Hậu quả của bạo lực gia đình và ý nghĩa của việc phòng chống bạo lực

tungttcd

Banned
Tham gia
5/2/2018
Bài viết
1
Hậu quả của bạo lực gia đình đối với gia đình và xã hội
Tình hình bạo lực gia đình đang xảy ra khá phổ biến tại khắp các vùng miền trên cả nước. Hành vi bạo lực dưới nhiều dạng thức khác nhau đều để lại những hậu quả nặng nề về thể chất, sức khỏe, tinh thần, kinh tế… đối với nạn nhân.

Đặc biệt, với trẻ em thì những hành vi này sẽ để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn trẻ, chi phối đến sự hình thành nhân cách sau này. Những trẻ em là nạn nhân trực tiếp của bạo lực gia đình phải gánh chịu nỗi đau về thể xác, tinh thần lớn lao, rất dễ có những phản ứng tiêu cực.

Còn với những em phải chứng kiến nạn bạo lực giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là bạo lực giữa bố mẹ chúng thì thậm chí còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn, có thể gây nên những chấn thương tâm thần. đôi khi kéo dài suốt cả cuộc đời. Những đứa trẻ này thường lo lắng, bất an, khó hòa nhập cuộc sống, từ đó nảy sinh tư tưởng chán đời, học hành sa sút, dễ mắc các bệnh trầm cảm…

hau-qua-cua-bao-luc-gia-dinh.jpg

Hậu quả của bạo lực gia đình

Nguy hiểm hơn, đây chính là mảnh đất để ươm mầm những hành vi bạo lực gia đình trong tương lai, khi mà những đứa trẻ trưởng thành cũng có xu hướng sử dụng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn trong gia đình.

Với những tác động tiêu cực như trên đối với mỗi cá nhân, gia đình, bạo lực gia đình cũng để lại hậu quả nặng nề cho toàn xã hội. Trước hết, nó làm suy thoái đạo đức nghiêm trọng: khi mà những quan hệ thiêng liêng, bền vững (tình cảm vợ chồng, sự hiếu thảo với cha mẹ, tình nghĩa anh em…) bị xâm phạm một cách thô bạo thì chúng ta có quyền đặt câu hỏi liệu những giá trị nào còn có thể tồn tại?

Bên cạnh đó, hành vi bạo lực còn tác động xấu đến trật tự xã hội: những người xung quanh, những người chứng kiến hành vi sẽ cảm thấy bất bình, thấy ức chế và không tin vào những giá trị tốt đẹp; hoặc khi đã vô tâm, lãnh đạm thì chính họ sẽ thực hiện hành vi này, làm gia tăng xu hướng bạo lực trong xã hội.

Về kinh tế, bạo lực gia đình cũng để lại nhiều thiệt hại: làm giảm năng suất lao động, tốn kém chi phí để chữa bệnh, phục hồi sức khỏe cho nạn nhân, chi phí để điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc…

Xem thêm thông tin: môi trường bên trong của doanh nghiệp, luận văn kế toán quản trị

Ý nghĩa của việc phòng, chống bạo lực gia đình
Với những hậu quả nêu trên, việc phòng, chống bạo lực gia đình có ý nghĩa quan trọng, giúp giảm thiểu tối đa hậu quả của bảo lực gia đình để lại, đảm bảo quyền con người, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của các thành viên gia đình; đảm bảo sự phát triển lành mạnh của trẻ em; đảm bảo cho hạnh phúc, bình yên trong mỗi gia đình cũng như đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Việc phòng, chống bạo lực gia đình trước hết là nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi bạo lực hoặc nguy cơ gây ra hành vi bạo lực gia đình, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các chủ thể, đặc biệt là nạn nhân của bạo lực gia đình.

Không chỉ đem lại sự an toàn tạm thời cho họ mà việc hiểu biết những quy định về vấn đề này, nhận thức được tác động xấu của hành vi này tới những người xung quanh, đặc biệt là với trẻ em còn giúp họ nâng cao khả năng tự bảo vệ bản thân và gia đình.

Với trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình, là thành viên của gia đình có hành vi bạo lực gia đình thì việc phòng, chống bạo lực gia đình là một cách để đảm bảo quyền trẻ em, bảo đảm cho các em có một môi trường tốt cho sự phát triển nhân cách.

Với những chủ thể gây ra bạo lực gia đình, việc được thông tin về hậu quả của bạo lực gia đình, về quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình, về những trách nhiệm phải gánh chịu vì hành vi bạo lực của mình… có tác động rất lớn trong giáo dục, răn đe thậm chí là cải tạo làm thay đổi nhận thức của họ.

Việc phòng, chống bạo lực gia đình sẽ nâng cao ý thức bảo vệ gia đình cho các thành viên, góp phần đảm bảo cho một gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc, bền vững.

Bắt đầu bằng việc nhận ra hậu quả của hành vi bạo lực, những quyền và nghĩa vụ của mình với hành vi bạo lực trong gia đình, mỗi thành viên gia đình sẽ có ý thức sâu sắc hơn việc cần phải tôn trọng lẫn nhau, cần có những sự quan tâm đúng cách tới nhau, cần có những ứng xử hợp lý khi nảy sinh tranh chấp… Từ đó, họ cũng sẽ hiểu và trân trọng hơn gia đình và những người thân của mình.

Phòng, chống bạo lực gia đình không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của toàn xã hội: các cá nhân, gia đình, các tổ chức xã hội và nhà nước. Việc thực hiện các quy định về phòng, chống bạo lực gia đình sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng, góp phần xóa bỏ quan niệm “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, sự thiếu quan tâm tới hành vi bạo lực gia đình cũng như thái độ thờ ơ với nạn nhân của bạo lực gia đình.

Từ đó, nhận thức của mỗi người về gia đình, về vai trò của từng thành viên trong gia đình, đặc biệt là vai trò của người phụ nữ được nâng lên. Đây là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo bình đẳng giới thực chất trong gia đình và xã hội cũng như đảm bảo một xã hội dân chủ, văn minh.

Hậu quả của bạo lực gia đình đối với xã hội là vô cùng nghiêm trọng, vì vậy để đất nước trở nên tốt đẹp hơn, không còn tình trạng bạo lực xã hội nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, mỗi người trong chúng ta cần học tập để nâng cao nhận thức từ đó điều chỉnh hành vi của mình.

Xem đầy đủ tại đây: hậu quả của bạo lực gia đình
 
×
Quay lại
Top Bottom