Hàng đa cấp tìm hướng mới: tấn công trường đại học

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Các công ty hàng đa cấp đang tấn công dữ dội các trường đại học khắp cả nước.

Sinh-vien.jpg
Sinh viên còn trẻ, ít kinh nghiệm nên dễ bị thuyết phục vào hệ thống bán hàng đa cấp. (Ảnh minh họa)


Dù đã có rất nhiều bài báo lớn nhỏ trong khoảng 1 năm trở lại đây vạch trần âm mưu lừa đảo của các công ty bán hàng đa cấp, nhưng vẫn có rất nhiều sinh viên khắp Việt Nam nhắm mắt lao vào tròng như một con thiêu thân.

Đã đến lúc nhà trường cùng xã hội phải lên tiếng, để chấm dứt thực trạng đáng buồn này, để những người trẻ không trở thành kẻ lừa đảo vì những cái lợi trước mắt.
Sinh viên – Con mồi béo bở

Phải nói ngay rằng, không phải công ty bán hàng đa cấp nào cũng là lừa đảo. Nhưng, hầu hết công ty bán hàng đa cấp ở Việt Nam là lừa đảo, chỉ là mức độ khác nhau mà thôi.

Có thể, việc họ có giấy phép kinh doanh là sự thật song những mặt hàng và cách thức kinh doanh của họ đã biến tướng đi rất nhiều so với những gì họ đã đăng ký với Bộ công thương.

Trong thời gian gần đây, nhiều công ty bán hàng đa cấp vừa phát hiện ra một con mồi vô cùng béo bở: sinh viên, nhất là những sinh viên tỉnh lẻ năm một và hai.


dacap3jpg_copy.jpg
Các biểu thuyết trình trang trọng như thế này khiến nhiều bạn sinh viên lóa mắt.

Có ba lý do khiến những tân sinh viên tỉnh lẻ dễ sập bẫy.

Đầu tiên, họ không có điều kiện tiếp xúc nhiều với các luồng thông tin khác nhau, từ báo chí cho đến internet, nên họ không biết gì về những chiêu lừa đảo của các công ty bán hàng đa cấp.

Thứ hai, rất nhiều người trong số họ có gia đình gặp khó khăn, hoặc muốn chứng tỏ với gia đình mình tài giỏi như thế nào; họ muốn kiếm nhiều tiền.

Thứ ba, đó là những cô cậu vừa mới thoát khỏi vòng tay của cha mẹ, chân chất thật thà và dễ tin người.
Thế nên, với các bạn sinh viên, dù biết hay chưa biết, tốt nhất nên tránh càng xa các công ty bán hàng đa cấp càng tốt.

Với nhiều thủ thuật và mánh lới cao cơ khác nhau, các công ty đó có thể làm những người lớn đầy từng trải cũng phải hoa mắt gật đầu chứ đừng nói là những sinh viên non kinh nghiệm.

Nạn nhân không đếm xuể

N.M, sinh viên năm 2 trường Đại học Công nghiệp Hà Nội giờ vẫn còn thấy xấu hổ khi nghĩ đến cái tên Thiên Ngọc Minh Uy.
“Em không biết tại sao mình lại ngu thế”, N. M nói với giọng vẫn còn ấm ức. Cách đây khoản 3 tháng, N.M đã nghe theo lời một đứa bạn thân đến tham gia vào các buổi tham vấn của Minh Uy.

Thoạt trông thì Minh Uy chẳng khác gì những công ty bình thường, thậm chí còn năng động hơn công ty bình thường. Họ cũng có các cấp bậc, nhóm đội, hát hò, chơi bời, giã ngoại…

Cách thức kiếm tiền vô cùng đơn giản: Cứ lôi kéo thêm một người bỏ ra 3 triệu làm thành viên thì mình được 3 trăm ngàn. Mà để làm thành viên, việc đầu tiên của M là phải bỏ ra 3 triệu để mua bất cứ sản phẩm nào của công ty.

Mờ mắt trước việc bỏ ra công sức rất ít mà kiếm được nhiều tiền, cộng với việc tin tưởng đứa bạn thân, M đã gật đầu.

Khi N.M tỏ ý không có tiền, thì họ bày cho N.M cách vay tiền của bạn bè và người thân. Phải liệt kê số điện thoại ra sao, lý do để mượn tiền…Nhưng khi N.M quay sang hỏi vay đứa bạn thân, thì họ phản đối ngay vì nhiều lý do. Vài ngày sau, phải vất vả lắm N.M mới vay được 1,5 triệu để làm phí tham gia.

Nhưng khi chị gái N.M biết và nói rằng, đó là lừa đảo thì cô mới tỉnh ngộ. Tuy nhiên, cô đã không đòi được tiền và tất nhiên là mất luôn bạn. May mà có chị gái “cứu”, nếu không N.M cũng không biết lấy đâu ra tiền để trả nợ.


Untitled.png
Có hẳn một FB tẩy chay Hoàng Kim Thế Gia với hơn 1000 người like.

Tại Huế và Đà Nẵng, các công ty như Hoàng Kim Thế Gia, Hưng Thời Đại và Thiên Sư đang cạnh tranh nhau quyết liệt để tìm cách lừa đảo càng nhiều sinh viên càng tốt.

K.T, sinh viên năm hai đại học Nông Lâm kể: “Em bị hai lần rồi, nhưng chưa dính vì em biết đó là công ty lừa đảo.
Lần đầu, có một anh làm quen với em trong công viên, sau vài lần nhắn tin qua lại mới hỏi là em có muốn làm giàu không. Hỏi ra, anh ta đang làm cho Hoàng Kim Thế Gia và muốn mời em tham gia nhưng em đã từ chối. Lần hai là đứa bạn nối khố của em. Chẳng biết hắn ăn phải bùa mê thuốc lú gì mà nghe lời Thiên Sư răm rắp”.


Đ cũng đang học năm 2 trường Khoa học tự nhiên khiến bạn bè điên đầu, trong đó có K.T. Sau khi nộp một ít tiền để tham gia vào Thiên Sư, gặp ai Đ cũng thuyết phục người ta gia nhập công ty. Thậm chí, Đ từng dẫn ba ở dưới quê lên tham gia một buổi tham vấn.

“Em nói Thiên Sư lừa đảo mà nó không nghe. Hôm vì nể lời Đ đến dự hộ nghị của Thiên Sư, em đã bị dụ mua thuốc. Họ nói với em rằng, nếu uống thuốc này, bệnh viêm gan siêu vi B của em sẽ hết. Anh đó còn đưa ra dẫn chứng, là mẹ anh bị viêm xoang nặng, uống thuốc của Thiên Sư đã khỏi hẳn. Thuốc đó uống khoản 2 đến 3 tháng và có giá 15 triệu. Chị nghĩ coi, viêm gan siêu vi B làm sao chữa hết. Thiên Sư không lừa đảo là gì”, cô kể tiếp.

Theo K.T, hầu như tất cả bạn bè của cô đều bị dụ dỗ ít nhất 1 lần của ba công ty kể trên.


dacap2.jpg
Sản phẩm trị "bách bệnh" của Thiên Sư.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, các công ty bán hàng đa cấp đã biến tướng tinh vi hơn, bây giờ chuyển sang bán card game và điện thoại. H.H, sinh viên năm 2 trường HUTECH dù đã rất cảnh giác vẫn cứ bị vào tròng.
Theo một tờ rơi được phát trường cổng trường đại học, H.H đã tìm đến công ty Nam Thiên ở đường Phan Văn Trị. Khác với lời mời chào hấp dẫn như lương 3,5 triệu/tháng cộng với hoa hồng, những gì công ty Nam Thiên muốn là muốn làm nhân viên, H.H phải nộp từ 1,5 triệu để học các kỹ năng mềm, sau đó nộp thêm tiền ký quỹ để tiến hành kinh doanh. Quỹ càng lớn, thì mới bán được nhiều card, mới có nhiều hoa hồng.

Mới đầu, H.H cũng không đồng ý, nhưng sau khi bị khoản 5 người lớn bé khác nhau đến thuyết phục thì cô không thể cầm cự được nữa, vội gật đầu. H.H nói là chỉ còn 500 ngàn đồng thôi, họ nói không sao, hãy về bán xe máy, laptop hay vàng bạc gì đó sau. Muốn giàu có phải chịu khó đầu tư.

Sau đó, họ lấy 500 ngàn của H.H để làm thẻ thành viên. Sau khi về nghĩ lại, H.H biết mình đã dính vào công ty lừa, vì họ chẳng bỏ ra đồng nào hết còn bắt cô phải cống thêm 1,5 triệu để học kỹ năng mềm mà chẳng ai biết đó là gì. Tất nhiên, H.H vẫn không thể đòi lại tiền đã đưa.

Các thủ thuật moi tiền

- Bán vé vào các buổi thảo luận, nộp tiền làm thẻ vào cửa.

- Lấy giấy chứng minh nhân dân và bằng mọi cách ép sinh viên làm thành viên.

- Bán gấp mấy lần giá trị thật của sản phẩm. Chiếc đồng hồ Hưng Thời Đại trưng ra có thể có giá trị khoảng 500, nhưng bắt mua 1,5 triệu. Hoặc các loại thuốc đông dược của Thiên Sư giá trị chỉ vào khoảng 5 triệu, nhưng nói lên 15 triệu. Tương tự như thế, chiếc áo ngực vạn năng của Thiên Ngọc Minh Uy chỉ tầm 600, nhưng bán 1,6 triệu.

- Mà muốn bán giá cắt cổ như thế thì phải thổi phồng chức năng sản phẩm. Chỉ là thuốc làm từ lô hội song có khả năng “cải lão hoàn đồng”, mấy viên thuốc thực phẩm chức năng của Thiên Sư có thể trị bách bệnh, hay máy khử ozon rởm của Thiên Ngọc Uy Minh có thể lọc tất cả các hóa chất độc hại trong thực phẩm.

- Bắt ép mua hàng để được làm thành viên.

- Hướng dẫn cách bán đồ, lừa tiền, mượn tiền, nói dối người thân….

- Sau cùng, khi sinh viên đã hoàn tất vai trò nạn nhân thì đào tạo họ cách thức trở thành hung thử, cách đi lừa những người khác.

Theo Nhịp cầu đầu tư
 
Thiên ngoc minh uy . Minh cung thay đăng trên facebook theo kiêu can tuyên nhân viên ban hang ma ko ns rỡ tên cty . Chỉ cho dia chi . Hôm minh lên do , ho cung dat minh đi ns chuyen tum lum . Hen la luc ve minh co lên google xem thu nen ms ko dinh
 
Bạn mình ra trường rồi, đi làm giáo viên là nghề tay phải, bán mỹ phẩm Oriflame là nghề tay trái <hình như đây cũng là kiểu bán hàng đa cấp đúng ko nhỉ> và nhỏ ấy cũng có vẻ thích nghề tay trái này. Nhưng sau này em mình là SV, nếu nó có ý định nhen nhóm về việc bán hàng đa cấp thì mình sẽ la Mày dẹp ngay cho tao....Mình là mình thấy SV đi dạy kèm là việc làm thêm tốt nhứt - đó là ý kiến cá nhân mình....
 
×
Quay lại
Top Bottom