có khi hôn như thế mới gọi là hôn ấy chứ...
Sau lớn lên, ta hôn những người ta yêu mến, những người được ta gọi là người tình.
Có những nụ hôn ta muốn mà không được.
Có những nụ hôn đồng thuận sẵn sàng.
Lại có những đôi môi mời mọc lơi lả dẫu ta còn lạnh lùng...
Và có ai từng hôn đủ các kiểu môi dày, môi mỏng, môi trái tim, môi trái... chuối, môi nâu, môi hồng, môi thâm sì Hàn Quốc (hôn xong suýt muốn nhổ ra vì son môi kinh chết được), môi cá trắm, cà mè, môi hạt mè, hạt đậu, môi sáo sậu, môi chim quyên...
Lại có hôn cuồng điên, hôn vồ vập, hôn cập rập, hôn thảnh thơi, hôn lên môi, hôn lên má, hôn tá lả, hôn lung tung, hôn thật xung, hôn yếu ớt, lại hôn lớt phớt, hôn kỹ càng, hôn quáng quàng, hôn lấy được, hôn đằng trước, hôn đằng sau, hôn sợ đau, hôn ngấu nghiến, hôn ác chiến, hôn nhẹ nhàng...
Lại có cả vừa hôn vừa chờ, vừa hôn vừa đợi...
Có kẻ hôn xong bối rối, có kẻ hôn xong lạnh lùng, có kẻ hôn xong khóc rưng rưng, lại có kẻ hôn xong bị tát cho vài phát...
Để môi nào bỏng rát... Môi nào tê tê...
Để mắt nào phê phê. Để miệng nào đớp đớp
Để hồn nào choáng ngợp, để tình nào hương đơm...
Và "môi nào hãy còn thơm" (TCS) còn môi nào trôi đi mãi mãi?
Đời người được/bị hôn bao nhiêu lần, ai nhớ được. Lại có những kẻ sống gần hết đời người mà chưa từng được hôn. Chưa từng được liêng miêng tiếc nuối. Chẳng biết hôn chua cay mặt ngọt thế nào? Có nổ lốp bốp như bỏng ngô bỏng lúa, có thơm như múi mít, múi hồng, múi khế hay không? Người chưa hôn hay chưa từng hôn có phải son lên một màu lạnh, phết một lớp dư vị buồn lên đôi môi trinh tơ ngỏ mãi.
Tôi có người chị họ, gần như bạn vong niên, lại thấy suốt cuộc đời chỉ hôn lên kỷ niệm, hôn lên nỗi niềm của chính mình, sau những mất mát dằn vặt? Sau những đổ vỡ của cuộc tình đầu thời thiếu nữ. Có những nụ hôn quên lãng, lại có những nụ hôn "bất tử", hôn vào thiên thu.
Gần đây có đôi nào đó còn mang nhau lên tận Fansipan để mà làm quả hôn cao nhất Đông Dương. Nụ hôn mang tính trình diễn này kể cũng nặng về màu mè, chơi nổi. Đã thế còn được các báo chí ra rả cổ súy, cứ như là không có nụ hôn kia, thì nước ta chẳng có một cái hôn kỷ lục nào.
Bây giờ trẻ con dường như hôn nhau sớm hơn. Sành hôn hơn. Và nụ hôn đầu của bọn trẻ yêu nhau rất nhiều khi diễn ra thẳng thừng trong... nhà nghỉ. Hôn nhau khi ấy chỉ là một bước đệm khởi động chóng vánh... cho những trò khác mà ai cũng biết là trò gì.
Và hôn ở nhà nghỉ thì có nhiều cảm xúc như những "nụ hôn không mất tiền". Nó có bồn chồn như công viên, liêng miêng như bờ suối, đắm đuối như ven sông, bềnh bồng như ghế đá, lịm má như bờ hồ... không nhỉ?
Và giải pháp nào cho những đôi hôn nhau ngày mai. Khi công viên, ghế đá, bờ hồ... ngày càng bị thu hẹp, càng ít đi. Và cái chính nữa là ở những nơi công cộng thế này, hôn nhau bị cấm, và được coi là hành vi... vô văn hóa.
Tôi có một câu đố nhỏ cho bạn: "Hôn nhau ở nơi công cộng và tiểu bậy, cái nào vô văn hóa hơn?". Khi ta đi ra đường đâu cũng có thể gặp và chấp nhận (như chuyện thường ngày) những bác tè đường. Còn cứ thấy kẻ khác hôn nhau, thì người ta thường khó chịu. Tôi thì lại có thêm một điều khó chịu nữa, là khó chịu vì thèm. Có đôi hôn nhau ngay trên xe máy, hôn hơn cả trong phòng... Nhìn thế trăm nghìn kẻ qua lại ai không thèm cho được.
Vì đấy là hôn thật, chứ có phải hôn gió đâu...
Viết trong một chiều thứ bảy, sau những cơn hôn gió nghẹn ngào, thế nên dạt dào cảm hứng... hôn.
Phố đã lên đèn rồi đấy, từng đoàn từng lớp những đôi lứa đang đèo nhau đi. Chẳng ai ngớ ngẩn đến mức ngồi tính xem hiện giờ, có bao nhiêu cặp môi đang chạm những cặp môi, có bao nhiêu cái lưỡi đang tìm những cái lưỡi.
Bởi chẳng thế nào tính được, đếm người ta đang hôn nhau, khác chi đếm những kẻ đang ngồi ăn tối khắp thành phố này, làm sao đếm cho nổi.
Chỉ biết là có đứa đang tức vỡ ngực vì thèm hôn.
Chỉ vì một cái hôn gió vu vơ, mà động cả một nỗi lòng chay tịnh.
Lại nhớ câu của bác Xuân Hồng, "cao cao bên cửa sổ, có hai người hôn nhau..."
Chả thèm nhìn mặt đứa hàng rong nào mà biết nó bán gì. Những cái hôn mùa ấy không phải hôn gió, dẫu chiều đang trở gió.
Nhưng vì hôm nay là chiều thứ 7, thế nên hôn gió thôi, mà lại làm cho nhau tức ngực, tức đến khó thở. Thế là nhớ hôn, lâu lắm chả biết hôn có màu gì, mùi gì? Rằng dạo này người ta hôn nhau ra sao. Có pha thêm giấm ớt, mắm, hay có mùi hành tỏi...
Nụ hôn đầu tiên trong đời chắc chẳng ai nhớ. Cứ quy về một action là người lớn đè ta ra, hôn lấy hôn để, hôn sấn hôn sổ, hôn cả khi khóc lóc tèm lem, mũi dãi nhập nhèm... Ấy là khi ta bắt đầu được hôn.
Nụ hôn đầu khi ta chủ động (bị kích động) đi hôn, là hôn con bạn ở lớp mẫu giáo. Hồi ấy 4 tuổi, đi học về gần đến nhà, được anh tên là Quang hàng xóm hỏi, con bé Hà xinh thế, có yêu nó không. Trả lời có ạ. Thế thì hôn nó đi. Chả nói chả rằng ra túm ngay lấy nó, chịn một phát vào má. Con bé kia khóc thét, vừa đi vừa chùi mồm (có dính nước bọt) chạy về mách bà nội... Bà nội nó chả sang nói gì, nhưng mấy hôm sau bảo với mẹ, rằng thằng cu nhà chị hôm nọ làm con cháu tôi sợ hết hồn. Nó về bảo bà ơi thằng ấy định cắn con... "Mẹ cái con Hà, răng tao sún cắn thế nào được mà cắn. Tại anh Quang xui tao chứ!!!"
Một khoảng thời gian dài không được ai hôn, cũng chẳng hôn ai. Trẻ con 8-13-14 tuổi quên rằng đời sống có hôn. Chúng hồn nhiên lớn lên, còn ngượng chín mặt khi học môn giải phẫu sinh lý người năm lớp 9. Còn rúc rích cười khi xem Lý Hùng và Diễm Hương e ấp diễn trò trên rạp chiếu phim thời mì ăn liền. Con gái quay mặt đi, đấm lưng nhau thùm thụp. Con trai muốn chứng tỏ mình đã lớn, có thằng còn nhìn nhau còn cười hố hố...
Rồi tự nhiên mà biết hôn thật. Hôn đầu tiên có mùi giới tính, chạm nhẹ vào nhau như hoa nhài, hoa cúc, như sợ lá bàng lá sen cũng biết đau. Sợ sân trường, sợ thầy cô, bè bạn. Sợ cả những lẩy bẩy đầu tiên bay biến tự bao giờ. Nhẹ đến nỗi bây giờ chả nhớ được rõ ràng từng sát na rung rinh cây cỏ. Như gió thoảng để bây giờ vẫn tự nghĩ, đúng là hồi ấy đếch biết hôn thế nào.
Và nuối tiếc. Rồi ngộ ra, có khi hôn như thế mới gọi là hôn ấy chứ...
Sau lớn lên, ta hôn những người ta yêu mến, những người được ta gọi là người tình.
Có những nụ hôn ta muốn mà không được.
Có những nụ hôn đồng thuận sẵn sàng.
Lại có những đôi môi mời mọc lơi lả dẫu ta còn lạnh lùng...
Và có ai từng hôn đủ các kiểu môi dày, môi mỏng, môi trái tim, môi trái... chuối, môi nâu, môi hồng, môi thâm sì Hàn Quốc (hôn xong suýt muốn nhổ ra vì son môi kinh chết được), môi cá trắm, cà mè, môi hạt mè, hạt đậu, môi sáo sậu, môi chim quyên...
Lại có hôn cuồng điên, hôn vồ vập, hôn cập rập, hôn thảnh thơi, hôn lên môi, hôn lên má, hôn tá lả, hôn lung tung, hôn thật xung, hôn yếu ớt, lại hôn lớt phớt, hôn kỹ càng, hôn quáng quàng, hôn lấy được, hôn đằng trước, hôn đằng sau, hôn sợ đau, hôn ngấu nghiến, hôn ác chiến, hôn nhẹ nhàng...
Lại có cả vừa hôn vừa chờ, vừa hôn vừa đợi...
Có kẻ hôn xong bối rối, có kẻ hôn xong lạnh lùng, có kẻ hôn xong khóc rưng rưng, lại có kẻ hôn xong bị tát cho vài phát...
Để môi nào bỏng rát... Môi nào tê tê...
Để mắt nào phê phê. Để miệng nào đớp đớp
Để hồn nào choáng ngợp, để tình nào hương đơm...
Và "môi nào hãy còn thơm" (TCS) còn môi nào trôi đi mãi mãi?
Đời người được/bị hôn bao nhiêu lần, ai nhớ được. Lại có những kẻ sống gần hết đời người mà chưa từng được hôn. Chưa từng được liêng miêng tiếc nuối. Chẳng biết hôn chua cay mặt ngọt thế nào? Có nổ lốp bốp như bỏng ngô bỏng lúa, có thơm như múi mít, múi hồng, múi khế hay không? Người chưa hôn hay chưa từng hôn có phải son lên một màu lạnh, phết một lớp dư vị buồn lên đôi môi trinh tơ ngỏ mãi.
Tôi có người chị họ, gần như bạn vong niên, lại thấy suốt cuộc đời chỉ hôn lên kỷ niệm, hôn lên nỗi niềm của chính mình, sau những mất mát dằn vặt? Sau những đổ vỡ của cuộc tình đầu thời thiếu nữ. Có những nụ hôn quên lãng, lại có những nụ hôn "bất tử", hôn vào thiên thu.
Gần đây có đôi nào đó còn mang nhau lên tận Fansipan để mà làm quả hôn cao nhất Đông Dương. Nụ hôn mang tính trình diễn này kể cũng nặng về màu mè, chơi nổi. Đã thế còn được các báo chí ra rả cổ súy, cứ như là không có nụ hôn kia, thì nước ta chẳng có một cái hôn kỷ lục nào.
Bây giờ trẻ con dường như hôn nhau sớm hơn. Sành hôn hơn. Và nụ hôn đầu của bọn trẻ yêu nhau rất nhiều khi diễn ra thẳng thừng trong... nhà nghỉ. Hôn nhau khi ấy chỉ là một bước đệm khởi động chóng vánh... cho những trò khác mà ai cũng biết là trò gì.
Và hôn ở nhà nghỉ thì có nhiều cảm xúc như những "nụ hôn không mất tiền". Nó có bồn chồn như công viên, liêng miêng như bờ suối, đắm đuối như ven sông, bềnh bồng như ghế đá, lịm má như bờ hồ... không nhỉ?
Và giải pháp nào cho những đôi hôn nhau ngày mai. Khi công viên, ghế đá, bờ hồ... ngày càng bị thu hẹp, càng ít đi. Và cái chính nữa là ở những nơi công cộng thế này, hôn nhau bị cấm, và được coi là hành vi... vô văn hóa.
Tôi có một câu đố nhỏ cho bạn: "Hôn nhau ở nơi công cộng và tiểu bậy, cái nào vô văn hóa hơn?". Khi ta đi ra đường đâu cũng có thể gặp và chấp nhận (như chuyện thường ngày) những bác tè đường. Còn cứ thấy kẻ khác hôn nhau, thì người ta thường khó chịu. Tôi thì lại có thêm một điều khó chịu nữa, là khó chịu vì thèm. Có đôi hôn nhau ngay trên xe máy, hôn hơn cả trong phòng... Nhìn thế trăm nghìn kẻ qua lại ai không thèm cho được.
Vì đấy là hôn thật, chứ có phải hôn gió đâu...
Viết trong một chiều thứ bảy, sau những cơn hôn gió nghẹn ngào, thế nên dạt dào cảm hứng... hôn.
Phố đã lên đèn rồi đấy, từng đoàn từng lớp những đôi lứa đang đèo nhau đi. Chẳng ai ngớ ngẩn đến mức ngồi tính xem hiện giờ, có bao nhiêu cặp môi đang chạm những cặp môi, có bao nhiêu cái lưỡi đang tìm những cái lưỡi.
Bởi chẳng thế nào tính được, đếm người ta đang hôn nhau, khác chi đếm những kẻ đang ngồi ăn tối khắp thành phố này, làm sao đếm cho nổi.
Chỉ biết là có đứa đang tức vỡ ngực vì thèm hôn.
Chỉ vì một cái hôn gió vu vơ, mà động cả một nỗi lòng chay tịnh.
Lại nhớ câu của bác Xuân Hồng, "cao cao bên cửa sổ, có hai người hôn nhau..."
Hiệu chỉnh bởi quản lý: