nguyennam04091990
Thành viên
- Tham gia
- 7/4/2014
- Bài viết
- 2
Là sinh viên, bạn đang ở quãng thời gian giàu năng lượng nhất trong cuộc đời. Làm gì, sống thế nào cho bõ khoảng thời gian đẹp ấy, để khi bạn nhìn lại sẽ không phải buông một lời hối tiếc? Hãy đi làm thêm, một công việc có-trả-lương hẳn hoi và trải nghiệm những gì công việc ấy mang lại!
1. Để biết quý trọng đồng tiền
19 năm qua chúng ta đã sống ngây thơ vô nghĩ kiểu “con chỉ cần học ngoan, chơi ngoan, việc tiền bạc cứ để bố mẹ lo”. Đôi khi chúng ta quên đi gánh lo cơm áo luôn đè nặng trên vai cha mẹ.
Hãy thử cái cảm giác chờ đợi cho đến ngày nhận lương, biết một tiếng đồng hồ chạy bàn đôn đáo hay mòn mỏi trông shop chỉ được trả 10,000-15,000đ, để học cách thương cha mẹ nhiều hơn và thận trọng hơn mỗi khi rút ví tiêu xài.
2. Để độc lập hơn về mặt tài chính
Học đại học, liệu bạn có trở nên trưởng thành hơn? Câu trả lời sẽ thật mơ hồ nếu bạn vẫn phải ngửa tay xin bố mẹ, dù chỉ là vài chục nghìn mua một quyển sách, vài trăm nghìn để đi chơi với bạn bè.
Thay vào đó, tại sao bạn không tự đi làm, làm để tự mua sắm cho bản thân, tiết kiệm cho những chuyến đi xa và hoa mùng 8/3 tặng mẹ sẽ không phải dùng tiền của bố, quà sinh nhật bố sẽ không phải hỏi xin mẹ?
3. Để học cách cân đối thời gian
Hẳn bạn sẽ lo lắng việc đi làm thêm sẽ làm sa sút bảng điểm của mình ở trường. Nhưng sự thật là, chỉ khi bạn đặt lên mình một áp lực nhất định, giữa công việc, học tập và giải trí, bạn mới thực sự có động lực để có thể xoay sở và tìm cách phân bổ thời gian khoa học hợp lí. Chúng ta thường ngụy biện rằng “mình bận”. Nhưng hãy tự hỏi bản thân, nếu không đi làm, thì trong 24 giờ, bao nhiều trong số đó bạn dành để học tập, và bao nhiêu cho những thứ “việc” không tên?
4. Để được va chạm với môi trường làm việc
Có một tỉ thứ mà trường đại học không dạy cho bạn. Một trong số đó là sức nóng và sự cạnh tranh gay gắt chỉ có trong công việc, khi mà kết quả công việc sẽ ảnh hưởng đến đồng lương- lợi ích sát sườn của mỗi người. Bạn sẽ biết nỗ lực hơn khi lương thưởng tính trên năng suất, căn đồng hồ chuẩn xác hơn khi đi muộn bị phạt nộp tiền xung quỹ.
5. Để nâng cao trách nhiệm của bản thân
Đi làm, đặc biệt là ở những tổ chức, công ty lớn, nghĩa là bạn trở thành một mắt xích trong bộ máy quy trình với cả trăm thậm chí cả ngàn mắt xích. Bạn sẽ dần ý thức được việc mình hay bất kì mắt xích nào fail sẽ làm fail cả bộ máy hoạt động đó.
6. Để có thêm nhiều mối quan hệ
Là bạn bè ở nơi làm, những người đồng trang lứa, cũng đang tìm kiếm trải nghiệm như bạn. Các bạn có thể giúp đỡ nhau trong học tập, chia sẻ với nhau định hướng công việc, tình cảm.
Là các anh chị đi trước, những người có cả kho kinh nghiệm để bạn có thể học hỏi và một network quan hệ rộng rãi. Nếu biết duy trì giữ gìn mối quan hệ, biết đâu họ có thể giúp đỡ bạn điều gì đó khi thực tập, khi làm khóa luận, hay khi bạn tìm kiếm việc làm sau tốt nghiệp.
7. Để tìm kiếm cơ hội và đam mê
Không ít bạn trẻ không cảm thấy yêu thích trường Đại học và chuyên ngành mình đang theo học, có đến cả ngàn lí do. Đôi khi phải bước vào môi trường học rồi, các bạn mới nhận ra, mình không phù hợp, hay hoàn toàn không có hứng thú với ngành nghề ấy. Tuy nhiên, cũng vì nhiều lí do khác, các bạn chậc lưỡi và tiếp tục “cố gắng” hoàn thành 4-5 năm học đã được lập trình sẵn.
Hiện nay, việc sinh viên đi làm trái ngành trái nghề không còn lạ lẫm nữa. Nhưng làm nghề gì? Đi làm thêm ngay từ khi còn là sinh viên, đặc biệt ở những ngành nghề mà bạn đang cảm thấy thú vị, sẽ là những khởi đầu sớm hơn để bạn khám phá niềm đam mê thực sự, nếu không, ít nhất bạn cũng bớt lưu luyến để nhanh chóng chuyển sang một cánh cửa khác.
8. Để có một tấm CV lung linh hơn
Hãy lấp đầy phần “Kinh nghiệm làm việc” trên CV bằng những trải nghiệm mà các bạn thu lượm được từ những ngày đi làm thêm. Không quan trọng là việc làm thêm ấy có liên quan trực tiếp đến vị trí bạn apply mà nhà tuyển dụng sẽ quan tâm hơn tới những kĩ năng bạn học được từ công việc trước đây. Chẳng hạn, công việc gia sư cho phép bạn có khả năng thuyết trình, giải thích về sản phẩm; làm nhân viên chạy bàn rèn luyện cho bạn trí nhớ, sự chu đáo và kĩ năng giao tiếp cởi mở thân thiện.
Còn chần chừ gì mà không nhanh tay search mạng và apply cho một công việc part-time, trước khi thời sinh viên vụt qua, phải không các bạn?
Theo: Possible
1. Để biết quý trọng đồng tiền
19 năm qua chúng ta đã sống ngây thơ vô nghĩ kiểu “con chỉ cần học ngoan, chơi ngoan, việc tiền bạc cứ để bố mẹ lo”. Đôi khi chúng ta quên đi gánh lo cơm áo luôn đè nặng trên vai cha mẹ.
Hãy thử cái cảm giác chờ đợi cho đến ngày nhận lương, biết một tiếng đồng hồ chạy bàn đôn đáo hay mòn mỏi trông shop chỉ được trả 10,000-15,000đ, để học cách thương cha mẹ nhiều hơn và thận trọng hơn mỗi khi rút ví tiêu xài.
2. Để độc lập hơn về mặt tài chính
Học đại học, liệu bạn có trở nên trưởng thành hơn? Câu trả lời sẽ thật mơ hồ nếu bạn vẫn phải ngửa tay xin bố mẹ, dù chỉ là vài chục nghìn mua một quyển sách, vài trăm nghìn để đi chơi với bạn bè.
Thay vào đó, tại sao bạn không tự đi làm, làm để tự mua sắm cho bản thân, tiết kiệm cho những chuyến đi xa và hoa mùng 8/3 tặng mẹ sẽ không phải dùng tiền của bố, quà sinh nhật bố sẽ không phải hỏi xin mẹ?
3. Để học cách cân đối thời gian
Hẳn bạn sẽ lo lắng việc đi làm thêm sẽ làm sa sút bảng điểm của mình ở trường. Nhưng sự thật là, chỉ khi bạn đặt lên mình một áp lực nhất định, giữa công việc, học tập và giải trí, bạn mới thực sự có động lực để có thể xoay sở và tìm cách phân bổ thời gian khoa học hợp lí. Chúng ta thường ngụy biện rằng “mình bận”. Nhưng hãy tự hỏi bản thân, nếu không đi làm, thì trong 24 giờ, bao nhiều trong số đó bạn dành để học tập, và bao nhiêu cho những thứ “việc” không tên?
4. Để được va chạm với môi trường làm việc
Có một tỉ thứ mà trường đại học không dạy cho bạn. Một trong số đó là sức nóng và sự cạnh tranh gay gắt chỉ có trong công việc, khi mà kết quả công việc sẽ ảnh hưởng đến đồng lương- lợi ích sát sườn của mỗi người. Bạn sẽ biết nỗ lực hơn khi lương thưởng tính trên năng suất, căn đồng hồ chuẩn xác hơn khi đi muộn bị phạt nộp tiền xung quỹ.
5. Để nâng cao trách nhiệm của bản thân
Đi làm, đặc biệt là ở những tổ chức, công ty lớn, nghĩa là bạn trở thành một mắt xích trong bộ máy quy trình với cả trăm thậm chí cả ngàn mắt xích. Bạn sẽ dần ý thức được việc mình hay bất kì mắt xích nào fail sẽ làm fail cả bộ máy hoạt động đó.
6. Để có thêm nhiều mối quan hệ
Là bạn bè ở nơi làm, những người đồng trang lứa, cũng đang tìm kiếm trải nghiệm như bạn. Các bạn có thể giúp đỡ nhau trong học tập, chia sẻ với nhau định hướng công việc, tình cảm.
Là các anh chị đi trước, những người có cả kho kinh nghiệm để bạn có thể học hỏi và một network quan hệ rộng rãi. Nếu biết duy trì giữ gìn mối quan hệ, biết đâu họ có thể giúp đỡ bạn điều gì đó khi thực tập, khi làm khóa luận, hay khi bạn tìm kiếm việc làm sau tốt nghiệp.
7. Để tìm kiếm cơ hội và đam mê
Không ít bạn trẻ không cảm thấy yêu thích trường Đại học và chuyên ngành mình đang theo học, có đến cả ngàn lí do. Đôi khi phải bước vào môi trường học rồi, các bạn mới nhận ra, mình không phù hợp, hay hoàn toàn không có hứng thú với ngành nghề ấy. Tuy nhiên, cũng vì nhiều lí do khác, các bạn chậc lưỡi và tiếp tục “cố gắng” hoàn thành 4-5 năm học đã được lập trình sẵn.
Hiện nay, việc sinh viên đi làm trái ngành trái nghề không còn lạ lẫm nữa. Nhưng làm nghề gì? Đi làm thêm ngay từ khi còn là sinh viên, đặc biệt ở những ngành nghề mà bạn đang cảm thấy thú vị, sẽ là những khởi đầu sớm hơn để bạn khám phá niềm đam mê thực sự, nếu không, ít nhất bạn cũng bớt lưu luyến để nhanh chóng chuyển sang một cánh cửa khác.
8. Để có một tấm CV lung linh hơn
Hãy lấp đầy phần “Kinh nghiệm làm việc” trên CV bằng những trải nghiệm mà các bạn thu lượm được từ những ngày đi làm thêm. Không quan trọng là việc làm thêm ấy có liên quan trực tiếp đến vị trí bạn apply mà nhà tuyển dụng sẽ quan tâm hơn tới những kĩ năng bạn học được từ công việc trước đây. Chẳng hạn, công việc gia sư cho phép bạn có khả năng thuyết trình, giải thích về sản phẩm; làm nhân viên chạy bàn rèn luyện cho bạn trí nhớ, sự chu đáo và kĩ năng giao tiếp cởi mở thân thiện.
Còn chần chừ gì mà không nhanh tay search mạng và apply cho một công việc part-time, trước khi thời sinh viên vụt qua, phải không các bạn?
Theo: Possible
Hiệu chỉnh bởi quản lý: