- Tham gia
- 6/3/2012
- Bài viết
- 4.111
Vượt qua nhiều hoài nghi và thách thức khi nhận lại Apple từ tay Steve Jobs, Tim Cook đã khẳng định được tài năng và tầm nhìn của mình.
Tháng 8 năm 2011, Tim Cook thay Steve Jobs giữ chức CEO Apple với rất nhiều áp lực và hoài nghi về khả năng tiếp tục lèo lái con thuyền Apple đi lên trước cái bóng quá lớn của Jobs. Tuy nhiên, những gì đang đến với Apple hôm nay thể hiện Steve Jobs đã không "chọn mặt gửi vàng" nhầm người.
Hãy cùng chúng tôi xem lại hành trình trở thành một trong những nhà lãnh đạo kinh doanh quyền lục nhất thế giới của Tim Cook.
Timothy Donald Cook sinh ngày 1 tháng 11 năm 1960 tại Mobile, Alabama.
Cha của ông, Donald Cook, làm việc tại một xưởng đóng tàu, trong khi đó mẹ ông, Geraldine Cook, làm việc tại một quầy dược phẩm.
Năm 1982, Tim Cook tốt nghiệp Đại học Auburn với tấm bằng kĩ sư công nghiệp.
Cùng trong năm, ngay sau khi ra trường, Cook gia nhập IBM ở mảng máy tính cá nhân. Thời điểm đó, đây vẫn là một mảng kinh doanh mới mẻ của hãng công nghệ này. Tim Cook sau đó nhanh chóng thăng tiến lên chức giám đốc khu vực Bắc Mỹ.
Năm 1996, Cook được chẩn đoán bị bệnh đa xơ cứng. Rất may, đây chỉ là một chẩn đoán nhầm nhưng nó cũng đủ làm ông thay đổi góc nhìn của mình về cuộc sống. Từ đó, Tim Cook chăm chỉ cống hiến cho các hoạt động thiện nguyện hơn.
Hai mươi năm sau, Tim Cook rời IBM và chuyển sang làm COO của một công ty mang tên Intelligent Electronics. Năm 1997, Cook trở thành Phó Chủ tịch mảng Doanh nghiệp tại Compaq, lúc bấy giờ là một trong những hãng sản xuất PC mạnh nhất thế giới.
Cũng tại thời điểm này, Steve Jobs trở lại làm CEO của Apple trước nhiều khó khăn và thách thức sau nhiều năm tháng nhạt nhòa. Steve Jobs đã lên kế hoạch "thay máu" cho ban lãnh đạo Apple.
Steve Jobs đã chủ động tiếp cận Tim Cook và nhìn nhận ông là một trong những nhân tố mạnh trong cấu trúc một Apple "mới". Trong trường hợp bạn chưa biết, vị trí đầu tiên của Cook tại Apple là Phó Chủ tịch Vận hành toàn cầu.
Đây là một khoảng thời gian khó khăn đối với Steve Jobs bởi trong những năm 1997, Apple như thể một trò cười của làng công nghệ vậy. Michael Dell, người sáng lập Dell, thậm chí còn chia sẻ nếu ông là Steve Jobs, ông sẽ đóng cửa Apple và trả tiền lại cho cổ đông còn hơn.
Một trong những nhiệm vụ lớn ban đầu của Tim Cook với Apple là đóng cửa các nhà máy, kho hàng của hãng này để thay vào đó bằng các hợp đồng sản xuất với bên thứ ba, đồng nghĩa với việc Apple có thể có lượng hàng sản xuất lớn hơn và quá trình giao nhận cũng được thực hiện nhanh hơn.
Kể từ năm 2005, Tim Cook bắt đầu thực hiện những khoản đầu tư quan trọng, có thể ảnh hưởng đến tương lai của Apple. Hợp đồng với các đơn vị sản xuất bộ nhớ flash cho iPhone hay iPad là một ví dụ.
Tim Cook đã đoán trước được "thế trận" khi đối thủ cũng đẩy mạnh phát triển mảng phần cứng với những chiếc điện thoại/ máy tính bảng của riêng mình, họ sẽ phải "tranh nhau" sản lượng sản xuất của các nhà máy đối tác hay những linh kiện mà Apple... bỏ lại!
Nhờ kinh nghiệm quản trị, vai trò của Tim Cook trong Apple ngày càng đậm nét.
Cook nổi tiếng trong Apple nhờ sự nhiệt tình, sẵn lòng tham gia các cuộc họp kéo dài nhiều giờ cho đến khi mọi việc được giải quyết hay thói quen gửi email tất cả mọi giờ trong ngày và luôn mong được trả lời.
Năm 2007, Apple trình làng iPhone, thiết bị đã thay đổi tất cả.
Cũng trong năm 2007, Steve Jobs đưa Tim Cook lên một ví trí chủ chốt hơn trong Apple, COO. Lúc đó, nhiều tin đồn cho rằng Tim Cook đang điều hành phần lớn các hoạt động của Apple, Steve Jobs chỉ đứng đằng sau và thực hiện những quyết định quan trọng.
Sau đó, Tim Cook thường xuyên xuất hiện trước công chúng, khách hàng, đối tác và các nhà đầu tư hơn.
Năm 2009, Tim Cook nắm giữ chức CEO tạm thời của Apple trong khi Steve Jobs phải tạm nghỉ để giải quyết các vấn đề về sức khỏe.
Tim Cook thậm chí còn sẵn lòng hiến một phần gan cho Steve Jobs bởi hai người có chung một nhóm máu hiếm. Tuy nhiên, Jobs đã từ chối và nói, "tôi sẽ không bao giờ để anh làm vậy. Tôi cũng chẳng bao giờ làm vậy."
Tháng 1 năm 2011, Cook một lần nữa làm CEO tạm thời của Apple khi sức khỏe Steve Jobs có chuyển biến xấu. Tháng 8 cùng năm, Jobs từ chức để tập trung cho vấn đề sức khỏe và Tim Cook trở thành CEO chính thức.
Nhận chức CEO, Tim Cook đứng trước nhiều áp lực và hoài nghi của cộng đồng yêu công nghệ thế giới. Liệu ông có thể tiếp tục lèo lái Apple đi lên trước cái bóng quá lớn của Steve Jobs?
Tim Cook giữ rất nhiều "đặc sản truyền thống" của Apple như sự xuất hiện của các ngôi sao nhạc rock tại các sự kiện lớn của công ty...
... thậm chí cả câu nói "one more thing..." (tạm dịch: một thứ nữa) vốn gắn liền với Steve Jobs.
Nhìn chung, Tim Cook hiếm khi chia sẻ về cuộc sống đời tư của mình.
Dù vậy, vào năm 2004, trong một bài báo trên Bloomberg Businessweek, Tim Cook đã kết thúc nhiều đồn đoán bằng cách công khai công bố mình là gay. Ông là CEO đầu tiên trong nhóm Forrtine 500 làm điều này.
Năm 2005, Apple Watch trình làng, mở màn cho nhóm sản phẩm của Apple với nhiều thay đổi thời kì "hậu Steve Jobs".
Đến nay, Apple vẫn là một trong những công ty giá trị nhất thế giới với con số 523 tỷ USD. Tim Cook cũng có khối tài sản trị giá 400 triệu USD cùng số lượng lớn cổ phiếu Apple. Tháng 3 năm 2015, Tim Cook chia sẻ sẽ dùng tài sản cá nhân làm từ thiện.
Tháng 8 năm 2011, Tim Cook thay Steve Jobs giữ chức CEO Apple với rất nhiều áp lực và hoài nghi về khả năng tiếp tục lèo lái con thuyền Apple đi lên trước cái bóng quá lớn của Jobs. Tuy nhiên, những gì đang đến với Apple hôm nay thể hiện Steve Jobs đã không "chọn mặt gửi vàng" nhầm người.
Hãy cùng chúng tôi xem lại hành trình trở thành một trong những nhà lãnh đạo kinh doanh quyền lục nhất thế giới của Tim Cook.
Timothy Donald Cook sinh ngày 1 tháng 11 năm 1960 tại Mobile, Alabama.
Cha của ông, Donald Cook, làm việc tại một xưởng đóng tàu, trong khi đó mẹ ông, Geraldine Cook, làm việc tại một quầy dược phẩm.
Năm 1982, Tim Cook tốt nghiệp Đại học Auburn với tấm bằng kĩ sư công nghiệp.
Cùng trong năm, ngay sau khi ra trường, Cook gia nhập IBM ở mảng máy tính cá nhân. Thời điểm đó, đây vẫn là một mảng kinh doanh mới mẻ của hãng công nghệ này. Tim Cook sau đó nhanh chóng thăng tiến lên chức giám đốc khu vực Bắc Mỹ.
Năm 1996, Cook được chẩn đoán bị bệnh đa xơ cứng. Rất may, đây chỉ là một chẩn đoán nhầm nhưng nó cũng đủ làm ông thay đổi góc nhìn của mình về cuộc sống. Từ đó, Tim Cook chăm chỉ cống hiến cho các hoạt động thiện nguyện hơn.
Hai mươi năm sau, Tim Cook rời IBM và chuyển sang làm COO của một công ty mang tên Intelligent Electronics. Năm 1997, Cook trở thành Phó Chủ tịch mảng Doanh nghiệp tại Compaq, lúc bấy giờ là một trong những hãng sản xuất PC mạnh nhất thế giới.
Cũng tại thời điểm này, Steve Jobs trở lại làm CEO của Apple trước nhiều khó khăn và thách thức sau nhiều năm tháng nhạt nhòa. Steve Jobs đã lên kế hoạch "thay máu" cho ban lãnh đạo Apple.
Steve Jobs đã chủ động tiếp cận Tim Cook và nhìn nhận ông là một trong những nhân tố mạnh trong cấu trúc một Apple "mới". Trong trường hợp bạn chưa biết, vị trí đầu tiên của Cook tại Apple là Phó Chủ tịch Vận hành toàn cầu.
Đây là một khoảng thời gian khó khăn đối với Steve Jobs bởi trong những năm 1997, Apple như thể một trò cười của làng công nghệ vậy. Michael Dell, người sáng lập Dell, thậm chí còn chia sẻ nếu ông là Steve Jobs, ông sẽ đóng cửa Apple và trả tiền lại cho cổ đông còn hơn.
Một trong những nhiệm vụ lớn ban đầu của Tim Cook với Apple là đóng cửa các nhà máy, kho hàng của hãng này để thay vào đó bằng các hợp đồng sản xuất với bên thứ ba, đồng nghĩa với việc Apple có thể có lượng hàng sản xuất lớn hơn và quá trình giao nhận cũng được thực hiện nhanh hơn.
Kể từ năm 2005, Tim Cook bắt đầu thực hiện những khoản đầu tư quan trọng, có thể ảnh hưởng đến tương lai của Apple. Hợp đồng với các đơn vị sản xuất bộ nhớ flash cho iPhone hay iPad là một ví dụ.
Tim Cook đã đoán trước được "thế trận" khi đối thủ cũng đẩy mạnh phát triển mảng phần cứng với những chiếc điện thoại/ máy tính bảng của riêng mình, họ sẽ phải "tranh nhau" sản lượng sản xuất của các nhà máy đối tác hay những linh kiện mà Apple... bỏ lại!
Nhờ kinh nghiệm quản trị, vai trò của Tim Cook trong Apple ngày càng đậm nét.
Cook nổi tiếng trong Apple nhờ sự nhiệt tình, sẵn lòng tham gia các cuộc họp kéo dài nhiều giờ cho đến khi mọi việc được giải quyết hay thói quen gửi email tất cả mọi giờ trong ngày và luôn mong được trả lời.
Năm 2007, Apple trình làng iPhone, thiết bị đã thay đổi tất cả.
Cũng trong năm 2007, Steve Jobs đưa Tim Cook lên một ví trí chủ chốt hơn trong Apple, COO. Lúc đó, nhiều tin đồn cho rằng Tim Cook đang điều hành phần lớn các hoạt động của Apple, Steve Jobs chỉ đứng đằng sau và thực hiện những quyết định quan trọng.
Sau đó, Tim Cook thường xuyên xuất hiện trước công chúng, khách hàng, đối tác và các nhà đầu tư hơn.
Năm 2009, Tim Cook nắm giữ chức CEO tạm thời của Apple trong khi Steve Jobs phải tạm nghỉ để giải quyết các vấn đề về sức khỏe.
Tim Cook thậm chí còn sẵn lòng hiến một phần gan cho Steve Jobs bởi hai người có chung một nhóm máu hiếm. Tuy nhiên, Jobs đã từ chối và nói, "tôi sẽ không bao giờ để anh làm vậy. Tôi cũng chẳng bao giờ làm vậy."
Tháng 1 năm 2011, Cook một lần nữa làm CEO tạm thời của Apple khi sức khỏe Steve Jobs có chuyển biến xấu. Tháng 8 cùng năm, Jobs từ chức để tập trung cho vấn đề sức khỏe và Tim Cook trở thành CEO chính thức.
Nhận chức CEO, Tim Cook đứng trước nhiều áp lực và hoài nghi của cộng đồng yêu công nghệ thế giới. Liệu ông có thể tiếp tục lèo lái Apple đi lên trước cái bóng quá lớn của Steve Jobs?
Tim Cook giữ rất nhiều "đặc sản truyền thống" của Apple như sự xuất hiện của các ngôi sao nhạc rock tại các sự kiện lớn của công ty...
... thậm chí cả câu nói "one more thing..." (tạm dịch: một thứ nữa) vốn gắn liền với Steve Jobs.
Nhìn chung, Tim Cook hiếm khi chia sẻ về cuộc sống đời tư của mình.
Dù vậy, vào năm 2004, trong một bài báo trên Bloomberg Businessweek, Tim Cook đã kết thúc nhiều đồn đoán bằng cách công khai công bố mình là gay. Ông là CEO đầu tiên trong nhóm Forrtine 500 làm điều này.
Năm 2005, Apple Watch trình làng, mở màn cho nhóm sản phẩm của Apple với nhiều thay đổi thời kì "hậu Steve Jobs".
Đến nay, Apple vẫn là một trong những công ty giá trị nhất thế giới với con số 523 tỷ USD. Tim Cook cũng có khối tài sản trị giá 400 triệu USD cùng số lượng lớn cổ phiếu Apple. Tháng 3 năm 2015, Tim Cook chia sẻ sẽ dùng tài sản cá nhân làm từ thiện.
(Tham khảo: Business Insider)
Hiệu chỉnh bởi quản lý: