- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Không được sinh ra trong một gia đình giàu có và không có người thân làm quan chức to để có thể nhờ cậy… đó có phải là thiệt thòi không?
20 tuổi, sống với nhiều hoài bão và cả đam mê vì những điều mình yêu thích mà không muốn phụ thuộc vào bất kỳ ai, kể cả gia đình. Thế nên tôi làm tất cả những việc tôi cảm thấy phù hợp với khả năng của mình và “phải kiếm ra tiền”.
Có đấy! Tôi đã làm việc bằng đam mê, cũng kiếm được tiền từ công việc đang làm. Nhưng nhiều lúc tự hỏi đến bao giờ mới thôi lo nghĩ đến chuyện tiền bạc: tiền ở trọ, tiền ăn, tiền tiêu vặt và cả những khoản chi phí lặt vặt cho cuộc sống hiện tại. Dĩ nhiên là tôi vẫn không muốn phụ thuộc vào gia đình quá nhiều, dù đôi lúc vẫn phải nhờ bố mẹ phụ thêm vì những khoản không nằm trong kế hoạch chi tiêu. Chuyện tài chính với tôi trong một tháng chỉ có hai con đường: hoặc sẽ vừa đủ, hoặc sẽ thiếu thốn.
Nếu cuộc sống là một đường thẳng, có lẽ bằng chừng ấy cố gắng, tôi cũng sẽ vượt qua bốn năm đại học. Nhưng “Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai”, đã có lúc tôi muốn bỏ cuộc vì gặp quá nhiều khó khăn, cứ nghĩ mình nên sống như nhiều bạn sinh viên khác: Ngửa tay xin tiền gia đình, hết lại xin và học cho xong đại học, ra trường tính sau. Nhiều khi cố gắng làm việc hơn nhiều người khác, cuối cùng nhìn lại mình vẫn không thể bằng họ. Giống như việc tôi cố gắng leo lên cây để hái một quả ngọt, nhưng lúc đang mệt nhoài vì lên chưa tới nơi mà đã không còn sức, khi nhìn xuống lại thấy rất nhiều người đã nếm trái ngon vì họ mua được từ người khác. Lúc ấy tôi lại chẳng thể biết nên tiếp tục leo lên hay trèo xuống để làm như họ.
Dĩ nhiên, sống có mục đích là điều tốt nhất và phấn đấu vì điều ấy, nhưng không phải cứ đến đích là đã thành công, đôi khi chỉ cần chậm hơn người khác 1 giây thôi cũng đã là thua cuộc.
Thật ra mọi cố gắng từng ngày của tôi chỉ vì tôi luôn nghĩ về gia đình, tôi lo sợ với hoàn cảnh gia đình tôi so với mức sống hiện tại ở thành phố là một sự chênh lệch khá lớn. Những ngày mới đặt chân vào thành phố, tôi ăn không dám ăn, mặc không dám mua vì thứ gì cũng đắt. Tiền là thứ tôi nghĩ đến nhiều nhất, nhiều đến mức lấn át cả việc học hành, tôi lao vào kiếm việc làm, từ việc bưng bê ở quán cơm cho đến phục vụ quán café. Mừng rơi nước mắt mỗi khi đến tháng cầm được hơn một triệu tiền lương, không nhiều nhưng đủ để tôi trang trải trong một tháng. Tỉ lệ thuận đạt được là cuối học kỳ, điểm tổng kết của tôi xếp gần cuối lớp dù tôi không phải là một người có sức học quá tệ.
Cuối cùng tôi quyết định không đi làm thêm nữa và lên một kế hoạch tài chính và học tập cụ thể để mỗi tháng trôi qua, tôi có thể lấy lại được phong độ như ngày trước. Nhưng thật khó đối với tôi, vì không trường lớp nào dạy tôi phải sống sao cho đủ một tháng với số tiền ít ỏi, trong khi có rất nhiều thứ phải lo. Rồi còn việc học tập sẽ không hiệu quả nếu tôi không đầu tư tài liệu cũng như sức học.
Nhiều đêm ngồi một mình ngoài đường ngắm xe cộ qua lại, nước mắt thành dòng lúc nào không hay. “Cuộc sống khắc nghiệt quá!” - đó là điều tôi đã nghĩ khi trải qua những tháng ngày không biết là thử thách hay khổ đau. Vì không muốn phụ thuộc hay dựa dẫm vào người khác nên mỗi lần cảm thấy sắp gục ngã hoàn toàn, tôi kiếm tìm cho mình một nguồn động lực để có thể tự đứng lên.
Cho đến khi trò chuyện với những người thành công và cả những người đã từng thất bại đang trên đường xây dựng thành công, tôi mới nhận ra nếu chỉ làm việc như một con ong thợ chăm chỉ thì mãi mãi cũng như một người làm thuê để kiếm sống đủ ăn cho qua ngày mà không hề biết tương lai sau này như thế nào. Họ không chỉ cho tôi biết cánh cửa thành công để tôi bước vào, nhưng tôi học được ở họ cách để đến với con đường thành công.
Bạn biết đấy, để có một cuộc sống sung túc về sau không phải là gồng mình lên để dùng sức lực kiếm tiền, bất chấp mọi thử thách để có tiền… mà điều quan trọng nhất chính là nằm ở việc “Biết cách quản lý tài chính thật khôn ngoan”. Kết quả rõ ràng nhất mà tôi nhận được chính là việc không còn phải nhờ bố mẹ phụ thêm tiền mỗi tháng và cũng đã tích góp được một khoản riêng để dùng khi cần. Bên cạnh đó, thành tích học tập của tôi đã ổn định hơn, từ top cuối lớp, tôi đã nằm trong top điểm cao của lớp. Không chỉ bạn bè, thầy cô, mà gia đình tôi cũng bất ngờ vì chỉ trong nửa năm, tôi đã thay đổi được nhiều điều.
Hãy lên ngay một bản kế hoạch quản lý tài chính của mình, nếu việc này khó khăn, hãy tìm sự hỗ trợ từ kiến thức trong sách vở hoặc trực tiếp trò chuyện với những người đã biết cách quản lý tài chính của mình. Tôi tin, dù ở độ tuổi nào, dù bạn không dồi dào tài chính, bạn sẽ vẫn hài lòng với cuộc sống khi biết cách quản lý tài chính thật khôn ngoan.
20 tuổi, sống với nhiều hoài bão và cả đam mê vì những điều mình yêu thích mà không muốn phụ thuộc vào bất kỳ ai, kể cả gia đình. Thế nên tôi làm tất cả những việc tôi cảm thấy phù hợp với khả năng của mình và “phải kiếm ra tiền”.
Có đấy! Tôi đã làm việc bằng đam mê, cũng kiếm được tiền từ công việc đang làm. Nhưng nhiều lúc tự hỏi đến bao giờ mới thôi lo nghĩ đến chuyện tiền bạc: tiền ở trọ, tiền ăn, tiền tiêu vặt và cả những khoản chi phí lặt vặt cho cuộc sống hiện tại. Dĩ nhiên là tôi vẫn không muốn phụ thuộc vào gia đình quá nhiều, dù đôi lúc vẫn phải nhờ bố mẹ phụ thêm vì những khoản không nằm trong kế hoạch chi tiêu. Chuyện tài chính với tôi trong một tháng chỉ có hai con đường: hoặc sẽ vừa đủ, hoặc sẽ thiếu thốn.
Nếu cuộc sống là một đường thẳng, có lẽ bằng chừng ấy cố gắng, tôi cũng sẽ vượt qua bốn năm đại học. Nhưng “Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai”, đã có lúc tôi muốn bỏ cuộc vì gặp quá nhiều khó khăn, cứ nghĩ mình nên sống như nhiều bạn sinh viên khác: Ngửa tay xin tiền gia đình, hết lại xin và học cho xong đại học, ra trường tính sau. Nhiều khi cố gắng làm việc hơn nhiều người khác, cuối cùng nhìn lại mình vẫn không thể bằng họ. Giống như việc tôi cố gắng leo lên cây để hái một quả ngọt, nhưng lúc đang mệt nhoài vì lên chưa tới nơi mà đã không còn sức, khi nhìn xuống lại thấy rất nhiều người đã nếm trái ngon vì họ mua được từ người khác. Lúc ấy tôi lại chẳng thể biết nên tiếp tục leo lên hay trèo xuống để làm như họ.
Dĩ nhiên, sống có mục đích là điều tốt nhất và phấn đấu vì điều ấy, nhưng không phải cứ đến đích là đã thành công, đôi khi chỉ cần chậm hơn người khác 1 giây thôi cũng đã là thua cuộc.
Thật ra mọi cố gắng từng ngày của tôi chỉ vì tôi luôn nghĩ về gia đình, tôi lo sợ với hoàn cảnh gia đình tôi so với mức sống hiện tại ở thành phố là một sự chênh lệch khá lớn. Những ngày mới đặt chân vào thành phố, tôi ăn không dám ăn, mặc không dám mua vì thứ gì cũng đắt. Tiền là thứ tôi nghĩ đến nhiều nhất, nhiều đến mức lấn át cả việc học hành, tôi lao vào kiếm việc làm, từ việc bưng bê ở quán cơm cho đến phục vụ quán café. Mừng rơi nước mắt mỗi khi đến tháng cầm được hơn một triệu tiền lương, không nhiều nhưng đủ để tôi trang trải trong một tháng. Tỉ lệ thuận đạt được là cuối học kỳ, điểm tổng kết của tôi xếp gần cuối lớp dù tôi không phải là một người có sức học quá tệ.
Cuối cùng tôi quyết định không đi làm thêm nữa và lên một kế hoạch tài chính và học tập cụ thể để mỗi tháng trôi qua, tôi có thể lấy lại được phong độ như ngày trước. Nhưng thật khó đối với tôi, vì không trường lớp nào dạy tôi phải sống sao cho đủ một tháng với số tiền ít ỏi, trong khi có rất nhiều thứ phải lo. Rồi còn việc học tập sẽ không hiệu quả nếu tôi không đầu tư tài liệu cũng như sức học.
Nhiều đêm ngồi một mình ngoài đường ngắm xe cộ qua lại, nước mắt thành dòng lúc nào không hay. “Cuộc sống khắc nghiệt quá!” - đó là điều tôi đã nghĩ khi trải qua những tháng ngày không biết là thử thách hay khổ đau. Vì không muốn phụ thuộc hay dựa dẫm vào người khác nên mỗi lần cảm thấy sắp gục ngã hoàn toàn, tôi kiếm tìm cho mình một nguồn động lực để có thể tự đứng lên.
Cho đến khi trò chuyện với những người thành công và cả những người đã từng thất bại đang trên đường xây dựng thành công, tôi mới nhận ra nếu chỉ làm việc như một con ong thợ chăm chỉ thì mãi mãi cũng như một người làm thuê để kiếm sống đủ ăn cho qua ngày mà không hề biết tương lai sau này như thế nào. Họ không chỉ cho tôi biết cánh cửa thành công để tôi bước vào, nhưng tôi học được ở họ cách để đến với con đường thành công.
Bạn biết đấy, để có một cuộc sống sung túc về sau không phải là gồng mình lên để dùng sức lực kiếm tiền, bất chấp mọi thử thách để có tiền… mà điều quan trọng nhất chính là nằm ở việc “Biết cách quản lý tài chính thật khôn ngoan”. Kết quả rõ ràng nhất mà tôi nhận được chính là việc không còn phải nhờ bố mẹ phụ thêm tiền mỗi tháng và cũng đã tích góp được một khoản riêng để dùng khi cần. Bên cạnh đó, thành tích học tập của tôi đã ổn định hơn, từ top cuối lớp, tôi đã nằm trong top điểm cao của lớp. Không chỉ bạn bè, thầy cô, mà gia đình tôi cũng bất ngờ vì chỉ trong nửa năm, tôi đã thay đổi được nhiều điều.
Hãy lên ngay một bản kế hoạch quản lý tài chính của mình, nếu việc này khó khăn, hãy tìm sự hỗ trợ từ kiến thức trong sách vở hoặc trực tiếp trò chuyện với những người đã biết cách quản lý tài chính của mình. Tôi tin, dù ở độ tuổi nào, dù bạn không dồi dào tài chính, bạn sẽ vẫn hài lòng với cuộc sống khi biết cách quản lý tài chính thật khôn ngoan.
Theo Mực Tím
Hiệu chỉnh bởi quản lý: