- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Lần đầu tiên đi làm, áp dụng lí thuyết đã học vào thực tiễn, bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ kiến thức, bạn cần trang bị những kĩ năng cần thiết khi ứng xử trong môi trường làm viêc.
Đó là…
Sẵn sàng nhận việc, không quan tâm khó hay dễ
Khi đi thực tập, được giao việc là một điều may mắn. Càng có nhiều việc để làm, bạn càng được rèn luyện và phát huy khả năng của mình. Không từ chối việc và bảo rằng: “Em nghĩ em không thể làm được”. Dù công việc khó hay dễ, vẫn cứ đảm nhận và xem đấy là một thử thách nhỏ mà bạn phải vượt qua. Vì khi bạn thực tập, nếu việc khó, sẽ có người hướng dẫn bạn. Còn sau này khi bạn chính thức đi làm, bạn phải tự hoàn thành mọi thứ một mình.
Không ngại - không sợ
Đừng ngại khi tiếp xúc với quá nhiều người trong cơ quan. Cũng không sợ sệt và tỏ ra yếu thế vì bản thân không có đủ kiến thức. Hãy là chính bạn. Không quan tâm người khác nghĩ gì về bạn vì bạn đến đây chỉ để thực tập. Nếu bị “làm khó” thì cũng hãy xem như người khác muốn tốt cho bạn, và cách đó sẽ khiến bạn trưởng thành hơn rất nhiều.
Hạn chế than thở
Sự than thở sẽ cản trở bạn làm việc tốt hơn. Có thể trước giờ bạn chỉ quen với việc học nên khi phải làm những việc nặng nhọc, bạn sẽ cảm thấy nản chí đôi lúc. Nhưng hãy nén trong lòng, đừng than thở bên ngoài. Trong cơ quan ai cũng có việc của mình, và sự than thở của bạn sẽ khiến người khác cho rằng bạn đã quen cảnh “trướng rủ màn che”. Những người không than thở, cho dù có làm việc thiếu sót đi nữa thì đồng nghiệp vẫn sẵn sàng hỗ trợ. Còn nếu bạn luôn miệng than thì sẽ chẳng ai đến bên cạnh bạn để giúp đâu.
Quan sát người khác thay vì liên tục hỏi
Đừng hỏi những người trong cơ quan những câu như: “Chị ơi cần photo giấy tờ ở đâu?”, “Em muốn liên hệ với nhân vật này thì phải làm sao ạ?”, “Viết xong mẫu đơn này rồi gửi cho ai hả anh?”… Mỗi người đều có việc của mình, việc hỏi những điều quá dư thừa có thể gây khó chịu. Bạn hãy chịu khó quan sát cách làm việc của mọi người và chỉ hỏi khi điều đó cực kì quan trọng. Đừng bắt người khác phải giải đáp mọi thắc mắc của bạn vì họ bận hơn bạn.
Biết giúp đỡ
Khi bắt đầu thực tập, bạn hãy tình nguyện làm giúp mọi người thay vì ngồi chờ đợi được phân công việc. Có thể nói với người ngồi bàn bên cạnh: “Chị muốn em giúp đỡ gì không ạ. Em có thể đánh máy phụ chị”, “Để em đi photo giúp anh bản hợp đồng này”… Hoặc thi thoảng pha giúp họ li cà phê, tặng họ vài viên kẹo, hoặc linh động trong việc sắp xếp, dọn dẹp. Khi bạn chứng tỏ bản thân là người “được việc” và thích nghi được trong mọi hoàn cảnh, đồng nghiệp tự khắc biết ơn bạn và sẵn sàng giúp bạn khi cần.
Đó là…
Sẵn sàng nhận việc, không quan tâm khó hay dễ
Khi đi thực tập, được giao việc là một điều may mắn. Càng có nhiều việc để làm, bạn càng được rèn luyện và phát huy khả năng của mình. Không từ chối việc và bảo rằng: “Em nghĩ em không thể làm được”. Dù công việc khó hay dễ, vẫn cứ đảm nhận và xem đấy là một thử thách nhỏ mà bạn phải vượt qua. Vì khi bạn thực tập, nếu việc khó, sẽ có người hướng dẫn bạn. Còn sau này khi bạn chính thức đi làm, bạn phải tự hoàn thành mọi thứ một mình.
Không ngại - không sợ
Đừng ngại khi tiếp xúc với quá nhiều người trong cơ quan. Cũng không sợ sệt và tỏ ra yếu thế vì bản thân không có đủ kiến thức. Hãy là chính bạn. Không quan tâm người khác nghĩ gì về bạn vì bạn đến đây chỉ để thực tập. Nếu bị “làm khó” thì cũng hãy xem như người khác muốn tốt cho bạn, và cách đó sẽ khiến bạn trưởng thành hơn rất nhiều.
Hạn chế than thở
Sự than thở sẽ cản trở bạn làm việc tốt hơn. Có thể trước giờ bạn chỉ quen với việc học nên khi phải làm những việc nặng nhọc, bạn sẽ cảm thấy nản chí đôi lúc. Nhưng hãy nén trong lòng, đừng than thở bên ngoài. Trong cơ quan ai cũng có việc của mình, và sự than thở của bạn sẽ khiến người khác cho rằng bạn đã quen cảnh “trướng rủ màn che”. Những người không than thở, cho dù có làm việc thiếu sót đi nữa thì đồng nghiệp vẫn sẵn sàng hỗ trợ. Còn nếu bạn luôn miệng than thì sẽ chẳng ai đến bên cạnh bạn để giúp đâu.
Quan sát người khác thay vì liên tục hỏi
Đừng hỏi những người trong cơ quan những câu như: “Chị ơi cần photo giấy tờ ở đâu?”, “Em muốn liên hệ với nhân vật này thì phải làm sao ạ?”, “Viết xong mẫu đơn này rồi gửi cho ai hả anh?”… Mỗi người đều có việc của mình, việc hỏi những điều quá dư thừa có thể gây khó chịu. Bạn hãy chịu khó quan sát cách làm việc của mọi người và chỉ hỏi khi điều đó cực kì quan trọng. Đừng bắt người khác phải giải đáp mọi thắc mắc của bạn vì họ bận hơn bạn.
Biết giúp đỡ
Khi bắt đầu thực tập, bạn hãy tình nguyện làm giúp mọi người thay vì ngồi chờ đợi được phân công việc. Có thể nói với người ngồi bàn bên cạnh: “Chị muốn em giúp đỡ gì không ạ. Em có thể đánh máy phụ chị”, “Để em đi photo giúp anh bản hợp đồng này”… Hoặc thi thoảng pha giúp họ li cà phê, tặng họ vài viên kẹo, hoặc linh động trong việc sắp xếp, dọn dẹp. Khi bạn chứng tỏ bản thân là người “được việc” và thích nghi được trong mọi hoàn cảnh, đồng nghiệp tự khắc biết ơn bạn và sẵn sàng giúp bạn khi cần.
Theo Mực Tím
Hiệu chỉnh bởi quản lý: