- Tham gia
- 6/11/2013
- Bài viết
- 2.443
Không như hầu hết các loài động vật khác, cơ thể con người không thể tự sản xuất vitamin C. Thiếu hụt chất này đưa đến bệnh scorbut với triệu chứng kinh điển: chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương, có các vết thâm rộng tím trên da, dễ bị nhiễm trùng.
Vitamin C có nhiều trong các loại rau xanh như bông cải xanh, cà chua, trong các loại nước quả tươi như cam, chanh, quýt, bưởi… Chức năng chủ yếu của vitamin C là giúp sản xuất collagen, một protein chính của cơ thể (vì vậy có ảnh hưởng đến làn da), tham gia sản xuất một số chất dẫn truyền thần kinh và hóc-môn, giúp hấp thụ và sử dụng các yếu tố dinh dưỡng khác. Vitamin C cũng là chất chống oxy hóa rất quan trọng (bên cạnh vitamin E, beta-carotene và chất khoáng selen).
Vitamin C có nhiều trong các loại hoa quả tươi.
Theo Phó giáo sư, dược sĩ Nguyễn Hữu Đức, hiện nay, vitamin C được bày bán dưới dạng thuốc và thực phẩm chức năng. Nhiều người thấy vitamin C được bán như thực phẩm chức năng nên cứ nghĩ đây là loại dùng tùy tiện mà không có hại.
Cần lưu ý, không được lạm dụng vitamin này quá nhiều vì nhu cầu khuyến cáo cung cấp vitamin C hàng ngày cho cơ thể chỉ là 60mg (viên vitamin C 1g là quá nhiều). Dùng vitamin C liều cao (quá 1g/ngày) có nguy cơ bị tiêu chảy, loét đường tiêu hóa (nếu uống vào lúc bụng trống), sỏi thận oxalat, rối loạn tiêu hóa, giảm độ bền hồng cầu.
Lưu ý về vitamin C dạng sủi
Một dạng thuốc đang được dùng khá nhiều hiện nay là viên thuốc sủi bọt, còn gọi tắt là viên sủi bởi khi được thả vào nước sẽ sủi bọt mạnh, khí thoát ra làm cho viên tan vỡ, tan trong nước hoàn toàn tạo thành dung dịch dễ uống.
Người bị tăng huyết áp không được uống C sủi.
Viên sủi bọt C thông dụng hiện nay chứa 1g (tức 1.000mg) vitamin C, cao hơn 16 lần nhu cầu khuyến cáo hàng ngày. Chỉ một số trường hợp thiếu vitamin đến độ bệnh lý mới cần dùng vitamin liều cao (gọi là liều điều trị). Vitamin C cũng thế. Việc dùng vitamin C liều cao để trị cảm cúm hiện vẫn còn gây tranh cãi, trong khi dùng quá 1g mỗi ngày rất dễ bị các tác dụng phụ như đã nói.
Cũng theo Phó giáo sư Đức, những người bị tăng huyết áp tuyệt đối không dùng thuốc dạng sủi bọt nói chung, trong đó có viên C sủi. Bởi một số người phải kiêng muối, tức không được ăn mặn, như người bị bệnh tăng huyết áp chẳng hạn. Thực chất của kiêng muối chính là kiêng natri (muối ăn là natri clorid), trong khi bất cứ thuốc sủi bọt nào cũng chứa natri (nhằm phản ứng với axít citric có trong viên thuốc để gặp nước sẽ sủi bọt). Nếu người bị tăng huyết áp đang điều trị mà ăn nhiều muối hoặc dùng chất có nhiều natri thì huyết áp sẽ tăng vọt.
Không nên tiêm vitamin C làm đẹp da
Phụ nữ muốn có làn da tươi tắn mịn màng, vóc dáng khỏe khoắn chắc chắn phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng dưỡng chất, bên cạnh chế độ nghỉ ngơi và vận động thích hợp. Riêng vitamin với vai trò xúc tác các hệ thống enzyme, thúc đẩy quá trình chuyển hóa các dưỡng chất khác, đặc biệt chống oxy hóa ngăn ngừa lão hóa, được xem có vai trò sinh học chủ yếu giúp làn da tươi tắn mịn màng. Tuy nhiên, không ít người không xem nguồn thực phẩm, đặc biệt các loại rau quả trái cây, là nguồn thiên nhiên dồi dào và an toàn giúp bổ sung vitamin mà chỉ chuộng dùng thuốc.
Tiêm vitamin C dưới da để làm đẹp là một hoạt động không đảm bảo an toàn.
Có người, kể cả một số nhà điều trị, không dùng vitamin dạng thuốc uống mà lại dùng dạng tiêm chích. Như có nhiều người tự ý dùng Laroscorbine (vitamin C dạng tiêm) hoặc dùng các chế phẩm tiêm chích chứa vitamin C kết hợp với các chất khác như glutathione, axit alpha lipoic (ALA), collagen (như chế phẩm có tên Biome G Alpha, Aqua skin EGF-Whitening…) với lý do duy nhất là làm “trắng da, đẹp da”.
Phó giáo sư Đức cho biết hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học kiểm chứng sự kết hợp dùng tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp các chế phẩm vừa kể có hay không tác dụng trắng da, đẹp da. Nếu phân tích kỹ việc dùng vitamin hay dùng các chế phẩm kết hợp tiêm tĩnh mạch, ta thấy chỉ chuốc lấy sự nguy hiểm hơn là đạt một lợi ích nào đó về mặt sức khoẻ. Nên lưu ý, nếu tiêm chích không vô trùng thì có nguy cơ bị nhiễm trùng rất nguy hiểm, như bị ápxe, nhiễm HIV, nhiễm viêm gan siêu vi B, C… Đặc biệt, dùng thuốc tiêm dễ gây phản ứng toàn thân (sốc phản vệ) ngay tại chỗ khi cơ thể không dung nạp thuốc. Các loại vitamin C, ALA, glutathione, collagen khi tiêm, đặc biệt là tiêm tĩnh mạch đều có nguy cơ gây sốc phản vệ dẫn đến chết người.
Vitamin C có nhiều trong các loại rau xanh như bông cải xanh, cà chua, trong các loại nước quả tươi như cam, chanh, quýt, bưởi… Chức năng chủ yếu của vitamin C là giúp sản xuất collagen, một protein chính của cơ thể (vì vậy có ảnh hưởng đến làn da), tham gia sản xuất một số chất dẫn truyền thần kinh và hóc-môn, giúp hấp thụ và sử dụng các yếu tố dinh dưỡng khác. Vitamin C cũng là chất chống oxy hóa rất quan trọng (bên cạnh vitamin E, beta-carotene và chất khoáng selen).
Vitamin C có nhiều trong các loại hoa quả tươi.
Theo Phó giáo sư, dược sĩ Nguyễn Hữu Đức, hiện nay, vitamin C được bày bán dưới dạng thuốc và thực phẩm chức năng. Nhiều người thấy vitamin C được bán như thực phẩm chức năng nên cứ nghĩ đây là loại dùng tùy tiện mà không có hại.
Cần lưu ý, không được lạm dụng vitamin này quá nhiều vì nhu cầu khuyến cáo cung cấp vitamin C hàng ngày cho cơ thể chỉ là 60mg (viên vitamin C 1g là quá nhiều). Dùng vitamin C liều cao (quá 1g/ngày) có nguy cơ bị tiêu chảy, loét đường tiêu hóa (nếu uống vào lúc bụng trống), sỏi thận oxalat, rối loạn tiêu hóa, giảm độ bền hồng cầu.
Lưu ý về vitamin C dạng sủi
Một dạng thuốc đang được dùng khá nhiều hiện nay là viên thuốc sủi bọt, còn gọi tắt là viên sủi bởi khi được thả vào nước sẽ sủi bọt mạnh, khí thoát ra làm cho viên tan vỡ, tan trong nước hoàn toàn tạo thành dung dịch dễ uống.
Người bị tăng huyết áp không được uống C sủi.
Viên sủi bọt C thông dụng hiện nay chứa 1g (tức 1.000mg) vitamin C, cao hơn 16 lần nhu cầu khuyến cáo hàng ngày. Chỉ một số trường hợp thiếu vitamin đến độ bệnh lý mới cần dùng vitamin liều cao (gọi là liều điều trị). Vitamin C cũng thế. Việc dùng vitamin C liều cao để trị cảm cúm hiện vẫn còn gây tranh cãi, trong khi dùng quá 1g mỗi ngày rất dễ bị các tác dụng phụ như đã nói.
Cũng theo Phó giáo sư Đức, những người bị tăng huyết áp tuyệt đối không dùng thuốc dạng sủi bọt nói chung, trong đó có viên C sủi. Bởi một số người phải kiêng muối, tức không được ăn mặn, như người bị bệnh tăng huyết áp chẳng hạn. Thực chất của kiêng muối chính là kiêng natri (muối ăn là natri clorid), trong khi bất cứ thuốc sủi bọt nào cũng chứa natri (nhằm phản ứng với axít citric có trong viên thuốc để gặp nước sẽ sủi bọt). Nếu người bị tăng huyết áp đang điều trị mà ăn nhiều muối hoặc dùng chất có nhiều natri thì huyết áp sẽ tăng vọt.
Không nên tiêm vitamin C làm đẹp da
Phụ nữ muốn có làn da tươi tắn mịn màng, vóc dáng khỏe khoắn chắc chắn phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng dưỡng chất, bên cạnh chế độ nghỉ ngơi và vận động thích hợp. Riêng vitamin với vai trò xúc tác các hệ thống enzyme, thúc đẩy quá trình chuyển hóa các dưỡng chất khác, đặc biệt chống oxy hóa ngăn ngừa lão hóa, được xem có vai trò sinh học chủ yếu giúp làn da tươi tắn mịn màng. Tuy nhiên, không ít người không xem nguồn thực phẩm, đặc biệt các loại rau quả trái cây, là nguồn thiên nhiên dồi dào và an toàn giúp bổ sung vitamin mà chỉ chuộng dùng thuốc.
Tiêm vitamin C dưới da để làm đẹp là một hoạt động không đảm bảo an toàn.
Có người, kể cả một số nhà điều trị, không dùng vitamin dạng thuốc uống mà lại dùng dạng tiêm chích. Như có nhiều người tự ý dùng Laroscorbine (vitamin C dạng tiêm) hoặc dùng các chế phẩm tiêm chích chứa vitamin C kết hợp với các chất khác như glutathione, axit alpha lipoic (ALA), collagen (như chế phẩm có tên Biome G Alpha, Aqua skin EGF-Whitening…) với lý do duy nhất là làm “trắng da, đẹp da”.
Phó giáo sư Đức cho biết hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học kiểm chứng sự kết hợp dùng tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp các chế phẩm vừa kể có hay không tác dụng trắng da, đẹp da. Nếu phân tích kỹ việc dùng vitamin hay dùng các chế phẩm kết hợp tiêm tĩnh mạch, ta thấy chỉ chuốc lấy sự nguy hiểm hơn là đạt một lợi ích nào đó về mặt sức khoẻ. Nên lưu ý, nếu tiêm chích không vô trùng thì có nguy cơ bị nhiễm trùng rất nguy hiểm, như bị ápxe, nhiễm HIV, nhiễm viêm gan siêu vi B, C… Đặc biệt, dùng thuốc tiêm dễ gây phản ứng toàn thân (sốc phản vệ) ngay tại chỗ khi cơ thể không dung nạp thuốc. Các loại vitamin C, ALA, glutathione, collagen khi tiêm, đặc biệt là tiêm tĩnh mạch đều có nguy cơ gây sốc phản vệ dẫn đến chết người.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị