[Hài, tình cảm] 9x đời đầu (FULL)

juli-baby

Thành viên
Tham gia
28/2/2021
Bài viết
31
Tên tác phẩm: Hồi ức tháng ba (2007)
Tác giả: Nguyễn Oanh
Thể loại: Tình cảm, hài hước
Tình trạng: Hoàn thành
Số chương: 26
Nguồn Facebook : 9x đời đầu
Đánh giá truyện theo độ tuổi: 8x, 9x đời đầu. Mọi người đều có thể đọc.
Chú ý: Truyện viết về những kỷ niệm tuổi thơ năm 2007 của 9x đời đầu ở một làng quê bắc bộ. Một câu chuyện vui vẻ được viết nhân lúc tháng ba lại đến.

Nhìn lại tuổi thơ không phải để chạy trốn hiện tại khắc nhiệt, mà là để tìm về điểm tựa cho tâm hồn. Để biết rằng ta cũng từng được yêu thương, trân trọng. Để thấy những cô bé cậu bé ngày nào đã kỳ vọng ở chúng ta hôm nay nhiều như thế nào. Cho chúng ta thêm động lực bước tiếp, mạnh mẽ trước khó khăn thực tại. Trân trọng các mối quan hệ và sống tốt hơn mỗi ngày.

*Thông báo chuyển nhà. Tự nhận thấy ở box "Tiểu Thuyết" hơi sai sai. Nên mình sẽ đăng lại Truyện sang box "Truyện dài" nhé.
 

Đính kèm

  • 154773983_105707418243913_8863580723371800753_o.jpg
    154773983_105707418243913_8863580723371800753_o.jpg
    93,9 KB · Lượt xem: 33
Chương 1: Bác Duyên xây nhà

Thứ 5 ngày 1 tháng 3 năm 2007

Tôi là Oanh, học sinh lớp 8A trường THCS Vĩnh Tâm, một xã nhỏ cạnh thi trấn Vĩnh Lương*.

Sáng nay như thường lệ, tôi cùng hai đứa bạn thân Hằng và Thùy tung tăng đến lớp.
Bao trùm quanh tôi là một không khí khác hẳn mọi ngày. Có nắng dìu dịu và những cơn gió ấm áp miên man. Đàn bồ câu thích thú thi nhau gáy "gù gụ gù gụ..." trên lóc nhà. Hôm nay là mùa xuân rồi.

Hít thật sâu ngước nhìn trời trong xanh lòng tôi bỗng thấy háo hức xốn xang đến lạ thường.

Hằng đi bên cạnh quay sang nhìn tôi nhăn mặt:

- Làm gì mà hớn hở thế? không phải hôm nay bà bạn về chỗ cô chú hả?

- Ừ, sáng nay bà tớ đi này. - Tôi trả lời.

- Thế bạn ở nhà một mình à? Ai nấu cơm cho mà ăn? - Nó tiếp tục.

- Ngủ một mình không sợ hả? - Thùy cũng hỏi.

- Trưa tớ đến nhà bác Duyên ăn cơm, tối thì sang nhà cô Chi ngủ. Bố mẹ tớ đã sắp xếp cả rồi. - Tôi nói rồi quay sang nhoẻn miệng cười cho hai đứa yên tâm.

Chuyện là bố mẹ tôi đi làm ăn xa trên thành phố chỉ có tôi ở quê với bà từ đầu năm học. Vừa rồi thím tôi sinh em bé, ông bà bên ngoại lại bệnh nên bà tôi về chăm. Ở đó chắc chừng một tháng. Vậy là bố mẹ đã gửi gắm tôi đến nhà bác Duyên và nhà nhà cô Chi bên cạnh.

Được dịp nhà bác Duyên đang xây nhà. Hàng ngày phải nấu cơm cho thợ, chị cả Yến lại đi làm xa, một mình bác không kham nổi. Hơn nữa hồi nhà tôi xây nhà, anh Móm, bác Khang cũng đến hộ nhà tôi nhiều lắm. Lần này đến lượt nhà bác xây thì bố mẹ tôi lại không ở nhà. Nên tôi thay mặt đến. Chẳng làm được gì to tát đâu nhưng cũng gọi là một công đôi ba đường.

Sau tiết học mười một giờ tôi chạy như bay về vừa kịp lúc… dọn cơm. Chỉ giúp bác lấy bát đĩa rồi khâu rửa bát úp bát thôi. Xem ra nói là ăn chực có khi lại hợp lý.

- Oanh đi học về rồi đấy hả?

- Vâng ạ. Có việc gì không cháu làm với?

- Thôi, cứ ngồi nghỉ tí đi. Vừa mới về... Bác Duyên một tay rửa rau, một tay đảo đảo xào cà chua trên bếp.

- À đúng rồi. Lấy cái ca trắng kia xong pha nước khoáng cho bác. Mấy chai nước khoáng ở dưới gầm bàn đấy. Quất thì trong túi ở nền giếng kia kìa.

- Dạ.

Tôi treo cặp vào móc cửa sổ, rồi lon ton chạy đi lấy chanh quất, cùng với chai nước khoáng mặn bằng thủy tinh màu xanh. Tôi đã quá quen với cái này từ cái thời còn đóng gạch rồi. Ngày xưa còn bắt chước kê ở mép bàn gõ một cái cho bật nắp ra, kết quả mép bàn nào cũng mẻ. Xong kê ở bờ tường thì tường nào cũng bật. Giờ thì có ngay cái mở bia kèm theo rồi. Nậy một cái là ra. Tiếng ga bốc lên xì xì. Tôi cầm đổ òng ọc vào ca trắng. Sau đó lấy cái thìa sắt úp quả quất vào vắt, gạn cho khỏi hạt.

Nhớ hồi trước cứ canh mỗi lần bật nắp thế này này, là tụi trẻ con chúng tôi lại bâu vào nhặt. Cái nắp sắt được mang về dùng gạch ghè bẹp, đục hai lỗ ở giữa rồi xỏ dây nứa vào làm Xèng. Mỗi đứa một cái xoay xoay cọ cọ vào nhau chí chóe. Cơ mà cái Xèng bằng nắp chai nước khoáng này còn xoàng lắm. Cứ phải như cu Bảy có cái bằng nắp bia Heineken to, dầy dặn. Một phát được phong lên làm đại ca của xóm.

Bọn nó còn oái oăm, mài cho cái lưỡi thật sắc cắt được lá, cắt được cả dây luôn mới ghê. Trò này chỉ dừng lại khi bị bố mẹ phát hiện, quất cho mỗi đứa một roi dọa "chơi vậy có ngày cụt tay”. Nghĩ lại cũng nghịch dại thật.

Tôi lắc đầu chép miệng lấy thìa ngoáy ngoáy ca nước cho tan rồi giơ lên cho bác kiểm. Cái ca nhựa hai lít thường thi thoảng được trưng dụng để múc nước xáo trong các đám, giỗ, hỏi.

- Xong rồi ạ. Từng này được chưa bác?

- Được rồi đấy. - Bác trả lời rồi ngoái ra bên ngoài. - Nghỉ sớm đi mấy anh ơi.

- Nghỉ sớm cho tháng bảy này nhà bác Khang hấng (hứng) mưa nhá. - Tiếng bác Dũng thợ cả vọng vào bếp.

- Trưa nay nắng quá. Để chiều làm đến muộn muộn tý cũng được cho nó mát. Chứ không các bác mà lăn ra rồi thì có khi nhà em hấng mưa đến tận năm sau.

Mọi người leo lên, lau mồ hôi rồi ngồi xuống sạp. Nhà giờ mới đang đào móng, đóng cọc dưới hố sâu chừng hơn một mét. Đối diện với cái móng nhà cạnh bếp và nền giếng khoan có dựng một cái chòi tạm bằng mái rơm. Trong chòi có cái gi.ường và ít đồ đạc, trước cửa là cái sạp gỗ cho mọi người ngồi nghỉ ngơi. Còn mấy đồ dùng như tivi, phản hay tủ đã mang sang nhà bác Thấm bên cạnh gửi.

- Đi rửa chân tay mặt mũi đi cho mát các bác ạ. Ngồi nghỉ tí rồi ăn cơm luôn. Sắp được rồi. - Bác Duyên nói.

- Từ từ, để tôi còn thở cái đã nào.

Lần lượt từng người một rửa tay, trong khi bác Duyên đưa tôi một xiên cốc nhựa bảo rót nước mời mọi người. Cứ mỗi thợ rửa tay xong qua chỗ tôi lại đưa cho một cốc. Cuối cùng là anh Móm.

- Anh xin. Ê thằng kia còn chưa lên hả?

Anh Móm gọi với xuống một người trai mặc quần bò (jean) áo lao động xanh, đầu đội mũ cối đứng trên những cọc tre dưới hố.

- Anh gì ơi, lên đây uống nước giải lao chút đi ạ. - Tôi cũng với theo.

- Hở, ừ... Xong rồi đây.

Nói xong anh đó leo lên cởi mũ cối, lấy cái khăn trên cổ lau mồ hôi. Trong khi tôi đang loáy hoáy rót nước:

- Nghe nói anh là bạn anh Móm đến hộ… - Tôi bê cốc nước lại gần đưa cho anh thì hoảng hồn nhận ra - Ớ... anh này. Sao anh lại ở đây???!!!

Không thể tin vào mắt mình. Chẳng phải là Khải Ca đội Dân Thầu đây sao?

Trái lại với tôi, anh ấy có vẻ thản nhiên lấy cái cốc trên tay tôi uống một ngụm rồi ra sạp thả mình xuống. Không buồn rửa tay chân luôn.

- Tháng ba gì mà nóng như lửa ấy. - Anh ấy càu nhàu.

- Tháng hai tháng ba âm lịch này là đẹp nhất rồi đấy. Chứ để mấy hôm nữa còn nóng nữa. Chưa kể còn mưa bão nữa cơ. - Bác Dũng thợ cả nói.

- Giờ thì chẳng nóng ngang hè ấy như?

- Tại làm nên mới thấy nóng đấy thôi, chứ hôm nay cũng bình thường mà. - Bác Duyên đáp.

Tôi thì vẫn há hốc mồm chôn chân ở đó giờ mới chịu quay người lại.

- Nhưng khoan đã, em hỏi sao anh lại ở đây cơ mà?

- Thì anh chẳng bảo là bạn anh thây.

Anh Móm trả lời trong khi anh Khải Ca tu tiếp ngụm nước.

- Bạn anh á. Sao em không biết? Mà anh mà cũng giao du với đội Dân Thầu cơ à?

- “Cái đội Dân Thầu” này thì làm sao?

Cuối cùng anh ấy cũng lên tiếng với tôi. Bằng một cái giọng đầy thách thức và đe dọa. Đúng rồi đây mới là bản chất của đội đầu gấu Dân Thầu chứ. Tôi đáp:

- À, không sao ạ. Nhưng mà làng Vĩnh Thụy với Dân Thầu lúc nào cũng đối đầu nhau cơ mà. Bảo hai anh là bạn thì em thấy hơi lạ.

- Em không biết đội “Tam K (ka)” Kiêm - Khải - Kiên lừng danh trường cấp hai Vĩnh Tâm à? Kém thế! - Anh Móm cười khẩy ra oai.

- Hồi đó em còn chưa lên cấp hai sao mà biết được. Chỉ biết nhóm nhạc “Tam ca áo trắng” “Tam ca 3A” thôi chứ “Tam ca siêu quậy” thì em chịu.

Kiêm là tên thật của anh Móm, anh ấy thân với anh Kiên thì tôi không có gì lạ. Cùng làng suốt ngày đi đào chuột với nhau mà. Còn anh Khải đúng là không sao ngờ tới.

- Nổi tiếng đẹp trai phong độ nhất trường thế mà không biết. Trước anh chả cho mày vào lớp xem rồi còn gì. Em thấy có đứa nào dám ý kiến gì không - Anh Móm bồi thêm.

- Ô! Thế đây là cái đứa mày dắt vào hôm đó đó à? - Anh Khải Ca buông cốc nước xuống sạp nói.

- Chính nó chứ còn ai. Làng này làm gì còn ai trán dô như nó nữa đâu. - Anh Móm vừa nói vừa chỉa chỉa cái cốc vào đầu tôi. Cứ có cơ hội là anh ấy lại trêu.

- Uây, lớn nhanh thế! Hồi ấy còn bé tí thế cơ mà. - Anh Khải Ca tròn xoe mắt.

- Em lúc nào chẳng bé nhất lớp, với lại đã ba bốn năm rồi. Giờ em người lớn rồi. - Tôi xoa xoa cái trán sưng trả lời trong cay đắng.

- Công nhận, ra dáng thiếu nữ rồi đấy.

- Đến cái mức ấy thì chưa đâu. Mà lúc đó anh cũng có ở trong cái lớp đó à. Sao em không có ấn tượng gì thế?

- Thiếu nữ gì cái con bé da trâu này. - Giờ lại thêm quả da đen nữa chứ. Có vẻ như anh Móm thấy tôi chưa đủ xấu.

- Không nhớ sao? anh còn cho em quả ổi cầm ra gốc cây ngồi còn gì? Kể ra anh em mình cũng có duyên phết nhỉ. - Anh Khải Ca ngồi dậy chống hai tay vào đầu gối nhìn tôi gần hơn cho rõ. Hay là để tôi nhìn anh ấy cho rõ nữa không biết.

- À đúng rồi! ổi thì em nhớ, còn anh thì không. Hôm đó đúng là anh “đem em bỏ chợ”. Cuối cùng lại phải cô Chi dắt em về. Em chưa tính sổ với anh vụ này đó. - Tôi quay sang gầm gừ với anh Móm.

- Duyên cái gì mà duyên, mày chửi tao đấy à? - Cái anh Móm này, sao lúc nào nói chuyện cũng chậm mất một nhịp thế không biết.

- Hồi đấy còn bé chắc không nhớ.

Chẳng buồn tiếp lời anh Móm, anh Khải Ca nói với tôi rồi cầm cốc nước lên tu ùng ục như trâu sục nước, thấy vậy bác Duyên liền quát:

- Cái thằng này, uống ít thôi tí còn ăn cơm. Không đến chiều lại nhão cả người ra đấy.

- Bà là chỉ lo không có người làm cho bà đấy thôi. - Anh Khải Ca cãi.

- Chẳng thế! chứ không rước mày vào đây cho ăn cám à.

Phũ xong bác quay sang bảo tôi dọn cơm. Vậy là tôi lẳng lặng đi. Bỏ ngang câu chuyện.

Chương 2: Bữa cơm trưa
-----------------------------------------------
*Tên địa danh đã được đổi.
Ảnh:Internet
- Mới nhất tại trang facebook: 9x đời đầu
 

Đính kèm

  • 155996724_272967904240557_2129966182773427467_n.jpg
    155996724_272967904240557_2129966182773427467_n.jpg
    323,6 KB · Lượt xem: 29
Chương 2: Bữa cơm trưa

Mời các bạn nghe bài hát: Cô gái đến từ hôm qua
Sáng tác: Trần Lê Quỳnh
Thể hiện ca sĩ Mỹ Tâm
-----------------------------
---------------------------------------------------------
Bữa trưa cả thợ và người nhà cũng được hai mâm. Cánh đàn ông bô lão ngồi một mâm trên gi.ường, còn tôi anh Móm, bác Duyên và anh Khải Ca ngồi mâm con bên dưới sạp. Các anh thanh niên trai tráng vừa cầm được bát cơm là bắt đầu và như vũ bão. Tôi len lén nhìn anh Khải, e dè mãi cuối cùng cũng cất lời lên hỏi:

- Dạo này anh không đánh nhau nữa sao mà lại đi xách vữa thế hả?

- Mày nói như thể đánh nhau là một nghề ấy không bằng. - Khải Ca vừa nhồm ngoàm vừa trả lời.

- Thì trước anh chả toàn đi đánh nhau còn gì?

- Hai đứa có chuyện gì à? - Anh Móm hỏi.

- Ừm, cũng chạm mặt một hai lần.

- Chạm mặt một hai lần? - Tôi nhại lại - Anh ấy từng kéo đội đến đánh em đấy anh ạ. Anh trả thù cho em đi.

- Thật á hả cái thằng này? - Anh Móm buông đũa quay sang anh Khải trợn mắt.

- Bốc phét, nó là người yêu thằng đệ làng tao đấy sao tao không biết.

- Thằng đệ nào? anh đừng có mà bôi xấu cho em. - Tôi cãi ngay.

- Thôi không phải giấu, cũng lớn tướng rồi chứ có còn bé bỏng gì đâu mà ngại.

- Thằng Thương á? không có chuyện đó đâu. - Tôi nhớ ra.

- Thương là thằng nào thế? - Anh Móm quay ra hỏi.

- Là thằng đệ làng tao. Nghe nó kể hai đứa học chung đấy. Thích nhau mà. - Khải Ca vẫn chưa thôi lẻo mép.

- Không phải thế đâu, em đã bảo không phải mà. Chính chủ nói ra mà anh còn không tin à. Hơn nữa em với nó cũng không học chung. Khác lớp mà.

- Thì chính chủ thằng Thương nói thế còn gì?

- Nó bốc phét đấy, cái thằng này. Nao đi học em phải hai mặt một nhời (lời) với nó mới được.

Tôi gầm gừ rồi quay sang hạ giọng nói với anh Móm. Lúc này đã ngừng ăn và mà quay sang nghe ngóng:

- Không có đâu, anh đừng tin.

- Nếu thật vậy thì tốt. - Anh Móm nói xong rồi mới lại cầm đũa lên.

- Vậy là em chưa có người yêu thật hả?

- Nói rồi mà. Mà anh này…

Tôi ngập ngừng, chỉnh lại tư thế ngồi rồi vươn cổ ra thận trọng hỏi:

- Có thật là đội anh từng đánh nhau chém đứt tay thằng nào đó ở xã Vĩnh Tiến không? Như thế này này… Á á á á...

Tôi hét lên, giật đùng đùng ôm lấy cánh tay. Diễn lại cảnh vừa bị vung đao cho một nhát. Không biết có đạt quá không mà anh Khải Ca trông thấy cười phá lên, cơm phun ra phè phè như núi lửa. Dính hết vào tôi đang ngồi đối diện.

- Ối cái thằng này, phun hết vào người tao rồi đây này. - Bác Duyên ngồi cạnh tôi cũng lĩnh đủ.

- Làm gì có chuyện đó, bốc phét. Ha ha ha... - Khải Ca vừa lấy tay quẹt mồm, vừa nhồm nhoàm nói. Anh Móm cũng cười ồ lên.

- Có chém sứt tí da mà đến tai dân làng đã thành đứt luôn cả tay ra rồi, sợ thật.

- Anh cũng tham gia cái vụ ấy ạ? - Tôi quay sang hỏi anh Móm.

- Nhiều vụ quá anh không nhớ.

Hẳn là nhiều vụ. Đúng như bác Duyên nói là “rách giời rơi xuống” mà.

- Lẽ ra quả đấy phải chém cho nó phát thật chứ sau quả đấy vẫn chưa chừa. Vẫn còn xuống quấy rối. - Anh Khải Ca hùng hổ.

- Tưởng hay lắm đấy mấy cái thằng này. Có khi chưa kịp chém nó, nó đã chém mình rồi ấy chứ. Muốn làm người thì bỏ ngay đi. - Bác Duyên nạt.

- Đấy thì giờ tụi con có đi đánh nhau nữa đâu, “Rửa đao gác kiếm” chuyển qua cầm bay rồi mà. “Cải tà quy chính” rồi thây.

Anh Khải Ca bồi đến tận hai câu thành ngữ luôn cho thuyết phục.

- Lớn tướng rồi đấy, liệu mà lo làm lo ăn đi. Nghèo thì chó nó lấy cơ.

- Đẹp trai như hai đứa con đây, nhiều đứa muốn làm chó lắm ấy mà đâu có được.

Người tung người hứng, một điều tụi con, hai điều hai đứa. Xem ra hai anh ấy thân nhau thật. Mà cũng đúng. Như lần trước anh Quốc với cu Cường đánh nhau, có trẹo tay thôi mà mình đã nghe là gãy tay nhập viện rồi. Vậy thì chuyện này cũng không có gì là lạ.

- Không phải thì may quá. Làm em hết cả hồn.

- Thế nên lần trước anh gọi không dám ngó ra chứ gì? Thì ra là sợ chết… Ha ha... nhát gan.

- Anh cũng nhớ vụ ấy cơ à? Em đây không sợ chết nhá. Cơ mà cụt mất một tay nửa sống nửa chín thì cũng hơi sợ.

- “Nửa sống nửa chín"… Há há há há...

Thế là lại nhe răng ra cười khành khạch.

Chap 3: Sao anh lại có biệt danh là Khải "Ca" thế? Không lẽ… bố anh tên là Ca???
------------------------------------------------
- Mới nhất tại trang facebook: 9x đời đầu
 
Chương 4: Lần đầu đụng độ
Cái thiệp cỏ bốn lá


Nhớ lần đầu tiên gặp anh Khải Ca là vào tháng mười hai. Trên đường đi mua thiệp Giáng sinh từ Thị Trấn về. Đây đã lần mua thiệp thứ hai sau khi nhận được tiền từ anh Quốc.

À, lại nói đến anh Quốc. Anh Quốc cũng là một đàn anh máu mặt trong trường Vĩnh Tâm. Hay nói cách khác là đại ca của trường. Hơn tôi một tuổi học lớp 9B. Xuất thân người Phúc Xá, cầm đầu đội Phúc Xá giống như anh Khải Ca cầm đầu đội Dân Thầu vậy. Về ngoại hình thì chuẩn chung cái đẹp giờ là trắng và cao lớn. Cứ đứa nào lớn trước đứa ấy lợi. Anh Quốc cũng vậy. Đặc biệt là anh này có đôi mắt rất to và nét.

Tôi thì không chơi với anh Quốc, nhưng người anh ấy theo đuổi bấy lâu nay là chị Hân, bạn thân của tôi. Chính vì vậy anh ấy nhờ tôi cùng anh ấy đi chọn quà Giáng sinh giúp. Thế quái nào lại bị cu Thương bắt gặp thế là hôm sau trên trường đồn ầm lên hai đứa là một đôi. Đã thế số thiệp của tôi mua tặng bạn lại còn bị anh ấy cầm nhầm làm mất. Cay cú.

Lần mua bù này tôi đi một mình cho khỏe, lúc trên đường về gặp chị Hân, anh Quốc cùng đám bạn là chị Quyên, chị Thơm đang ngồi trên cầu Phúc Xá. Trông mọi người có vẻ đang nói chuyện gì đó căng thẳng nên thôi tôi không ghé lại nữa mà vọt lên trên phía cầu Dân Thầu.

Nơi tôi ở là một xã nhỏ tách biệt với phần còn lại của Huyện bằng một con kênh. Bắc qua kênh có hai cái cầu là cầu Phúc Xá và Dân Thầu. Cầu Phúc Xá tuy gần Thị trấn hơn nhưng nhỏ, chỉ rộng chừng một mét và thậm chí còn không có thành cơ. Đi qua chỉ sợ rơi tòm xuống nước. Cầu Dân Thầu thì lại là đường chính, cao to rộng đẹp. Đâm một phát qua trường học, qua chợ xã đến thẳng làng tôi luôn. Đây chính là trục đường cái của xã, có thể rẽ đi đến tất cả mọi thôn. Chính vì vậy mà từ đời xưa đến nay, với vai trò là người giữ cổng, đội Dân Thầu lúc nào cũng hống hách, tinh tướng. Mấy đội làng trong cứ gọi là kinh một vành. Nhiều khi không dám đi qua nữa luôn. Nhất là con gái đi một mình.

Hôm ấy như mọi khi tụi thanh niên chúng nó cũng đang đứng trên cầu. Tôi run lắm cắm đầu cắm cổ đạp, vừa đi qua thì quả nhiên bị gọi lại. Tôi sợ hãi len lén ngoái lại nhìn. Một tên cầm túi thiệp của tôi giơ lên đung đưa đung đưa.

“Thôi rồi Lượm ơi, rơi mất rồi. Trời ơi sao lại rơi đúng cái chỗ hiểm nghèo ấy cơ chứ?” Tôi nghĩ. Gian nan quá. Tôi mím môi mím lợi quay lại, tự trấn an bản thân: “Chắc mấy tên lớn này sẽ không bắt nạt làm khó trẻ con đâu”. Dựng xe, tôi chạy đến cười gượng:

- Em cảm ơn ạ.

Nhưng làm gì có chuyện dễ dàng như thế chứ. Cầm túi của tôi là một ông béo, hơn tôi cỡ ba bốn tuổi, mặc áo phông bóng đá sọc xanh trắng. Khi tôi chìa tay ra lấy thì ông ấy rụt lại, mở túi ra xem:

- Xem có gì trong đây nào?

- Áo lót đấy. - Một ông người gầy còm lên tiếng, nhe răng cười nhăn nhở. Cái răng lại còn mẻ nữa chứ.

- Cái thằng này vô duyên.

Mặt tôi đỏ bừng bừng như lửa đốt, không nói lên lời. Ngắc ngoải về phía cầu Phúc Xá nghĩ thầm trong vô vọng: “Chị Hân ơi, cứu em.”

- Lót lót cái đầu mày ấy. Thiệp giáng sinh. - Ông béo bảo.

- Uây... đã sắp giáng sinh rồi cơ? Đâu xem với. - Một ông khác tóc vàng rướn lên ròm.

Thế là ông Béo lấy tập thiệp của tôi ra. Tung cho mỗi đứa vài cái xem.

- Từ bé đến giờ chưa được ai tặng thiệp.

- Anh thích thì, cho anh một cái đấy. - Tôi mạnh dạn đề nghị.

- Cho thật hả?

- Vâng, coi như quà cảm ơn.

Đây đã là lần thứ hai đi mua thiệp rồi, tôi không nghĩ là sẽ lại đi mua thêm lần nữa nếu mất.

- Đùa tí. Chứ anh đây cần làm gì.

- Mày không cần thì đưa đây tao cần.

Ông đứng sau giật lấy.

- Ke ke… đi tặng em Lan.

- Anh cũng cần nữa, anh là thằng nhặt cái túi lên cho em này.

- Còn anh đây phát hiện ra nó nhé.

Cả nhóm nhao nhao xúm xít làm tôi sợ quá lùi lại.

- Thôi đi mấy cái đứa này, định trấn hết của em ấy đấy à?

Ối trời ơi, đúng cái nỗi lòng tôi. Một ông cao ráo trắng trẻo, trông có vẻ hiền lành thư sinh đang phì phèo điếu thuốc ở thành cầu lên tiếng. Ông ấy nói tiếp:

- Có cho thì cho cái to kia chứ cái nhỏ xíu này… Tấm lòng của em bé quá đấy.

"Hả??? Tưởng bênh mình chứ? Quả này tiêu thật rồi." Tôi trùng vai xuống ngao ngán. Nhưng rồi vẫn gân cổ cố đấm ăn xôi:

- Không được, mấy cái thiếp to này của em còn phải dành cho người quan trọng...

- NGƯỜI QUAN TRỌNG? tụi trẻ con bây giờ đã biết yêu đương rồi đấy. LO MÀ HỌC ĐI.

Vừa nói ông đó vừa nắm đấm dí vào đầu tôi.

- Ui da... - Tôi hất tay ra lùi lại. - Bạn thân, chứ yêu đương gì mà những năm sáu cái thế này kia.

- Ối trời, lại còn yêu năm sáu đứa cùng một lúc nữa chứ. - Ông Béo ồ lên, xòe tay ra nhìn đồng đội để nhận sự tán thưởng.

Mấy tên bắt đầu lấy mấy cái thiệp to xa xem. Mỗi người một cái. Ôi thế là hết hi vọng, tôi bắt đầu thấy hai đầu gối mình va vào nhau cồm cộp.

- Cái gì đây?

Tên đầu đinh sờ vào cái cồm cộm trong tấm thiệp hỏi.

- Là cái nhạc đó. Khi mở thiệp ra nó sẽ phát nhạc. - Tôi đáp.

- Đâu có thấy nhạc nhẽo gì đâu? - Tên đó gập ra gập vào cái thiếp cho nó phát nhạc mà không được.

- Phải tháo cái giấy chắn kia ra mới có phin chứ thằng ngu. - Ông Béo chửi.

Ông đẹp trai ngó lại giật lấy tấm thiệp, lật lên lật xuống xem xét. Cái thiệp cỏ bốn lá yêu thích của tôi. Hu hu...

- Hay phết nhỉ, bao nhiêu cái này đây? - Ông ấy liền hỏi.

- Nếu anh thích thì em để lại cho, khỏi phải đi mua. Em bới cả đống mới chọn ra được mấy cái đấy đấy. Đảm bảo hót nhất Huyện luôn. Mười nghìn một cái đấy em để rẻ cho bảy nghìn.

Tôi nuốt nước bọt cái ực, tim như muốn rớt ra ngoài đến nơi rồi mà vẫn tỏ vẻ bình thản nói cười. Có khi phải cảm ơn thằng Tiến kẻ thù. Nhờ nó ngày nào trên lớp cũng xỉa xói gây sự với tôi nên tôi đã nhanh nhạy và bình tĩnh hơn trong những hoàn cảnh hiểm nghèo như thế này. Xem ra so với việc thu lại từ tay từng người một. Thì kiếm cớ cho họ tự trả lại vẫn hơn. Nhưng...

- Bảy nghìn gì mà đắt thế! - Ông Béo rú lên.

- Thì đã có nhạc còn gì không thì anh lấy cái thiếp bé đi, em cho không.

Tôi chìa tay tính lấy lại nhưng không được.

- Đây. - Không nói nhiều, ông đẹp trai rút túi đưa tôi tờ mười nghìn đỏ chói. - Khỏi trả lại.

- Ơ…

Tôi chỉ muốn kiếm cớ để mấy ông kia từ bỏ cái thiệp thôi không ngờ ông ấy trả tiền thật.

Ông đó dúi tiền vào tay tôi rồi lấy cái túi thiệp từ tay ông béo trả luôn. Xong quay nói với đội bạn:

- Mấy đứa kia, có lấy thì rút tiền ra. Không thì trả nó đi.

Lúc này mấy ông kia mới quay ra nhìn nhau thương lượng.

- Thằng nào có tiền không tao vay.

- Đây trả lại ba nghìn.

- Nhưng em không có tiền lẻ.

- Làm sao bây giờ?

- Ngu thế. Đây, năm nghìn nữa. Coi như mười lăm nghìn hai cái đi, bốn cái ba mươi nghìn. Thằng Hói đưa tờ mười nghìn kia đây. Thằng Sứt năm nghìn.

Ông Béo nhanh tay tính rồi đưa tôi nắm tiền.

- Đây, được chưa. Lãi quá rồi còn gì.

- À, vâng. em cảm ơn.

Nhét bốn mươi nghìn vào túi tôi quay xe. Buộc số thiệp thật chắc vào giỏ không thể để nó rơi thêm lần nào nữa. Ngoái lại, mấy ông đứng trên cầu đã bóc ra xem, mở ra mở vào nghe nhạc cười với nhau hô hố.

“Không biết sao tự nhiên lại biến thành cuộc giao dịch thế này”.
Cũng may, tôi thở phào nhẹ nhõm, leo lên xe đạp thẳng về nhà.

Chương 5: Bị đánh?
------------------------------------------------

- Mới nhất tại trang facebook: 9x đời đầu
- Ảnh: internet - Cầu Phúc Xá giống y như này nè. Hồi ấy không đi quen chết khiếp.
 

Đính kèm

  • maxresdefault.jpg
    maxresdefault.jpg
    125,9 KB · Lượt xem: 26
Chương 5: Bị đánh?

Hôm sau đi học về thấy đám thanh niên hôm trước đứng ở cổng trường.
“Không biết mấy ông này đến đây làm cái gì nhỉ?” Tôi thầm nghĩ xong rồi quay mặt đi tiếp với tụi cái Hằng, cái Thùy.

- A, nó kia kìa… nó kia kìa.

Bống có tiếng nói. Tôi ngoái đầu lại. Mọi người đều ngoái đầu lại.

Ông Béo lần trước chỉ tay về phía tôi.

- Lại đây.

Xong cả đám kéo đến. Tôi ngơ ngác nhìn quanh xem mục tiêu là ai. Nhưng tụi đó cứ ngày một tiến gần. Tôi bất giác chỉ vào chính mình. Là tôi sao?!

- Không mày thì ai? ĐI - Nói rồi ông ấy đến túm cặp tôi lôi đi xềnh xệch.

- CẤM KHÔNG ĐỨA NÀO ĐƯỢC ĐI THEO. - Ông Sứt răng chỉ tay bọn xung quanh ra lệnh.

Gì thế này?! Hằng và Thùy bên cạnh cũng vô cùng hốt hoảng. Cả trường cũng đều đang nhìn tôi. Trong khi tôi vẫn chưa định hình được chuyện gì đang xảy ra.
Tôi bị áp giải đến ngách bên cạnh trường. Chỗ thuộc địa phận Dân Thầu.

- Mấy anh làm cái gì vậy?

Tôi hất tay ông béo ra xốc lại cặp, càu nhàu. Ông Béo liền gõ vào trán tôi một cái quát:

- Cái gì đây?

- Cái thiệp. - Tôi cạu lại. - À thì ra là chuyện này.

- Cũng biết cơ đấy. Dám lừa tụi này hả?

- Ai lừa mấy anh chứ?

- Còn cãi, tao biết rồi cái này có năm nghìn thôi mà dám bảo mười. - Ông béo quát lớn khiến tôi co rúm lại. Ông ấy cười:

- Hờ… xong lại còn “bán rẻ cho bày nghìn” nữa chứ.

- Làm tao mất mặt với gái.

- Đúng là to gan lớn mật.

Mấy ông xung quanh thi nhau lên tiếng.

- Mày được đấy.

Ông Béo bất giác quay ra túm áo tôi ép vào tường, vung nắm đấm. Quá sợ hãi tôi hét toáng lên “Á á á...”. Theo phản xạ vòng tay ôm lấy đầu:

- Ai bảo các anh mua cơ chứ? Em móc túi các anh ra à?

Tôi run như con cầy sấy rồi nhưng vẫn cố chống chế. May mà mấy anh đó chỉ dọa không đấm thật.

- Nhưng mà các anh đã không mất công đi mua còn gì. Với lại mấy cái đó mất công lắm em mới chọn được là thật còn gì. Hu hu…

Tôi gần như bật khóc. À mà đang khóc tu tu rồi.

- Ai đã làm gì mà khóc.

Ông đẹp trai hôm trước giờ mới lên tiếng. Trong khi ông Béo vẫn gân cổ quát:

- Thôi đưa tiền đây tụi này tha cho.

- Không có tiền.

- CÁI GÌ…???!!! - Ông ấy rú lên, làm tôi co rúm người lại nước mắt rơi lã chã. Run rẩy nói:

- Hôm nay em không mang tiền để hôm khác em mang trả ạ.

- Hừ… - Ông béo khịt mũi. - Thôi. Ai cần mấy cái đồng tiền lẻ ấy của mày cơ chứ. Nhưng đây cho mày biết tụi này không phải ngu dễ bị lừa nha.

- Vâng ạ, các anh rất thông minh, các anh rất đẹp trai ạ.

Tôi dương ánh mắt rưng rưng. Thấy anh đó hạ giọng mới dám ngẩng mặt lên nhìn. Vừa lúc ông đẹp trai cũng quay sang tôi, bốn mắt chạm nhau. Tự nhiên anh đó phì cười.

- Thôi đừng dọa em ấy nữa. Về thôi.

Ông béo tung cái thiệp vào người tôi.

- Lần này tao tha. Đi thôi bọn mày.

Nói xong cười rúc rích với nhau đi về làng.

Ối chuyện gì vừa xảy ra với mình thế này? Tôi quẹt tay lên trán. Tay chân vẫn còn run cầm cập.
Cuối cùng cũng cũng qua rồi. Chỉ vì mấy cái thiệp thôi mà đến tận trường tìm mình sao? Thật không thể tin được.

Đi ra khỏi ngõ tôi còn hoảng hồn hơn. Có cỡ nửa cái trường đang bu ở cổng hóng chuyện. Vừa sợ lại vừa buồn cười nữa chứ.

Tôi hít thở một hơi thật sâu lấy lại tinh thần rồi tung tăng chạy lại chỗ đám bạn. Tý Hằng phi đến trợn mắt hỏi han:

- Có chuyện gì thế? Mày có sao không?

- À, không có gì.

- Không có gì mà hét toáng lên thế à?

Chị Quyên quay ra hỏi tôi mặt hình sự không kém. Chị ấy và chị Thơm cũng đến đi cùng với bọn tôi. Hôm nay chị Hân bị ốm, còn anh Quân cũng nghỉ nữa không có mặt.

- À lúc đó tụi đấy giơ tay lên dọa nên... giờ thì không sao rồi.

- Chúng nó không đánh mày à?

- Không, chỉ là hiểu nhầm chút thôi ạ.

Tôi kể lại sự tình một cách đơn giản dễ hiểu cho các bạn và chị Quyên chị Thơm nghe, để mọi người yên tâm. Rồi cười thật tươi nhìn lũ bạn. Lúc này mặt chúng nó mới giãn ra.

Cứ tưởng thế là xong nhưng không, một ngày thót tim của tôi vẫn còn chưa kết thúc.

Chương 6: Chị Hân
------------------------------------------------
- Ảnh minh họa : internet : Thiệp Giáng sinh gắn nhạc.

- Mới nhất tại trang facebook: 9x đời đầu
 

Đính kèm

  • 156486517_1126176957822475_8209461010608408590_n.jpg
    156486517_1126176957822475_8209461010608408590_n.jpg
    447,6 KB · Lượt xem: 24
Chương 6: Chị Hân

Mình vừa nghe “If we hold on together (by Diana Ross)” vừa viết lên chương này.

---------------------------------------------------
Buổi chiều bất chợt chị Hân điện nói sẽ vào ngay, bảo tôi ở nhà đợi.

Tôi đang cắm cơm thì chị Hân vào, vẻ mặt vô cùng hoảng hốt, tái nhợt. Vừa vào chị đã lao đến nắm lấy vai tôi:

- Em có làm sao không?

- Làm sao cơ ạ? Em có làm sao đâu.

Chị ấy ôm ngực thở hổn hển. Tôi lo lắng đặt tay lên vai chị hỏi:

- Chị vừa chạy vào đây sao? Chị có sao không? Ngồi xuống đi.

Chị ấy không nói chỉ giơ tay ra cản ý bảo không sao, đừng đụng vào chị ấy.

- Em làm chị sợ quá đấy. Đây là lần thứ 3 rồi đó.

- Ơ… có chuyện gì vậy ạ?

- Không phải là sáng nay em bị đội thanh niên Dân Thầu bắt đi sao? Cái Thơm nó vừa gọi cho chị…

- A… Thì ra là chuyện đó. Ha ha ha… Thế chị ấy không kể sự tình cho chị nghe sao?

Chị ấy ngồi xuống, lịch sự hơn mọi lần tôi rót nước mang ra mời. Rồi quay lại lau khô đít nồi nhôm, cho vào trong nồi cơm điện.

- Bỏ qua chuyện đó đi, rốt cuộc là có chuyện gì vậy?

Chị đưa tay lấy nước uống luôn. Xem ra chị ấy có vẻ lao lực. Tôi cắm điện rồi bật nút nồi cơm cái “cạch”. Xong xuôi rồi ra chỗ chị ấy.

- Chỉ là hiểu nhầm chút thôi ạ.

Tôi kể lại cho chị ấy nghe chuyện cái mấy cái thiệp.

- Ra vậy, thế chứ không phải là… - Chị ấy ngập ngừng.

- Là sao ạ?

- Mà em có biết tụi ấy là ai không?

Sao chị ấy lại đột nhiên thay đổi câu chuyện thế chứ.

- Tụi thanh niên Dân Thầu chứ ai, em gặp tụi nó ở đó mà.

- Tụi đấy không phải thanh niên bình thường ngoan ngoãn đâu.

Chị ấy kể tụi ấy đánh nhau chém nhau đứt tay ra luôn. Trời ơi, tôi nghe xong mà dựng tóc gáy. Bủn rủn hết cả chân tay. Mà đại ca cầm đầu không phải là ông Béo mà lại là cái ông tôi bảo hiền hiền đẹp trai ấy, thế mới hãi hùng chứ. Thật uổng công tôi đã nghĩ ông ấy là người tốt nhất bọn.

Chị còn kể chuyện mâu thuẫn của đội Phúc Xá anh Quốc và đội này nữa.

- Ra là bọn ấy đến tìm anh Quốc. Em lại tưởng vì có mấy cái thiệp mà đến tìm em thì tụi này rảnh thật. Mà... - Tôi dừng lại, nghển cổ ra đối diện với chị ấy. - Chị lo em vì chị mà bị liên lụy sao?

- …

Chị Hân quay đi không nói gì. Chắc là vậy rồi.

- Sẽ không có chuyện đó đâu ạ. Bắt nạt chị để gây áp lực nên anh Quốc, rồi lại bắt nạt em để chọc tức chị. Ghét một đứa mà phải cất công đến thế này thì em chẳng dám ghét ai nữa luôn.

Chị vẫn im lặng, trong những cuộc nói chuyện của tụi tôi, phần lớn là toàn tôi độc diễn. Chị ấy chỉ lắng nghe.

- Hơn nữa. Nếu muốn làm phiền chị thì chắc gì bọn nó đã tìm em cơ chứ. Chẳng phải chị Quyên chị Thơm thân với chị hơn nhiều sao? Chị phải lo cho mấy chị ấy mới phải.

- Ừm, chúng nó đều biết tự bảo vệ mình.

Thấy chị còn băn khoăn tôi đập vai chị khẳng định lại:

- Sẽ không có chuyện này xảy ra đâu, em chắc chắn đấy. Ngay cả khi chính chị đối đầu trực tiếp với chúng thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến em nữa là. Ức hiếp một đứa trẻ con chẳng phải mang tiếng thêm sao. Chị yên tâm đi.

- …

Chị vẫn không nói gì. Chỉ ngồi khoanh tay trầm tư trên ghế. Mái tóc dài buông xõa khẽ đung đưa đung đưa. Tóc chị dài lắm, chạm mông. Không hiểu sao chị lại có thể kiên nhẫn nuôi dài đến vậy, chịu khó chăm sóc gội hàng ngày và còn chải chuốt mượt mà như dòng suối. Không như tôi, lúc nào cũng bị mẹ cắt ngắn. Mẹ bảo quả tóc rễ tre dày và cứng như thế này của tôi để dài có mà nặng gãy cổ. Cắt ngắn đỡ phải buộc phải chải. Ấy mà thi thoảng vẫn bị gọi là “tổ quạ”.

Tóc dài như chị Hân trường tôi chắc chỉ có một. Hơn nữa chị ấy cũng nổi tiếng là “Công chúa tuyết” bởi làn da trắng và lúc nào cũng lạnh lùng ít nói. Trái ngược hẳn lại với tôi, từ tính cách đến ngoại hình.

Vậy mà vẫn thân với nhau. Theo như chị ấy thì là để “Bù đắp những điểm thiếu của nhau”.

Chị ấy luôn là hoa khôi của trường Vĩnh Tâm, nhưng mà xem kìa… Tôi bật khóc.

- Ơ, sao lại khóc nữa rồi?

- Em phải lo cho chị mới đúng. Ôi xem này, chị gầy và xanh xao đi nhiều quá. Chị có uống mật ong em đưa không đấy? Chị vẫn còn hay bị đau bụng sao?

- Ờ, không sao cũng hết đau rồi, chỉ là mấy hôm nay bị cúm... Hắt… xì…

- Đấy lại còn ăn mặc phong phanh nữa.

- Tôi chạy lại trong tủ lấy cái khăn lần trước của chị ấy ra.

- Đây chị quàng vào đi. Không biết có phải vì hôm ấy chị cho em mượn khăn mà lăn đùng ra ốm không biết?

- Có khi thế đấy.

Ối, còn không buồn chối luôn.

- Ối, cái quái gì thế này? Sao mà hắc thế?! - Chị Hân kêu ré lên.

- Hắc á?! em cho có một gói downy thôi mà.

- Một gói cho một cái khăn này á, bảo sao hắc thế này. Thôi thôi không đeo nữa.

- Hắc gì chứ thơm mà, chị đeo đi khỏi lạnh.

Tôi cố lấy quấn vào cổ cho chị.

- Đeo cái này chắc tôi từ đau bụng chuyển qua đau đầu nhức óc mất. Thôi bỏ đi.

- Vậy để em lấy cái khăn khác cho chị nhá. Hay chị mặc luôn áo khoác của em đi.

- Thôi, mày có bị điên không đấy.

- Ha ha ha…

- Mà chị bảo này…

Chị ấy đột nhiên dừng lại, giọng nghiêm nghị rồi cúi xuống nhìn vào mắt tôi.

- Đừng có quan hệ với tụi đó nữa đấy, biết chưa?

- Vâng, em biết rồi ạ.

- Biết thì tốt, thôi chị về đây.

Tôi kéo tay chị ấy lại:

- Em cũng biết tự bảo vệ mình đấy, chị tin không?

- … Ừm, chị tin.

- Rồi ok, để em lai chị về.

- Thôi khỏi đi.

- Ưm... Quyết thế đi.

Tôi cạu lại. Thế rồi chị ấy chở tôi đi vượt qua những hàng cây thảm cỏ, men theo con đường làng về nhà. Tạm biệt chị đi khuất tôi mới quay xe.

* * *
**
*
Hôm sau đi học, lại thấy tụi đó đứng ở cổng. Chắc cũng giống hôm qua đến tìm anh Quốc thanh toán đây mà. Thấy tôi, ông đẹp trai, tên gì ý nhỉ? Khải Ca còn giơ tay lên vẫy:

- Ê.

Nhớ lời chị Hân, tôi chẳng thèm bảo sao, quay mặt đi như không nhìn thấy.

Chương 7: Vào một ngày khác.
------------------------------------------------
- Ảnh minh họa: internet. Minh họa cảnh hai chị em đạp xe trong buổi hoàng hôn tháng 12.
- Mình mới lập trang facebook : 9x đời đầu
 

Đính kèm

  • 156686481_247803750352552_1673380841451314974_n.png
    156686481_247803750352552_1673380841451314974_n.png
    768,1 KB · Lượt xem: 25
Chương 7: Vào một ngày khác.


Bài hát hôm nay là: Thế giới không tình yêu (2004)
Sáng tác: Kim Tuấn
Trình bày: Nhóm Hollywood

---------------------------------------------

Quay lại với thực tại, vào một buổi trưa khác tôi lân la đến chỗ anh Khải Ca:

- Anh Khải ơi, hôm trước em vào nhà đứa bạn xem lại bài đấy rồi. Quả nhiên là có cái anh đánh đàn thật. Hát ngay mở đầu mà em không để ý.

- Thấy chưa, thấy nó đẹp trai giống anh chưa?

- Rồi, giống thật.

- Ha ha ha ha... - Anh Khải Ca phá lên cười mãi (mãn) nguyện.

- Giống cái tóc. - Tôi thủ thỉ. Anh Khải Ca nghe xong tắt ngúm, tôi nói thêm:

- Em cứ tưởng anh cũng cắt tóc Đan Trường giống anh em cơ. Hóa ra là tóc ca sĩ Khải Ca à?

- Gì chứ, cái thằng đó nó bắt chước anh đấy chứ.

Anh Móm nghe thấy lập tực lên tiếng:

- Tao lại đấm cho mày phát tòe mỏ bây giờ. Đây là tóc Đan Trường. Mày thử đi quán cắt tóc của cả cái Huyện này xem có ai biết cái tóc Khải “Cốc” của mày không nào?

- Thế thằng nào cắt trước. Thấy người ta cắt đẹp trai quá a dua theo lại còn…

- Bố mày lại thèm bắt chước?!

- Thôi thôi... sao cứ hở ra là hai anh lại cãi nhau thế? Với lại em thấy cũng không giống nhau lắm đâu. Nên chẳng ai bắt chước ai cả.

- Đúng vậy, tao rõ đẹp trai hơn. - Anh Móm cười nhếch mép.

- Vâng, cùng là bổ luống, nhưng anh thì ngắn như cái mái hiên này, còn anh Khải Ca dài như quyển vở. Khác hẳn nhau mà.

Nghe xong anh Móm cốc tôi một cái. Kiểu này cứ ở đây lâu tôi lủng đầu. Hoặc một phần cái trán dô sẽ xẹp lại.

- Này thì mái hiên này. Quan trọng là em thấy ai đẹp trai hơn. Anh hay nó?

- Em thích ai hơn? - Anh Khải Ca hùa theo.

- Cả hai anh đều đẹp trai… Nhưng mà… em thích anh em hơn. Anh em là đẹp trai nhất trên đời.

Tôi quay ra ôm anh tôi nịnh hót.

- Đấy thế mới là em gái ngoan chứ. Không uổng công anh đây nuông chiều dạy dỗ.

Anh Móm xoa đầu tôi đắc ý.

- Sao em lại không thích anh, anh thích em thế cơ mà?

- Ây ây cái thằng này.- Anh Móm lại giơ nắm đấm ra đe dọa.

- Hay gả cho anh đi. - Anh Khải Ca gạt tay anh Móm, quay ra gạ tôi. - Anh sẽ chiều em hơn cả nó luôn.

- Câu này anh nói với bao nhiêu cô rồi? - Tôi bĩu môi.

- Đâu, lần đầu đấy.

- Chẳng đáng tin tí nào. Mấy người lẻo mép như anh hay là nhân vật phản diện trong phim lắm đấy. Em thích chính diện cơ. - Tôi quay lại với anh Móm phụng phịu.

- Phải đấy, mày đừng có mà léng phéng. - Anh Móm xoa đầu tôi như nựng một con cún.

- Nói thật mà không tin, khổ ghê.

Vừa lúc đó bác Duyên từ bếp đi ra. Anh Khải chớp luôn.

- Bà Duyên, bà thấy cháu làm cháu rể của bà có được không?

Anh Khải Ca hất đầu về phía tôi nói. Bác Duyên nhìn theo trả lời:

- Ờ, được…

- Thấy chưa cái thằng này. Bà Duyên đồng ý rồi nhé.

- Được cái gì mà được, mày nhìn lại mày đi. Bao nhiêu tuổi rồi hả?

- Được, nhưng mà giờ thì chưa. Bao giờ mày lên thợ cả đi đã rồi tao dắt đến nhà bố mẹ nó cho. - Bác Duyên bổ sung.

- Ối trời ơi, thế thì đến bao giờ đây? - Anh Khải Ca ôm đầu hét lên.

- Thì đến bao giờ mày muốn cưới cháu tao ấy.

- Thằng Khải, mày chứ theo tao một hai năm nữa thợ cả ngon ơ. Sao phải sầu.

Bác Dũng đang ngồi uống nước trên gi.ường thấy thế cũng thêm cho thêm vào nồi lẩu này chút gia vị. Anh Khải Ca chạy đến làm bộ chắp tay:

- Sư phụ, xin nhận của để tự một lạy.

- Ha ha ha… Bà Duyên chuẩn bị gả cháu đi nhá.

- Ơ, thế cháu không có tiếng nói gì ở đây ạ? - Tôi lên tiếng.

Bác Dũng cười khằng khặc. Mọi người cùng cười. Cho đến khi tiếng thuốc lào sòng sọc vang lên. Bác Khang châm điếu thuốc lào rít một hơi rõ mạnh, phả ra khói trắng bay mù mịt. Làm khuynh đảo cả lũ ruồi đang bâu đầy ở cọng rơm trên mái chòi.

- Trẻ con trẻ mỏ, yêu với chả đương.

Bác buông một câu hững hờ khiến cho mọi người im bặt. Đặt dấu chấm hết cho câu chuyện đùa. Bác Khang là người lầm lì ít nói. Nhưng mỗi lần cất lời là mọi người đều phải nể sợ. Anh Móm quay sang nhìn chúng tôi cười nhếch mép. Cuối cùng thì cũng đã có đồng minh chất lượng cho anh ấy trong chuyện này.

Chương 8: Bố mẹ về
------------------------------------------------
- Ảnh minh họa: Ca sĩ Khải Ca hát bài "Thế giới không tình yêu"
- Mới nhất tại trang facebook: 9x đời đầu
 

Đính kèm

  • 156552141_268712514783293_4648129824387244981_n.jpg
    156552141_268712514783293_4648129824387244981_n.jpg
    57,9 KB · Lượt xem: 25
Chương 8: Bố mẹ về
Chương 9: Cô Chi, Cô Vy
( nguồn facebook: 9x đời đầu)
Chương 10: Ăn cơm nhà tôi

Hôm nay chủ nhật ngày 11 tháng ba năm 2007.

Bình thường bố tôi được nghỉ thứ bảy, chủ nhật nên hay về từ tối thứ sáu đến sáng sớm thứ hai đi. Bố mẹ luôn muốn dành thời gian dài nhất để bên tôi. Nhưng lần này do có đám cưới chị họ ngoài thành phố, nên sáng nay mấy ông bà chú bác trong họ đã rủ nhau đi hết cả rồi. Bố mẹ tôi sẽ từ đó mà ra thẳng chỗ làm luôn. Trưa tôi sẽ ăn cơm với cô Chi, đồ cúng hôm qua còn nhiều.

Bố mẹ đi rồi, nhà cửa sân vườn rộng rãi bỗng trống huơ trống hắt. Tôi buồn rầu lôi chổi ra dọn dẹp. Cả tuần rồi không có bà ở nhà tôi cũng chả buồn quét tước hàng ngày. Tích lại cuối tuần gom một thể cho bõ. Rồi giặt quần áo và dọn vườn nữa. Lui hui một lúc ngẩng mặt lên cũng đến trưa. Định sang nhà cô Chi thì có tiếng đẩy cổng vào nhà.

- Ơ anh Khải, sao anh lại đến đây? - Tôi trợn tròn mắt.

Anh Khải Ca bước vào, theo sau anh Móm dong xe.

- Anh vào đây ăn cơm.

- Ăn cơm á? Cơm đâu mà ăn? Hôm nay các anh không làm ạ?

- Làm thì cũng phải có ngày nghỉ chứ. Máy móc làm nhiều cũng lăn chiêng ra nữa là người. - Anh Móm càu nhàu. Không biết hôm nay lại sao rồi?

- Ông bà Duyên hôm nay đi ăn cưới rồi. Có ít cơm thừa canh cặn cá kho hôm qua cho anh em mình chén thôi.

Anh Khải Ca mang hai cái cặp lồng nhôm đưa cho tôi.

- Đây, cá với canh đây. Em đem hâm nóng lại đi. Rồi cắm cơm nữa.

Tôi đưa tay nhận lấy. Mang vào bếp.

- Chúng ta cứ như lũ lợn ấy nhỉ?

- Còn không bằng lợn. Lợn ăn xong nó còn được nằm nhá. Chứ đây còn phải hùng hục như trâu. - Anh Móm vẫn hậm hực.

- Ha ha... anh em nay lại bức xúc gì đây?

- Nó không được đi đám cưới, không được lên sân khấu thể hiện đấy mà. Đâu, gạo đâu để anh nấu cơm cho. Em đi đổ mấy cái này ra nồi đi. - Anh Khải Ca cùng tôi đi vào bếp.

- Vâng ạ. Đây anh ơi.

Anh Móm quẳng con xe cọc cạch dựa vào bờ tường rồi vào nhà vắt chân chữ ngũ, bật TV lên xem bóng đá. Còn giở giọng trách móc:

- Tại mày cả đấy, biết là không làm rồi còn vác xác vào đây làm gì?

- Tao không vào thì mày cũng không có cửa đi đâu con ạ. - Anh Khải Ca phản bác.

- Anh không xuống giúp đi lại ngồi đấy à? - Tôi giục.

- Có cái gì mà giúp? Hai đứa mày chưa đủ hả. Cái bếp bé tí chui xuống cho chết nóng cả lũ à!

- Cái anh này đúng là… Anh thông cảm nhé.

Tôi quay ra nói với anh Khải giờ đã cắm cơm xong.

- Có gì đâu, tính nó anh lại không biết. Thôi xong rồi anh em mình cũng lên nhà đi. Lát cơm bật rồi hâm lại thức ăn cũng vừa.

Anh vỗ yêu vào nồi cơm mấy cái “nhè nhẹ” khiến tôi lo lắng không biết cái chỗ đựng nước đằng sau nó có rơi ra không. Cái đó không được ổn cho lắm.

- Vâng ạ.

Vậy là hai anh em tôi kéo nhau lên nhà. Tôi chỉ cho anh ấy thăm vườn tược, và góc học tập của tôi. Một hồi mới xuống nấu thức ăn. Anh Móm thì cứ ung dung ngồi đó như ông tướng. Vuốt vuốt mái tóc hình mái nhà đúng đến lúc cơm sẵn canh sàng bày ra mới chịu đặt mông xuống.

Anh Khải Cả xới cơm đưa cho tôi:

- Em xin. - Tôi đỡ lấy. Sửng sốt nhận ra:

- Oa, tay anh đẹp thế. Trời ợ, lại còn trắng nữa chứ. Thế này thì ai bảo là tay thợ hồ cơ chứ.

- Suốt ngày mặc kín từ đầu tới chân lại chả trắng. Đây của mày đây ông tướng.

Anh Móm vừa cầm bát vừa hậm hực:

- Sao mày lại đưa nó trước, phải đưa cho tao trước chứ?! Tao lớn hơn mà.

- Có ăn không hay nhịn?

- Chẳng có cái quy củ gì cả.

Anh Móm lẩm bẩm như ông cụ non. Tôi quay ra nói tiếp:

- Mà anh mặc thế không thấy nóng à?

- Nóng chứ! nhưng mà phô ra nó cháy nắng còn rát hơn. Với lại da anh mỏng dễ bị nước, vôi vữa nó ăn da.

- Đâu, cho em xem với nhé.

Tôi để cơm xuống với lấy bàn tay anh, lật lên lật xuống ngắm nghía.

- Đúng là da mỏng thật đấy. Sao anh không làm nghề khác đi phụ hồ làm gì. Phí phạm. Oa... xem này, ngón tay vừa thon lại còn vừa dài nữa… Cứ như nghệ sĩ dương cầm ấy.

Tôi ngước lên nhìn anh cười vẻ đầy ngưỡng mộ.

- Như con gái ấy, đẹp cái nỗi gì. Con trai người ta phải rắn rỏi đen sạm chứ. Đây đúng thằng bê đê. - Anh Móm bĩu môi bình luận.

- Anh chẳng biết cái gì cả. Người ta bảo người có ngón tay dài là thông minh đấy. Rồi để xem một vài năm nữa anh có xách dép cho anh ấy không. Anh nhỉ.

Tôi quay lại nói với anh Khải:

- Ngón tay em cũng dài đấy. Xem này sắp dài bằng ngón tay anh rồi này. Hay chưa!

Tôi xòe bàn tay ra áp vào bàn tay anh so. He he… tôi cũng thuộc dạng thông minh đấy chứ.

- Mấy năm nữa anh em mình cho anh Móm hít khói đi.

Đang mải mê nhìn thì anh ấy hất tay tôi ra cái bụp. Giật bắn cả mình.

- Thôi ăn đi cơm nguội hết rồi đấy.

- Tao ăn thêm bát nữa rồi đây này cứ ngồi đấy mà nói. - Anh Móm chêm vào.

Quay ra nhìn anh Khải Ca lúc này đang lúng túng, mặt đỏ bừng, tôi phá lên cười.

- Mới đầu em cứ tưởng anh thuộc dạng đầu trâu mặt ngựa, mất dạy lắm cơ. Mới cầm đầu được bọn làng chứ. Xem ra anh cũng dễ thương ghê ta. Mới khen có vài câu mà mặt đã đỏ ửng lên rồi kìa. Ha ha ha…

- Đỏ ửng khi nào hả? Tại cái nồi cơm này nó phả vào nóng ấy chứ. Em cứ nói lắm không đóng nắp, bay hết cả hơi rồi đây này. Ăn lại cứng như đá ấy thôi.

- Vâng cái gì cũng tại em. - Tôi che miệng cố nín lại.

- Thôi ăn đi ăn đi. Đừng nói nữa. Ăn nhiều cho tay nó to ra chứ.

- To nữa bằng cái quạt mo. Ha ha...

- Ừm, lớn nhanh lên anh đợi.

Không khí đang sôi nổi thì tiếng và cơm cành cạnh sống động của anh Món dừng lại.

- Chúng mày đang đò đưa nhau trước mặt tao đấy à? - Anh đảo mắt nhìn tôi rồi qua anh Khải Ca tiếp tục. - Nghe tao nói này...

Anh Móm hạ bát xuống, tay chống nạnh. Giống hệt cái tướng bác Khang lúc lên mặt dạy con dạy cháu:

- TAO CẤM. Cấm nghe chưa thằng Khải Ca.

Vừa nói anh vừa cầm đũa chỉ chỉ tôi và anh Khải Ca. Anh Khải Ca bật lại:

- Mày là bố tao chắc?

- Chả bố mày, nó vẫn còn trẻ con nghe chưa.

- Anh…. đừng có cầm đũa chỉ trỏ như thế chứ. - Tôi phàn nàn.

- Cái mâm này ngay từ đầu đã không có phép tắc gì rồi. - Anh Móm quát lớn, tay vỗ đùi đen đét rồi quay sang chỉ tôi. - Em nữa đấy liệu mà học hành đoàng hoàng, không về anh bảo bố mẹ mày quất cho tét đít.

- Vâng em biết rồi, em sẽ ở vậy đến già. Không có yêu đương gì hết. - Tôi và anh Khải Ca nhìn nhau cười trước vẻ nghiêm túc bất ngờ của anh tôi.

- Anh không phải nói thế nhưng giờ mày phải học nghe chưa? Hay muốn đi xách vữa giống tao.

- Thôi biết rồi ăn đi ăn đi. - Anh Khải giục.

- Tao nói nghiêm túc đấy.

- Biết rồi khổ lắm nói mãi ăn đi. Ông nội.

Mọi người quay lại với bát cơm thì đột nhiên tôi nhớ ra:

- Á, THÔI CHẾT RỒI!

- “Cái gì đấy?!”

Anh Móm và anh Khải Ca giật mình đồng thanh sửng sốt. Đúng lúc đó:

- TÍ OANH… H…H CÓ SANG ĂN CƠM KHÔNG THÌ BẨU… (bảo). - Giọng the thé của cô Chi vọng sang từ nhà bên. Trời ơi, tôi quên béng mất không bảo cô ấy mất rồi.

Chương 11: Thăm dò
-----------------------------------------------
Ảnh minh họa: Nhà cổ của cô Chi ngày xưa trông y như thế này các bạn ạ.
- Mới nhất tại trang facebook: 9x đời đầu
 

Đính kèm

  • NHACO.jpg
    NHACO.jpg
    24,2 KB · Lượt xem: 25
Chương 11: Thăm dò

Sau bữa đó tôi đâm ra tò mò. Tự hỏi không biết sao mà anh Khải anh ấy lại là thành phần cá biệt nhỉ? Đành rằng đó cũng là truyền thống của cái làng ấy rồi nhưng cũng có đứa hiền lành chịu khó như cu Trương, hay học giỏi như cu Tiến cơ mà. Liệu có phải anh ấy cũng có hoàn cảnh đặc biệt như nhà cu Thương, hay gặp nhiều biến cố như chị Hân hay không?

Không dám công khai hỏi thẳng, tôi bèn đi dò bằng những câu đại loại như bảo bác Dũng:

- Anh Khải này không về mà theo bố anh ấy mà học xây đi cơ, vào tận làng mình làm gì?

- Bố nó có làm thợ xây đâu mà học. - Bác Dũng lập tức cắn câu.

- Nó vào bám đuôi anh đấy mà. - Anh Móm chêm vào.

- Không thì làm gì giống bố cũng được, cha truyền con nối như anh Trí nhà bác kia kìa. - Tôi chỉ về phía anh Trí đang xúc một bay vữa trút cái “bẹt” xuống bờ móng. Đặt viên gạch lên đưa cán gõ còng cọc, rồi quét roẹt phần vữa thừa bên cạnh một cái quyết đoán, sắc lẹm.

- Bố nó làm cán bộ trên xã cơ, cho cái thằng chưa tốt nghiệp nổi cấp ba này nối nghiệp thì dân ai người ta chịu. - Một câu trả lời hoàn hảo của bác Dũng.

Anh Móm thì đã bỏ học từ khi hết lớp chín đi phiêu bạt rồi. Còn anh Khải Ca thì mới vào đời từ năm nay, nghe đâu là do đánh chém nhau nên bị đuổi. Vừa hay lúc nhà anh tôi xây nhà nên đã rủ vào phụ vữa. Qua đây thế là biết được bố anh ấy làm cán bộ trên xã.

Một lần khác anh em đang ngồi uống nước tôi lại bốc phét:

- Nghe nói nhà anh mở tiệm tạp hoá ngoài mặt đường to lắm. Nao em vào mua nhớ giảm giá cho em nhá.

- Em nghe ở đâu thế? - Anh Khải Ca hỏi lại.

- Thì ở trường, em nghe chúng nó nói chuyện với nhau loáng thoáng thế. - Bịa chuyện không chớp mắt luôn.

- Em nghễnh à. Là tiệm may chứ tiệm tạp hoá ở đâu ra. Khù khoằm. - Anh Móm chép miệng mỉa mai tôi. Anh này khờ quá đi mất. Quay sang thấy anh Khải Ca đưa cốc lên tu, mắt nhìn xa xăm không nói gì.

- À cái quán may chỗ đầu cầu đối diện nhà văn hoá ấy ạ? - Tôi buông cốc nước ngẩng lên tỏ ra hiểu biết.

- Cứ cái quán nào to nhất dọc cái đường ấy là nhà nó. - Anh tôi khai.

- Uây, biết thế lúc trước vào đó may quần cơ. Đỡ phải xuống huyện. - Tôi tặc lưỡi tiếc rẻ.

- Mày cứ lấy thằng Khải đi thì không bao giờ phải nghĩ đến chuyện không có quần áo mặc. - Bác Dũng vừa nhồm nhoàm miếng trầu vừa gạ.

- Thôi, tết cháu cũng khuân ở thành phố về một được một đống quần áo cũ rồi. - Tôi ngoảnh đầu lên trả lời bác Dũng rồi quay sang anh Khải Ca. - Có thì cho em xin ít vải vụn về may quần áo búp bê anh nhể.

- Lớn đầu rồi mà còn chơi búp bê sao. - Anh Khải hoạnh lại.

- Em đùa chút cho vui anh cũng tin à. - Tôi tròn xoe mắt nhìn anh cười lém lỉnh.

Hay như bữa nọ lúc ăn cơm, anh Khải Ca làm rơi miếng thịt cái “TẸT” xuống đất, tôi giả nhái lại cái câu của mẹ, chép miệng nói:

- Đúng là công tử bột, con một có khác. Ăn cũng không thành thân.

Bác Duyên nghe xong cũng bật cười:

- Cha bố cô. Mà thằng Khải có chị gái nữa mà. Bằng tuổi với chị Yến đấy.

- Ô thế là chị chơi với chị, em chơi với em luôn ạ? Bảo sao hai anh lại thân. - Tôi gật gù ra điều hiểu chuyện.

- Không, chị nó học giỏi lắm. Lại trắng trẻo xinh gái nhất xã. Ngang với cô Vy nhà mình ấy. Giờ đang học trên Hà Nội rồi.

- Thế sao anh này chả được cái nước gì vậy?

- Đừng thấy anh này không nói gì mà lên nước nha. - Anh Khải lườm nguýt tôi một cái.

- Trắng trẻo đẹp trai thế kia mà mày kêu không được cái nước gì. Ha ha ha...

Bác Duyên nói thêm còn tôi thì đã nín. Cuối cùng tôi cũng biết được bố anh ấy làm cán bộ, mẹ thì làm chủ tiệm may, chị thì đang học trên Hà Nội. Đúng là gia đình kiểu mẫu đây rồi, chỉ trừ tên thành phần cá biệt Khải Ca bên dưới cùng.

***
**
*
Hôm đó trong lúc tôi đang úp bát vào chạn thì bị cái gì chọi vào lưng một cái. Quay lại thấy anh Khải Ca đã đứng đó, tung lên bật xuống quả táo trên tay.

- Sao anh ném em?! - Tôi bặm môi.

- Là cái hạt táo nó tự bay vào ấy chứ.

Anh Khải Ca dửng dưng, tiến đến chống tay vào thành chạn bát, cầm quả táo cắn cái “RỘP”.

- Ô... Táo ở đâu to thế em ăn với!

Tôi chộp lấy nhưng bị anh ấy nhanh tay hơn giơ lên cao.

- Không được, cắn chung như thế là hôn gián tiếp đấy. Không thể cho em dễ dàng thế được.

- Bày - đặt. Anh mới cắn có một góc mà. Cho em cắn nửa bên kia kìa là chả sao.

Nghe xong anh ấy chu môi lên di một vòng quanh quả táo. Còn tặng cho nó mấy cái hôn chùn chụt. Xong đưa cho tôi:

- Đây, em ăn đi.

- Eo ơi ghê quá, em không cần. Anh ra đây không úp bát giúp em còn đứng đấy làm gì? - Tôi phụng phịu.

- Ra gọi vào ăn táo kìa, nhanh không hết.

- Ô thế vẫn còn à? Thế em vào đây. Nhờ anh úp nốt.

Mắt tôi sáng lên hí hửng chạy vào thì anh Khải bước đến chặn đường:

- Khoan đã.

Anh ấy cúi xuống sát mặt tôi mắt nhìn chằm chằm:

- Em đang thăm dò nhà anh đấy à?

- Thăm dò? - Tôi nghiêng đầu hỏi lại. Á… lẽ nào anh ấy nhận ra? Tôi tưởng mình thông minh lắm chứ hóa ra không phải à? Hay có người thông minh lại còn sõi đời hơn tôi nữa? Mặt tôi bỗng nóng lên. Tôi đẩy anh ấy ra ấp úng:

- Ai thèm thăm dò anh kia chứ.

Anh Khải gặm thêm một miếng táo nữa cái “RỘP” mà cứ như kiểu vừa gặm mất một khúc ruột tôi. Lạnh hết cả sống lưng.

- Lại còn chối hả?

- Là cô Chi bảo em hỏi hộ đấy. - Tôi chống chế. Mặt vẫn cúi gằm.

- Bốc phét, cái Chi nó còn lạ gì anh nữa.

Hic, biết thế hỏi thẳng cô Chi cho xong. Tôi lóng ngóng không nói lên lời. Anh ấy còn chưa dừng lại. Lại ngó ra trước mặt tôi nói:

- Sao…? để ý anh rồi đúng không?

ROẸT RẸT… Ôi má ơi, nghe mà muốn nhồi máu cơ tim. Sao mà anh ấy lại có thể nói ra những lời ấy một cách bình thản thế cơ chứ? Người tôi bắt đầu run lên, cái chân cứ thế lượn vòng vòng vừa đi vừa lẩm bẩm:

- Làm gì có chuyện đó, chỉ là em tò mò thôi. Thường thì mấy người nghịch ngợm hay có hoàn cảnh đặc biệt mà như cu Cường cu Thương ấy. Nên em không biết anh có hoàn cảnh như thế nào? Nhưng không dám hỏi thẳng sợ anh tự ái… nên...à… ừm..

- Thế là thừa nhận rồi đúng không?

Anh ấy vẫn đủng đỉnh đứng đó nhìn tôi như thấu cả tâm gan. Quần áo d.a thịt tôi bỗng trở lên trong suốt. Tôi nắm chặt tay hít một hơi lấy dũng khí dừng lại ngước lên đối mặt với anh ấy nghiến răng nói:

- Quan trọng là anh chẳng có cái quỷ gì đặc biệt cả. Hoàn cảnh cũng rất tốt. Chỉ là tại bản thân anh xấu, thích chơi bời mà thôi.

Xong vội quay chạy đi luôn, anh ấy phụt một phát hạt táo găm vào gốc cây chuối bên vườn nói với theo:

- Thế anh Móm em, cũng có gì đặc biệt đâu, cũng là xấu sao?

Tôi dừng bước ngoái lại. Anh ấy nói đúng! Tôi chưa từng nghĩ đến việc này. Không biết phải trả lời sao nữa tôi quay đầu đi thẳng.

Chương 12: Anh Móm (Fb 9x đời đầu)
Chương 13: Chơi tối
 
Chương 13: Chơi tối.

Mời các bạn nghe bài: Vầng Trăng Khóc
Sáng tác: Nguyễn Văn Chung
Thể hiện: Nhật Tinh Anh - Khánh Ngọc
Vầng Trăng Khóc - Nhật Tinh Anh ft Khánh Ngọc - MV - YouTube
------------------------------------------------------------

Hôm vào nhà tôi ăn cơm, sau tôi phải gọi cô Chi sang ăn cùng mấy anh em. Ông bà và bác Vinh đều đi đám cưới, cô Vy thì đã lên Hà Nội. Nên cô Chi và anh Khải Ca có dịp gặp mặt. Hai người cũng bằng tuổi trước cũng học cùng trường cùng khối với nhau nữa, nên xem chừng nói chuyện hợp nhau lắm.

Tối nay không biết hẹn hò thế nào mà anh Khải Ca vào làng, cô Chi rủ tôi đi theo. Có tôi đi cùng ông bà sẽ dễ hơn. Vậy là chúng tôi vào nhà anh Duẩn ở cuối làng. Cạnh bãi bóng. Đến nơi thì cánh anh Móm, anh Khải cũng mấy anh chị bạn bè khác đã ở đó rồi.

Thật chẳng biết kể cái gì nữa luôn, chán hoét à. Mọi người không chơi “âm”, cũng chẳng chơi bịt mắt bắt dê, chơi “gọi mầu” hay những trò buổi tối như “Ma lon” ma liếc.
Chẳng chơi cái khỉ gì. Chỉ ngồi yên túm tụm vào với nhau tán phét. Đàn hát. Anh tôi mang cả con ghita bảo bối đến.

Tôi ngáp lên ngáp xuống liên tục giục về, bị cô Chi mắng cho té tát. Quay sang ngang, anh Duẩn mặt cũng đang đẫn (đẫn đờ) ra. Xem chừng người thấy chán ở đây không chỉ có mình tôi. Anh Duẩn có vẻ cũng không khoái cái trò “Tâm sự” này cho lắm. Hai anh em nhìn nhau ngao ngán.

- Ê, em có biết chơi điện tử không?

Anh ấy quay sang nói nhỏ. Làm điệu bộ bấm bấm cái tay điện tử vô hình. Tôi gật đầu. Anh ấy cười nhếch mép hất đầu vào trong nhà.

Thế là hai anh em kéo nhau vào nhà bật đĩa lên chơi. Tôi cái tay điện tử màu vàng, anh ấy màu đen, chúng không phải một cặp như nhà anh Móm. Nhưng mà dùng được. Cái màn hình bắt đầu nhấp nháy nhấp nháy xanh, anh Duẩn quay sang thì thầm hỏi:

- Em muốn chơi gì?

Tôi xoa cằm trợn mắt lên trần nhà suy nghĩ mấy giây rồi thỏ thẻ trả lời:

- Chơi Contra đi anh.

Anh Duẩn đồng ý liền:

- OK, thế chơi contra trước nhé!

Tôi và anh ấy nhanh chóng nhập cuộc. Chít chít chít cạch cạch cạch cạch...

- Cẩn thận cái búa trên đầu đấy, ngồi xuống.

- Cái con đằng sau kìa, quay lại bắn chết nó đi nhanh lên.

- Nó bắn kia kìa nhẩy đi.

Tôi nhẩy phát rơi tòm xuống nước. GAME OVER.

- Ối chết rồi, tại anh nói lắm quá ấy đó. - Tôi trách.

- Em chơi dở thì có. Bảo nhẩy tránh đạn chứ bảo em nhảy xuống sông luôn à, xem anh trình bày đây này.

Anh Duẩn cầm tay Game lên bấm cành cạch… Nhoắng ngoằng ngoằng cái đã qua cửa. Anh ấy ra điều đắc ý:

- Đấy phải thế này chứ!

Tôi không phục, anh ấy mà cứ ngậm miệng để yên thì tôi cũng thắng lâu rồi ấy chứ. Tôi hậm hực:

- Thôi không chơi trò này nữa. Chơi xe tăng đi. À mà thôi, trò gì mà đánh nhau ấy, em với anh đấu xem ai hơn.

- Ok, chơi thì chơi. Cho em biết thế nào là lễ độ.

Anh ấy bật trò đánh nhau lên, tên gì không rõ nữa. Tôi với anh ấy mỗi đứa một nhân vật. Đánh đá nhau thùm thụp. Vừa nãy thì còn giữ ý yên lặng không muốn làm kinh động đến đội nam thanh nữ tú ngoài kia, giờ vào cầu rồi thì thi nhau hét.

- Chết này, chết này, chết này... Ha ha ha ha…

- Á à, em được đấy. Đấm này… Ha ha… Mắc bẫy rồi.

Nói đấm mà anh ấy lại quay ra đá. Làm tôi ngồi xuống tránh bị dính đòn luôn.

- Anh chơi xấu nhé! Này thì chơi bẩn này. Liên hoàn cước đây…

Cuối cùng tôi bật lên xoay người cho anh Duẩn một đòn chí mạng. À vẫn chưa, anh ấy vẫn còn ngòm dậy bật lại được. Giờ thì hai anh em chồm cả lên ghế. Bấm cái tay cầm một cách hung bạo trong vô thức. Loạn xạ hết cả lên không cần thiết phải trái trên dưới gì sất.
Đang hăng thì anh Móm vào tương cho mỗi đứa một nhát:

- Hét to thế thì bố đứa nào còn nói chuyện được nữa hả?

- Úi cha, các anh ra bờ ao kia mà nói chuyện kìa. - Tôi xoa đầu cãi lại. - Anh làm em chết rồi kia kìa. Đang thắng thế…

- Ơ cái con bé này. - Anh Móm trợn mắt.

- Giờ nói bé đi được chưa. - Anh Duẩn cũng nhăn mặt.

- Bé cái đầu chúng mày đấy. Đưa đây.

Anh ấy giật lấy cái tay Game quát:

- TẮT.

Rồi rút dây cuộn lại quăng lên nóc tủ.

- Cái Míc đâu rồi, mang ra đây hát KARAOKE đi.

- Vẫn chỗ cũ ấy. - Không hiểu sao mà anh Duẩn vẫn có thể ngoan ngoãn trả lời được. Là tôi là tôi cho anh ấy tắt điện luôn rồi.

Vậy là anh Móm lấy Míc, lấy đĩa cắm loa cắm đài tự nhiên như nhà mình. Chắc là đã quá quen vào đây hát rồi. Nhà anh Duẩn ba bên là đồng ruộng bãi bóng một bên là ao lớn, nên thỏa sức bật loa to hát cho đã đời mà không sợ bị ai phàn nàn. Hơn nữa cứ tối tối là bố mẹ anh ấy lại ra trông vùng (Trông coi vùng. Vùng là cái chỗ thường tách biệt với khu dân cư. Kiểu mỗi người thuê một khu đất xong dựng chòi, sản xuất chăn nuôi ở đó.) không có nhà tha hồ lộng hành. Chính vì vậy mà đây luôn là chỗ tụ tập lý tưởng che nắng che mưa cho các thanh niên cơ nhỡ trong làng. Chứ có ai để ý đến anh Duẩn đâu. Khổ thân, toàn bị các anh bắt nạt, anh ấy cứ hiền như đất ấy.

Chúng tôi bị chiếm chỗ, đuổi ra hiên. Hai anh em ngẩn ngơ ngước mặt ngắm sao, bất lực nghe những con giời bên trong hú hét:

“Đã không còn, trò chơi nữa, vừa lúc nãy đôi ta bên nhau không rời.
Ngồi trên đất, nhìn biển đêm, hát vu vơ mấy câu tình buồn…” (*Nhái bài “Vầng trăng khóc” của Nhật Tinh Anh)

Và cứ thế đêm mùa xuân dần trôi. Tiếng hát của các thanh niên vang khắp bầu trời làng Vĩnh Thụy.

Hôm này rồi lại hôm khác, có hôm tôi còn ngồi trên ghế ôm gối mà ngủ quên mất. Chứng tỏ mấy anh chị này hát cũng không đến nỗi quá tanh tưởi (kinh khủng). Vẫn ru ngủ được. Cho đến khi anh Khải lay dậy chở tôi với cô Chi về nhà.

Chương 14: Chơi ngoài bãi - Cỏ bốn lá
-----------------------------------------------------------------------
- Ảnh: trò contra
- Mới nhất tại trang facebook: 9x đời đầu
 

Đính kèm

  • Contra-3.jpg
    Contra-3.jpg
    88,4 KB · Lượt xem: 26
Chương 14: Chơi ngoài bãi.
Cỏ bốn lá

Nguồn facebook: 9x đời đầu​

Mời các bạn nghe bài: Dịu dàng đến từng phút giây
Sáng tác: Lương Bằng Quang
Ca sĩ: Quang Vinh
Dịu dàng đến từng phút giây - ca sĩ Quang Vinh - YouTube

------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày hai mốt tháng ba năm 2007

Thôi không đi chơi được vài hôm thì mấy ngày sau cô Chi lại rủ. Lần này tôi nhất quyết từ chối:

- Cháu không đi đâu. Chán lắm, chẳng có trò gì chơi.

- Hôm nay khác, không vào nhà cu Duẩn nữa.

- Ở đâu thì cũng vậy thôi.

Tôi dứt áo ra đi. Từ lúc dính vào cô ấy, ngày nào tôi cũng phải tranh thủ giờ ra chơi trên lớp để làm bài tập về nhà. Không được xuống sân chơi Thả đỉa ba ba với nhảy dây nhảy lò cò gì cả. Thậm chí hôm nào có tiết Văn còn phải cong đít lên chép soạn bài cho kịp giờ. Có lần bị gọi lên kiểm tra Địa tí nữa thì ăn ngỗng nữa chứ. Phù... Đổ đốn hẳn. Cô Chi vẫn cố kì kèo:

- Không, hôm nay có nhiều đứa đến chơi. Mấy đứa cái Thanh, cái Hương, cái Nhài cái Nhiếc cũng dẫn em nó đến đấy. Tha hồ chơi.

Cô ấy dùng dằng nài nỉ. Thấy vậy tôi cũng mủi lòng. Tôi đồng ý vì cô ấy thôi chứ mấy bọn kia toàn bọn tít nhòn (trẻ con, vắt mũi chưa sạch, bọn ít tuổi hơn) tôi cũng có thân đâu.

- Chỉ nốt lần này thôi đấy nhé! Mà về sớm mai cháu còn đi học. - Tôi mặc cả.

- Được rồi. Cô hứa.

Đồng ý rồi mà càng gần đến lúc lên đường tôi càng thấy hối hận. Sao mình dễ dãi thế không biết? Hình như chưa lần nào tôi từ chối cô ấy thành công. Dù lúc đầu hổ báo cáo chồn lắm nhưng về sau không biết bị cô ấy tẩy não kiểu gì lại thỏa hiệp. Chán đời ngước lên cao, đến trăng cũng phải bó tay rúc mặt nấp sau những đám mây. Tôi trách: “Dự báo bảo hôm nay mưa cơ mà, sao cuối cùng lại ấm áp dễ chịu thế này? Có phải mày cũng bị cô ấy khuất phục rồi không?”. Tôi thở dài thườn thượt rệu rã bước sau cái bóng tung tăng hớn hở của cô Chi.

Tưởng đi đâu, hóa ra là ra cầu. Cũng cách nhà anh Duẩn cái bãi bóng thôi chứ mấy. Chắc mấy hôm hát lắm quá sợ tốn điện nên bị đuổi đây mà. Cô Chi nói đúng, quả nhiên là hôm nay đông hơn thật. Mấy chị gái trong làng chắc nghe kể nên nay kéo ra đông gấp đôi dẫn theo cả đàn em nheo nhóc. Tôi cá là được cô Chi bày cho cách này để qua mắt phụ huynh đây mà.

Như hôm trước, tôi lại chơi với anh Duẩn.

Anh Duẩn bằng tuổi học cùng lớp mười hai với cô Chi. Tuy không được cao lắm nhưng người anh khá rắn rỏi và vạm vỡ. Đúng kiểu ngày cuốc ba mẫu ruộng chăm làm nên khác hẳn. Da cũng ngăm ngăm đen. Tóc thì cắt ngắn dựng dựng lên tự nhiên chứ không chạy theo mốt bổ luống. Tính anh ấy còn rất vui vẻ và hiền lành nữa, toàn chơi bày trò cho lũ chúng tôi. Đặc biệt anh ấy có giọng nói rất hay, trầm ấm nhưng lại có chút trẻ con, ngộ ngộ, nghe đặc biệt và vui tai cực.

Tụi lít nhít đi theo, cánh cái Mít, cái Hà, cái Hường, con trai có cu Thiện, cu Mèo, cu Văn rủ nhau ra bãi chơi. Mặc kệ đội thanh niên đu đưa trên cầu. Cái cầu nối với cánh đồng chứ có phải cầu liên Xã như Dân Thầu đâu. Toàn cứt trâu cứt bò thúi hoắc chứ báu bở gì.

- Mấy đứa muốn chơi gì? - Anh Duẩn hỏi.

- Chơi trò cá sấu lên bờ (đỉa lên bờ) đi. - Cái Mít đề xuất.

- Ở đây thì lấy đâu ra bờ mà lên. - Cu Thiện nhún vai.

Nhìn quanh chúng tôi đang đứng giữa bãi bóng mênh mông đất cỏ.

- Hay Rồng rắn lên mây? Anh làm chó cho khỏi phải xu xi. - Anh Duẩn rủ.

- Thật nhá. Ok vậy quyết thế đi.

Tôi quyết luôn. Để bọn kia lên tiếng nữa thì chắc đến sáng mai cũng chưa xong. Anh Duẩn rút dép ra ngồi bệt xuống đất:

- Được rồi bắt đầu đi.

Chúng tôi nối đuôi bám hông nhau. Tôi lớn nhất đứng đầu, cả bọn cùng đồng thanh hát:

- “Rồng rắn lên mây
có cây lúc lắc
Có nhà điểm binh
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?”
Có Thầy thuốc ở nhà không?
- Thầy thuốc đang ăn cơm.
- Thầy thuốc đang đi ị.
- Có nhà, mẹ con rắn đi đâu?
- Mẹ con rắn đi xin thuốc.
- Cho tôi xin khúc đầu.
- Toàn xương toàn xẩu.
- Cho tôi xin khúc giữa.
- Khúc giữa toàn máu toàn me
- Cho tôi xin khúc đuôi.
- Tha hồ mà đuổi.
- Thả chó.


Kya...há há há há…

Lần gần nhất tôi chơi trò này là lúc học cấp một rồi. Con chó này lại khác với những con chó ngày xưa nữa chứ. Nó lớn hơn chúng tôi bốn tuổi, to gấp đôi và nhanh như hổ núi ấy. Bọn tôi mới đầu còn bám áo nhau chạy. Cho đến khi cái Hà béo kéo áo thằng Thiện rách toạc một cái thì cả bọn bỏ hết tay ra chạy toán loạn như ong vỡ tổ. Trò “Rồng rắn lên mây” bỗng chốc biến thành trò đuổi bắt. Tôi cá là cứ chơi trò này ba hôm thì quần áo hoặc là thành giẻ lau hoặc là mặc giẻ lau cả lút (cả lũ, cả bọn). Anh Duẩn chạy theo túm cổ từng đứa một.

- Này thì đầu này… này thì đuôi này... ha ha ha…

- Á á... tha cho em. - Bọn nó gào lên.

Nhưng đứa nào đứa nấy bị tóm lôi về, nằm lăn hết ra đất cười ngặt nghẽo. Anh Duẩn cũng lăn ra cười.

- Thua rồi nhá.

- Anh chơi ăn gian, anh to lớn thế làm sao bọn em đấu được. - Cái Hà vừa thở hồng hộc vừa ăn vạ.

- Ai bảo mấy đứa mày bé. Thôi đứng dậy chơi tiếp đi.

- Không chơi trò này nữa đâu. Toàn bị anh bắt thôi à. - Cái Mít nằm bên cạnh tôi phụng phịu.

- Thế chơi cái gì?

- Chơi ném lon đi. - Cu Mèo gạ.

- Trò đấy cũng hay đấy. - Anh Duẩn tán thành.

- Ném lon thì cũng có khác gì đâu. Cũng bị đuổi. - Cái Hà nghển cổ lên nhăn nhó.

- Thế chơi cái gì?

- “Cái gì cũng được.” - Lũ con gái đồng thanh rồi lại ật ra đất.

- Cái gì cũng được nhưng nói cái gì cũng không được. - Tôi bảo, cả lũ lại cười ồ ồ như Liên Xô được mùa bắp cải.

- Thôi đứng dậy về nhà anh lấy lon đi. Anh chạy chậm thôi cho mà bắt. - Anh Duẩn lúc nào cũng nhường chúng tôi như vậy.

- Sao vẫn chưa dậy. - Thằng Thiện với cu Mèo đã đứng dậy rồi, nhưng lũ con gái vẫn còn đang nằm ôm bụng cười trên bãi.

- Thôi anh đi một mình đi, bọn em đợi.

- Ồ, được thôi. - Anh Duẩn bá vai bá cổ cu Thiện và cu Mèo nói: - Nhà anh có cây táo về anh em mình ăn nhem nhem cho tụi kia thèm.

- Ấy đợi em, em đi với.

Nói đến ăn cái là đứa nào đứa ấy bật dậy như tôm. Tôi cũng xoay người định bụng đứng lên thì chợt nhận ra thứ gì đó kỳ lạ trên thảm cỏ, bèn quay đầu chạy.

- Ớ, Oanh đi đâu thế, đằng này cơ mà? - Anh Duẩn gọi.

- Anh với mấy đứa cứ đi vặt đi rồi mang ra đây nhé. Em ra đây tý.

Nói rồi tôi chạy lên cầu, len vào chỗ mấy bà cô bà chị đang xúm lại quanh anh Khải Ca.

- Anh Khải, anh Khải. Ra đây ra đây có cái này hay lắm.

- Đi đâu? - Anh ấy hỏi.

- Ngoài kia kìa. - Tôi hớn hở chỉ tay ra bãi cỏ rồi nắm cổ tay anh ấy kéo đi.

- Ơ cái con bé này, đang nói chuyện vào cầu lại lôi người ta đi đâu?! - Cô Chi nói.

Tôi mặc kệ lôi xềnh xệch anh Khải đi ra khỏi vòng vây.

- Cẩn thận không dẵm phải cứt trâu đấy. - Chị nào đó với thêm.

Đến nơi tôi dừng lại, buông tay ra nắm đầu gối thở hồng hộc. Anh Khải ngó vẻ lo lắng:

- Có chuyện gì mà gấp gáp thế?

- Anh nhìn đi! - Tôi chỉ tay xuống đám cỏ dưới đất rồi kéo anh ấy ngồi xuống cho gần.

- Cỏ bốn lá này. - Lấy lại bình tĩnh tôi mở to mắt mỉm cười nói với anh Khải. - Chẳng phải anh thích cỏ bốn lá sao?

Ông Trăng nghe thấy cũng hóng hớt vén mây ròm xuống. Xem kìa! Cái mặt ông ấy đang hiện rõ mồn một trên giọt sương khuya đọng giữa chiếc lá kìa!
Trong phút chốc không gian bỗng sáng bừng lên. Những chiếc cánh trái tim thấy vậy thích thú lắm. Cứ rung ra rung rinh nhảy múa hân hoan. “Uây uây… vừa thôi nhá không rơi mất ngọc bây giờ” - Tôi nghĩ thầm.
Khải Ca ngơ ngác nhìn cành cỏ, rồi lại nhìn tôi buông lời thắc mắc:

- Sao em biết thế?

- Thì hồi Giáng sinh anh chả lấy cái thiệp hình cỏ bốn lá còn gì? Cô bán hàng bảo mấy cái thiệp màu đỏ ông già Noel bán chạy hơn, màu xanh ế ẩm nên không nhập nữa. Chỉ còn cái đó duy nhất thôi, em đã chọn đấy! Còn được giảm giá một nửa nữa cơ. Không ngờ anh lại lấy nó.

- Thì ra là vậy…

Anh Khải mỉm cười, lần đầu tiên tôi thấy anh cười như thế. Không phải điệu cười như hàng ngày vẫn trêu tôi. Điệu cười này có vẻ trầm tư hơn nhiều. Giọng nói cũng dịu dàng như cơn gió. Anh đưa tay ra khẽ chạm vào cánh cỏ mong manh:

- Nghe nói nếu gặp được cỏ bốn lá thì điều ước sẽ thành sự thật đó.

- Vậy á ạ.

Tôi nghe xong hẩy anh ấy rõ mạnh rồi hét vào mặt cây cỏ:

- Ước gì năm nay được học sinh giỏi.

Không có sự chuẩn bị, anh khải ngã bổ chẩng ra. Cái áo sơ mi trắng dính đầy đất cát. Ở trên cầu anh Móm nghe thấy nói vọng lại châm chọc:

- Suốt ngày xớn xác đi chơi chơi thế này có mà giỏi vào mắt nhá. Ha ha… Cứ đợi đấy.

- Xì.. cái anh này. Ước gì anh Móm ế vợ.

Tôi lại hét lên hù, sau đó quay sang Khải Ca, giờ đã phủi phủi xong quần áo ngồi lại như cũ:

- Ước gì anh chóng được lên thợ cả ha. Hi hi hi… Em lại cứ tưởng cỏ bốn lá là người ta nghĩ ra đấy, không nghĩ có thật.

- Anh cũng vậy. Phải đánh dấu làm kỷ niệm mới được.

Anh ấy đưa tay ra định hái. May mà tôi nhanh tay túm được:

- ĐỪNG VẶT. Cái này hiếm lắm đấy. Chắc là có nhiều người cũng đang kiếm nó đây. Anh cũng ước đi rồi để cứ để đấy cho người khác nữa nhé. Kiểu gì họ cũng vui sướng như anh với em bây giờ cho mà xem.

Tôi tuôn một tràng không ngắt nghỉ chấm phẩy gì.

- Anh ước đi.

Tôi hẩy tay giục. Anh ấy nhìn tôi không nói gì. Chỉ mỉm cười quay ra phía bông cỏ nhắm mắt lại.

- Đấy xong rồi.

- Anh ước gì thế sao em không nghe thấy?

- Bí mật. Không nói ra nó mới thiêng chứ.

- Ô sao anh không bảo trước, em nói ra mất rồi.

- Không sao. Vẫn được chỉ không thiêng bằng thôi.

Tôi trề môi. Mấy anh chị trên cầu tò mò lại gần. Vừa lúc đám anh Duẩn cũng quay trở lại. Tay bê một rổ táo vẫy tay ới tôi ra.

- Thôi thế nhé! anh muốn ước thêm gì thì ước đi em đi chơi đây.

Tôi chạy đi, đến nơi vẫn thấy anh Khải Ca đứng đó, tay đút túi quần, mái tóc dài tung bay phe phẩy. Xung quanh chị em đã xúm lại chuyện trò.

- Táo rửa chưa đấy? - Tôi ngồi xuống hỏi.

- Sao phải rửa? táo vừa vặt ở trên cây xuống đấy.

- Chê thì thôi càng còn. - Bọn kia dảu mỏ.

- Ngày xưa bốc cứt gà sát (sáp) ăn vã còn được nay lại còn bày đặt. - Anh Duẩn chọc.

- Chê bao giờ hả? Có cây mà sao hôm trước không thấy anh khoe. Định giấu ăn mảnh chứ gì?

- Khoe để cho cái hội mồm gầu lưỡi hái kia nó chén hết cả cây à? Nước ấy thì tụi mày nghỉ ăn nhá! - Vừa bứt mấy tàu lá chuối xuống kê anh Duẩn vừa nói.

- Thế nên mới phải ngồi đây ăn tránh xa tụi nó ra. Anh quý anh mới cho thôi đấy.

Anh Duẩn mở màn lấy một quả quẹt quẹt vào tay áo rồi cắn cái rộp. Thế rồi như bắt được tín hiệu cả bọn cũng nhao nhao nhặt theo.

- Ối quả này nhạt quá! - Cu Mèo vừa cắn một miếng đã thốt lên.

- Tham thì thâm cơ, những quả xanh xanh như thế này mới ngon này.

- Đúng rồi, những quả càng chín càng bột ăn chán lắm.

- Chỉ được cái nhanh tay chọn trước, cơ mà chọn cũng không biết chọn.

- Đúng là đầu óc ngu si tứ chi phát triển.

Thấy nó không nói gì cả bọn được đà thi nhau sỉ vả.

- Ôi táo nhà anh ngon thế. Vừa giòn lại vừa ngọt. - Tôi cũng cắn một miếng bất ngờ kêu lên.

- Chuyện, cây nhà anh nổi tiếng ngon nhất Huyện đấy không biết à. - Anh Duẩn đắc ý.

- Em nghĩ nó phải ngon nhất quả đất ấy chứ. - Cu Văn nịnh nọt.

- Lại bốc phét. - Tôi bĩu môi hoạnh lại. - Mà không có cái gì chấm sao?

- Mày vẫn còn thấy thiếu à? Sao phải chấm nữa.

Quả nhiên, không như táo hôm ở nhà bác Duyên, chỉ được cái to lắm thịt nhưng mà nhạt thếch. Táo nhà anh Duẩn nhỏ thôi nhưng khá giòn mà ngọt. Nhai cứ rau ráu trong miệng ấy. Còn chừa lại cái hạt với lớp màng nhớt nhớt trơn trơn, tôi bắt chước anh Khải hôm trước thổi cái hạt vào bụi chuối. Bụi mà hồi trung thu chúng tôi vặt lá khô đốt lửa ấy. Cái hạt đập vào thân cây rồi rơi xuống đất. Thấy vậy anh Duẩn cười phá lên:

- Ha ha ha… Thế mà cũng đòi thể hiện. Xem anh đây này.

Anh Duẩn tống hết nửa quả táo còn lại vào miệng nhồm ngoàm nhai rồi ưỡn ngực hít một hơi thật sâu, phụt một cái. Hạt táo bắn ra găm vào thân cây chuối.

- Ồ... - Đàn em há miệng trầm trồ.

- Đấy, phải thế chứ.

“Phụt” - Cu Thiện cũng đua đòi theo. - Sao em không làm được vậy?

- Ha ha... Phải đưa cái phần đầu nhọn nhọn của cái hạt ra ngoài ấy. Như thế này này.
Anh ấy chu miệng ra làm mẫu. Cả bọn làm theo nhưng cái hạt giỏi lắm chỉ đập vào cây rơi xuống đất.

- Đâu có được đâu? - Cái Mít nhăn nhó.

- Phải hít sâu vào xong dứt khoát thổi một cái thật mạnh ấy, mày yếu quá.

Anh Duẩn chỉ đạo. Cả bọn đua nhau bắn theo, nhưng tuổi nhỏ sức yếu nên không cái nào dính được vào.

- Quả này bụi chuối nhà anh có mệnh hệ gì anh bắt đền cả lũ. - Anh Duẩn đe dọa.

- Anh là người duy nhất bắn trúng đấy, có chết cũng tại anh. - Cái Mít đanh đá trả treo ngay.

- Thì thế, bắn trúng thì lại không sao. Bọn mày rơi hết xuống đất thế kia nó mà nảy mầm thì đám chuối này bật bãi. Năm sau bụi chuối lại thành bụi táo thì toi.

- Thì càng tốt chứ sao ạ. Tha hồ ăn. - Cái Hà béo tán dương. Cứ có ăn là thích rồi.

- Thế thì lấy cái gì cho lợn ăn hả bọn này. Lấy chuối đâu mà thắp hương, lá đâu mà gói bánh chưng, còn nấu ốc làm rau sống nữa chứ. Chả biết cái gì. - Anh Chuẩn chép miệng, cắn thêm miếng táo nữa.

- Em không biết. - Chúng tôi phủi tay.

Ăn xong chán chê mới đi chơi ném lon. Sân bóng nền đất với cỏ phi không mượt nên kéo nhau lên đường nhựa. Chơi rồng rắn lên mây thì rách áo, ăn táo thì bắn hạt, đến ném lon thì bay luôn dép xuống kênh. Lần đầu tiên đi chơi tối mà phải gọi mãi chúng tôi mãi mới chịu về. Đúng là "Đang vui thì đứt dây đàn."

Cuối cùng đứa nào đứa ấy cũng phải ngậm ngùi. Tôi và cô Chi như mọi hôm lại lên xe anh Khải Ca quá giang về nhà. Đậu cách cổng một đoạn cô Chi xuống xe lịch sự nói:

- Cảm ơn anh nhé!

- Ừ, không có gì tiện đường mà.

Tôi cũng nhảy xuống, ngửa tay anh Khải ra nhét vào mấy quả táo:

- Đây, em vừa để dành cho anh đấy.

- Ớ, thế phần của tao đâu? Chỉ được cái dại trai thôi. - Chưa gì cô Chi đã tị.

- Đương nhiên là có rồi.

Tôi lại móc tay vào túi quần bên kia đưa cho cô.

- Sao anh Khải Ca có bốn quả mà tao chỉ có ba?

- Đây là cỏ bốn lá còn đây thì là ba. Cô ăn đi cho giữ eo.

Tôi chỉ vào số táo của từng người diễn giải, rồi vòng tay cô Chi lôi về:

- Thôi mình về đi. Bái bai anh nhé!

Chào anh Khải Ca xong tôi quay sang nói với cô:

- Hôm nay chơi vui ghê, hôm khác lại đi nữa cô nhé!

- Thế mà lúc đầu rủ mãi không đi cơ.

- He he... cháu lại cứ tưởng như hôm trước.

Đến cổng quay ra anh Khải Ca vẫn đứng đó, chờ chúng tôi đi khuất vào trong nhà rồi mới nổ máy đi tiếp. Hôm nay lại ga lăng thế? Không biết có phải có các chị gái xinh tươi vây quanh không mà anh ấy kiệm lời hơn hẳn. Điềm đạm, người lớn chứ không nhăn nhở như ở nhà anh Móm. Mà cũng phải thôi, anh tôi lúc đi tán gái cũng khác hẳn ngày thường kia mà.

Ôi mệt quá, không còn sức mà nghĩ nhiều nữa. Tôi nhanh chóng đi rửa chân tay xong kềnh lên gi.ường đánh một giấc tới sáng. Không mộng mị.

Chương 15: Ăn ốc dưới Huyện.
-----------------------------------------------
- Ảnh:
1. Trò rồng rắn lên mây. Túm áo thế kia mới bị rách kìa.
2. Cỏ bốn lá
3. Giọt sương đọng ở giữa như vầy nè. ^^!
- Mới nhất tại trang facebook: 9x đời đầu
 

Đính kèm

  • lo4.jpg
    lo4.jpg
    94,6 KB · Lượt xem: 20
  • 79689_orig.jpg
    79689_orig.jpg
    212,6 KB · Lượt xem: 19
  • avtcobala-1556291893-504-width640height480_schema_article.jpg
    avtcobala-1556291893-504-width640height480_schema_article.jpg
    381,8 KB · Lượt xem: 19
Chương 15: Ăn ốc dưới huyện.
Nguồn facebook: 9x đời đầu

Sáng hôm sau tỉnh dậy tôi lĩnh luôn hậu quả, chân tay đau ê ẩm, đã thế lại còn gặp tiết thể dục chạy bền nữa mới oái oăm. Anh Khải hôm nay không đi làm, mấy hôm sau cũng vậy cho đến một buổi tối mọi người hẹn nhau xuống huyện ăn ốc.

**
*

Chủ nhật ngày 25 tháng 3 năm 2007

Tối tầm sáu giờ sáu rưỡi. Khi tôi với cô Chi đang rửa bát ở nền giếng thì đã thấy tiếng huýt sáo “chim sẻ gọi đại bàng” ở ngõ. Bà Xuân nghe thấy liền hét to:

- Đứa nào gọi đấy? nó còn đang rửa bát.

Tôi và cô Chi nhìn nhau cười rúc rích. Nhà có hai cô con gái rượu nhất là cô lớn cô Vy ấy, xinh đẹp lại giỏi giang. Tối nào cũng gọi là chim rúc đầy ngõ. Mấy cái trò này đã quá ư là quen thuộc. Ông Sáng cũng góp phần:

- Chim với chả chóc. Tao lại ra bắn chết hết mẹ chúng mày giờ chứ lại.

Tôi hơi lo lắng có khi tối nay phải ở nhà, nhưng cô Chi dường như đã quen rồi. Cô gọi với ra:

- Ơi, đợi tý.

Xong xuôi cô vào thưa với ông bà:

- Bố mẹ con ra ngoài một chút.

- Lại đi đâu?

- Đi dẫn cái Oanh xuống huyện thuê quần áo diễn văn nghệ. Anh chị (bố mẹ tôi) bảo nhờ con dẫn đi rồi.

Ông Sáng quay sang nhìn tôi, tôi gần đầu lia lịa tỏ ra thừa nhận. Trình bốc phét không chớp mắt của tôi hóa ra là do ngủ ở nhà cô Chi quá nhiều. Ngữ tôi mong sao điểm nhạc đừng có mà đứng bét lớp chứ đừng nói đến chuyện tham gia văn nghệ.
Ông Sáng vẫn chưa tin hoạnh thêm:

- Thế cái lũ gì đang nhung nhúc ở ngoài ngõ thế kia?

- Là thằng Móm chứ ai, bố ra mà ngó.

- Ông Sáng ơi cho cô Chi đi đi.

Anh Móm từ ngoài nói vọng vào. Trong khoảnh khắc tôi tưởng tượng cảnh ông Sáng mò ra và phát hiện không chỉ có mỗi anh Móm thì sao nhỉ? Thế nhưng không, cái bát điếu bên cạnh đã níu chân ông lại, ông tiếp tục:

- Thế thì cứ để thằng Móm dẫn nó đi là được rồi.

- Thằng đấy thì biết gì mà chọn ạ. Cho đi theo bảo kê để lũ con trai Dân Thầu nó khỏi trêu thôi bố ạ.

- Vớ va vớ vẩn. Đi về sớm không thì liệu hồn đấy nghe chưa. - Mặt hầm hố là thế mà mới một hai câu ông Sáng đã bị cô Chi đánh gục. Hóa ra không chỉ có mình tôi là đại bại trước miệng lưỡi lắt léo của cô. Tôi cười thầm trong bụng.

- Vâng ạ, con đã bao giờ về muộn đâu.

Thế rồi tôi và cô chuẩn bị xong đi ra ngõ.

- Ơ, thế cánh anh Duẩn chị Thanh chị Nhài đâu rồi ạ? - Tôi thắc mắc.

- Chắc ở trên cầu rồi. - Anh Móm dửng dưng.

- Không rủ mấy anh chị đó đi ạ?

- Không có xe. Đợi tụi đấy nữa thì có mà đến sáng mai cũng chưa tới Huyện.

Tôi nhớ lại con tồng tộc lốp “cố vấn” dựng ở đống rơm nhà anh Duẩn gật gù. (Lốp “cố vấn” là cái lốp xe bị hỏng, phải dùng dây chằng cao su băng bó vào. Mỗi lần đi qua cái đoạn ấy lại nảy lên một nhát. Đi được trăm mét ê cả mông)

Anh Móm và Khải Ca mỗi người một cái xe máy đứng ở gốc cây xoan trước ngõ nhà tôi. Khác hẳn mọi hôm mặt mày đỏ ửng, mồ hôi nhễ nhại, chân tay thì lấm lem. Hôm nay anh tôi diện hẳn một bộ bò (jean) từ đầu đến chân hầm hố như thể sắp đi biểu diễn. Tôi đồ rằng anh có mỗi bộ này cất kỹ, chỉ những dịp đặc biệt mới lôi ra diện. Đã thế lại mượn được hẳn con xe Tàu màu đỏ của anh Trung nữa chứ. À mà hôm nay nó được lắp yếm vào rồi, cũng bớt cà tàng. Sáng nhất có lẽ là đôi giày adidas dưới chân. Hơi bị oách xà lách đấy.

- Wow... Hôm nay trông anh bảnh thế thế! - Tôi đúng là ruột để ngoài da, có gì nói đấy. Mồm chạy song song với não luôn. Cô Chi uýnh tôi một cái.

- Cái con bé này. Mới tí tuổi nhìn thấy trai đã sáng mắt lên rồi.

- Trai nào, là anh em cả mà. Cô không thấy đẹp sao?

- Ô, thế anh thì sao. - Anh Khải Ca ngước mắt lên tị.

Tôi quay sang Khải Ca vẫn cái bộ dạng như thường ngày, Áo sơ mi kẻ ca rô tối màu, bên trong áo phông trắng, dưới quần bò ống loe. Chân vẫn cái tông Lào huyền thoại. À có con xe là khác. Không phải con ngựa sắt màu xanh nữa mà đi hẳn honda @ (a còng)... à ừm... Con xe thời thượng nhất bây giờ là đây. Được mệnh danh là xe chuyên để đi tán gái, bởi vì vị trí ngồi khá là sát nhau. Tôi tua một phát từ đầu đến chân rồi phát biểu:

- Cũng tạm, mấy hôm không gặp mà anh đã lên đời rồi đấy.

- Tạm là tạm thế nào, được quá của nó đi ấy chứ!

Là tôi nói lên đời cái xe chứ không phải cái mặt anh ấy. Nhưng kệ, tôi lại quay sang hót tiếp:

- Hay là cháu về thay cái váy nhỉ. Chứ không mặc thế này lại làm mấy anh xấu hổ.

- Tôi nói rồi chạy lại cổng.

- Tao xin mày... - Cô Chi túm lại. - Mày bình thường lại cho tao nhờ.

- Thôi thôi đi đi... - Hai anh vừa cười cũng giục.

- He he... cháu đùa thôi, cũng phải về lấy cái xe chứ. Không đi bằng cái gì?

- Thế hai cái này là cái gì? “Không chê anh nghèo thì lên đây anh đèo”. - Lại còn hát nữa. Anh Móm chìa con xe bóng loáng ra. Không biết chiều ở nhà anh ấy đã lau chùi bôi cho nó bao nhiêu là mỡ để nó đi xuống huyện lấy le với gái thế này.

- Có hai cái à, lát nữa về anh Khải quẹo vào nhà anh ấy rồi thì em về kiểu gì?

- Dở à, anh đây đưa về đến tận nơi. Nào leo lên. - Khải Ca nói.

- Không thì anh đây dim ba, lo gì. - Anh Móm đắc ý. Lổm chà lổm chổm trên yên xe mong chờ đến giây phút được thể hiện.

- Ờ, đúng nhỉ. - Tôi hí hửng rồi nhảy phắt lên xe anh Móm. - Đi Thôi!

- Ớ ớ bên đây cơ mà. - Anh Khải Ca trố mắt với theo nhưng tôi và anh Móm đã xuất phát đi mất rồi.

- Anh, anh quên gội đầu à. Dầu xe dính hết cả lên tóc rồi kia kìa. - Tôi thủ thỉ.

- Này, đi bộ tới nơi rồi đấy.

Anh Móm ngoằn ngoằn ngoằn rung cái tay xe mấy cái để nó lắc lắc làm tôi sợ.

- Đợi tao với thằng chó. - Anh Khải Ca đuổi theo.

- Ối mát quá, đi xe máy thích thế! - Tôi thích thú reo lên ngửa mặt để gió tạt tạt cho tóc bay phấp phới.

- Thích không? anh còn trò này hay cực.

Nói rồi anh tôi rồ ga lên một cái, làm tôi ật (bật) ngửa ra sau. Tý nữa là rụng xuống đất. May sao kịp bám vào áo.

- Anh bị điên à? không bảo em trước làm em suýt nữa thì ngã rồi đấy.

- Há há há há… - Anh tôi phấn khích. - Thế bám chắc vào nhé. Bây giờ mới là bắt đầu đây này.

Anh tôi lại rỉn ga một nhát đánh võng vài đường rồi tăng tốc ra đến đầu cầu Dân Thầu. Rẽ xuống đường huyện anh Khải đuổi theo nói:

- Sĩ vừa thôi nhá. Xuống đây xe đông rồi liệu mà đi cẩn thận không vỡ a-lô.

- Biết rồi. Bố mày lại còn lạ.

Không biết đã bao lâu rồi anh tôi chưa được lượn đi chơi mà lại phấn khích như chó xổng chuồng thế này cơ nữa. Tôi ngồi đằng sau không nói lên lời. Mặt tái mét cắt không còn giọt máu. Lần đầu tiên được chơi trò cảm giác mạnh. Đã thế cái tóc bay phần phật giờ không khác gì cái đống rơm trên đầu.

Chúng tôi rẽ vào trong một ngõ nhỏ bên cạnh chuỗi ba quán tạp hóa lớn nhất huyện. Dừng xe lại bên lề quán ốc bước vào. Mới sớm nên quán còn vắng teo vắng ngắt.

- Bu ơi, cho con hai đĩa ốc luộc một đĩa ốc xào. - Anh Khải gọi, chẳng buồn hỏi ý kiến ai.

- Anh sành quá ha. - Tôi cảm thán.

- Chuyện thường ở huyện. - Anh Khải rút ghế nhựa ra đưa cho mọi người. Cái ghế giống với ở trường trong giờ chào cờ.

- Đúng là dân chơi có khác. - Cô Chi bình luận thêm.

- Thế có đủ không bốn người cơ mà? - Anh Móm hoạnh họe.

- Cứ tạm thế đã, hết lại gọi thêm ăn cho nóng.

Ốc ở nhà cũng có, thừa bứa chứa chan ra nhưng cứ phải xuống tận Huyện ăn cơ.

- Đây của mấy đứa đây. Mở hàng cho bu nhá.

Bà chủ bê hai đĩa ốc luộc và nước chấm ra bàn. Có gì khác chi chắc là cái nước chấm có rắc thêm ít rau thơm. À mà rất nhiều rau thơm thái nhỏ. Đĩa ốc xào ra cuối cùng, đang bốc khói ngùn ngụt, mùi dừa tỏa ra thơm phức. Tôi hít nấy hít nể nói:

- Oa... trông cái này hay thế. Món mới ạ? em chưa ăn bao giờ.

- Vậy thì giờ ăn cho chán đi.

Anh Móm hẩy đĩa ốc ra chỗ tôi. Và mấy anh chị bắt đầu nói chuyện. Chuyện giời chuyện bể, chuyện từ đầu thôn cho tới cuối huyện vượt quá tầm hiểu biết của tôi. Tôi chẳng biết nói gì chỉ tập trung chén. Đang khều ốc thì tôi phát hiện ra quán chè.

- Ô, ở kia có quán chè kìa anh kìa.

- Vừa ăn ốc vừa ăn chè về đau bụng chết cha mày. - Hử, giờ anh Móm lại còn không xưng anh em ngọt xớt với mình nữa cơ.

- Không sao đâu, anh ăn suốt chẳng sao. - Anh Khải Ca nói.

- Em muốn ăn chè. - Tôi lại quay sang vòi vĩnh anh Móm.

- Thì sang đó mà ăn ai cấm. - Anh Móm vẫn cắm đầu mút ốc sùn sụt, hất đầu sang quán chè nói với tôi.

- Nhưng em không có tiền.

- Đây. - Anh Móm lập tức móc túi ra đưa tôi hai nghìn. - Không cần trả lại.

Xì, liệu có còn thừa mà trả lại ấy. Anh tưởng hai nghìn to lắm. Tôi nghĩ thế thôi nhưng không dám chê, sợ nghỉ ăn.

- Đi đi, anh ăn với. - Khải Ca rủ.

- Đê. - Tôi đồng tình quay sang cô Chi. - Cô có ăn không?

- Cô có. - Hôm nay cô Chi lại lịch sự hơn hẳn mọi hôm cơ.

- Ơ, thế bỏ tao ở đây một mình à mấy cái đứa này.

- Cứ ngồi yên đấy đi, đây mua mang về.

- Ối, mang sang được ạ.

- Ừ được.

- Thế đi đi, em với anh sang mua đi. - Tôi kéo tay anh Móm.

- Không đi, anh có ăn đâu mà mua.

- Đi mà... một mình em không bê nổi. Cái anh Móm này chẳng có ý tứ gì cả. Phải tạo không gian riêng cho đội bạn trẻ ấy chứ lại.

- Để anh đi với em. - Anh Khải Ca lấy giấy chùi miệng đứng dậy.

- Thôi anh cứ ngồi xuống đấy đi. Em với anh Móm đi cũng được. Anh ấy ngồi ngoài tiện hơn.

- Đã bảo không đi rồi mà. - Anh Móm càu nhàu.

- A... Hay là anh với cô Chi đi đi, em ở nhà đợi...

Chưa kịp nói hết câu đã bị anh ấy đã xách cổ áo lôi đi.

- Ớ ớ... thế cô Chi ăn chè gì? - Tôi gọi với lại.

- Chè bưởi nhé. Ít đá thôi.

- Ố kê.

Chương 16: Ở quán chè
-----------------------------------------------
- Ảnh minh họa (internet)
+ Bát ốc xào dừa và bát nước chấm ụ rau thơm.
+ Xe @ khét tiếng những năm 2000
- Mới nhất tại trang facebook: 9x đời đầu
 

Đính kèm

  • foody-mobile-oc-jpg-921-635884524257506037.jpg
    foody-mobile-oc-jpg-921-635884524257506037.jpg
    52,6 KB · Lượt xem: 20
  • 39e5873e7ee4c-8ce9.jpg
    39e5873e7ee4c-8ce9.jpg
    61,5 KB · Lượt xem: 19
Chương 16: Ở quán chè
(Nguồn fb 9x đời đầu)​

Quán chè xếch bên đối diện thì đông nghịt. Tập trung mọi đối tượng già trẻ lớn bé gia đình con nhỏ đủ cả. Không như quán ốc thì đa phần là thanh niên chuộng hơn, đến tối muộn mới kéo nhau ra lũ lượt chứ giờ còn sớm. Xem ra anh Khải đã nhẵn mặt ở đây, vừa tới cái cô chủ đã nhận ra ngay.

- Khải Ca dẫn em gái đi chơi đấy à? Hôm nay ăn gì nào?

- “Cho em cốc chè đỗ đen.” - Tôi và anh Khải bất ngờ đồng thanh.

- Ối trồi, hai anh em tâm đầu ý hợp quá nhỉ?

Tôi với anh ấy quay ra nhìn nhau. Tôi cười phì.

- Chị nhớ cho nhiều hạt vào đấy. - Anh Khải gọi thêm.

- Không phải bảo. Chẳng mấy khi khách quen mới đến. Nhiều đá hay ít đá?

- Như mọi khi ạ. - Anh Khải hất đầu sang bảo tôi trả lời.

- Dạ cho em nhiều đá ạ.

- Ố kê. Mà dạo này chú mày mất tích đâu vậy?

Chị chủ quay sang anh Khải.

- Em mới đi làm.

- Làm ăn lớn cơ à, có được không? - Bà chị một tay xúc chè nhoay ngoáy mà miệng vẫn hỏi liên tùng tục.

- Chị ơi, cho em cốc chè bưởi ít đá nhiều dừa nữa ạ. - Tôi quay sang anh Khải - Thôi chết rồi em quên lấy tiền của cô Chi, không biết có đủ không nữa.

- Anh có đây rồi. Mà em làm gì mà ăn nhiều đá thế, trời vẫn còn lạnh đấy kẻo viêm họng.

- Không sao, lát nữa thảo nào cô Chi cũng xin đá của em cho mà coi. Cô ấy thích ăn nhiều đá lắm mà hôm nay lại kêu ít. - Tôi ghé lại thủ thỉ với anh.

- Em hiểu rõ nó quá nhỉ?… Lần trước vụ ở sân bóng cũng thế.

- Chuyện rõ ngời ngời ra đấy, em mất trí nhớ đâu mà quên được chứ. Em đi ăn với cô ấy nhiều rồi. Anh có gì không hiểu cứ hỏi em. - Tôi nháy mắt cười lém lỉnh, tay chìa ra nhận cốc chè của chị chủ.

- Thế còn đi với cả bạn gái nữa à? Gọi ra đây giới thiệu đi chứ cái thằng này. - Bà cô này không chỉ buôn chè mà xem ra còn buôn cả chuyện thiên hạ nữa. Từ nãy đến giờ toàn thấy moi móc anh Khải từ công việc cho đến đời tư.

- Nó trêu đấy, thế mà chị cũng tin.

Tôi lấy tay che miệng cười. Chị chủ kia nhìn hai đứa dò dẫm đoán xem chuyện gì đang diễn ra.

- Thế hai đứa ăn ở đây hay sao?

- Thôi để em mang sang quán ốc bên kia, mấy đứa bạn đang chờ. Quán cũng hết chỗ rồi còn gì.

Tôi nhồm lên nhìn quanh quán. Quả nhiên là chật ních.

- Đúng giờ cao điểm, thôi mang sang đấy ăn hộ chị nhé.

- Ok chị, em gửi tiền.

- Ô đây, tiền của em đây. - Tôi vội vàng rút tờ hai nghìn nhàu nát mà lúc nãy anh Móm đưa cho tôi chìa ra cho chị chủ. Nhưng anh Khải gạt.

- Thôi, lẽ nào anh trai lại không mời em gái được cốc chè. Người ta lại cười cho.

Anh Khải nói xong liếc nhìn chị chủ, chị chủ chạm mắt anh cười bảo:

- Thôi, hôm nay chị mời. Khách quý. Sau lại mời bạn bè đến ăn cho chị tiếp nhé.

- Lần sau em rủ đông hơn thì chị hãng mời. Hôm nay có ba cốc không bõ.

Nói xong anh Khải nhét tiền vào rá rồi tự lấy tiền thừa xòe ra cho chị kiểm. Trong khi tôi giơ tay nhận lấy tiếp cốc chè của cô Chi. Quán bận đến nỗi không kịp nhét tiền vào túi mà có hẳn cái rổ tơ hơ ra để đựng nữa chứ. Hai anh em vừa quay đi thì có tiếng hét:

- KHẢI CA, ANH KHẢI CA ƠI.

Giật mình ngoái lại, một đứa con gái tóc ngắn đang đứng giữa nhà dơ tay lên vẫy vẫy. Nó xô ghế, len qua lũ bạn chạy lại.

- Anh đi đâu đấy? vào đây ăn chè với tụi em.

Là cái Bảo Anh lớp 7B đây mà. Nó cũng là dân Dân Thầu, cũng nổi tiếng ở trường phết. Quay ra lũ bạn nó ngồi ở bàn cũng ra sức giơ tay vẫy vẫy như cái cần gạt nước ở xe ô tô.

- Anh có chè rồi để khi khác. - Anh Khải từ chối nhưng con bé đó vẫn kéo tay lại:

- Khi khác là khi nào? Vào đi em khao. Rồi lát tiện đường cho em về cùng với.

- Hôm nay anh đi với bạn rồi. Bảo khi khác là khi khác. Sao ngoằn ngoèo thế!

Anh Khải hẩy tay nó ra rồi quay sang tôi. Nãy giờ đứng đơ như cái cột đèn không ai thèm để ý tới.

- Đi thôi.

- Ai thế này? - Nó đưa mắt săm soi tôi từ đầu đến chân hỏi.

- Vẫn còn tiếp tục? - Khải Ca nhăn nhó, trong khi tôi quay mặt lờ đi kệ cho hai người giải quyết.

- Không, thôi thế anh đi với bạn đi. - Thế rồi nó mới cong đít chạy vào trong.

Tôi thở dài:

- Haizz... Lẽ ra lúc đó em phải chạy vào thay quần áo thật.

Được đi huyện, đứa nào cũng quần quần áo áo rực rỡ. Chỉ có tôi phang nguyên bộ ở nhà. Bếch không chịu được.

- Có sao đâu, đầy người vẫn mặc thế mà.

- Anh đi với em vậy không thấy ngại à?

- Có gì mà ngại?

- Cũng đúng. Em có phải người yêu anh quái đâu. Ai thèm để ý ha.

- Người yêu anh thì lại càng không phải lo. Đố đứa nào dám ý kiến ý cò gì đấy.

Đằng sau lưng tôi những tiếng xì xèo không thể to hơn vọng tới. Chắc chúng nó sợ tôi không nghe thấy:

- Con bé đó học lớp 8A đúng không? Lần trước bị đồn yêu cu Quốc ấy. - Một đứa nào đó lên tiếng. Tụi này tuy ít tuổi hơn nhưng sau lưng thì cả tôi hay anh Quốc chúng nó đều gọi là cu là tí hết.

- Hình như chính nó. - Một giọng khác vang lên.

- Trời ơi, xấu như con ma thế mà cũng có người để ý á! - Tôi muốn nhìn mặt đứa này để trả thù.

- Này, về xem anh mày mắt có vấn đề gì không nhá? - Một đứa khác chắc đang nói với cái Bảo Anh.

- Không phải thế đâu, chắc chỉ là quen biết gì đó thôi.- Cái giọng điệu rớt của Bảo Anh vang lên bác bỏ.

Tôi thở dài thườn thượt phát hai.

- Đấy anh nghe thấy chưa? Biết ngay là thể nào cũng có chuyện này mà.

Anh Khải im lặng. Chúng tôi vẫn đang đi song song với nhau ở ven đường về quán ốc. Tôi lấy tay hẩy anh ấy ra một phát phụng phịu.

- Anh tránh xa em ra đi.

Vừa nói vừa đi giãn tách anh ấy ra. Xui sao vừa lúc cái xe máy đi đến bấm còi PÍP PÍP... giật bắn cả người. Gã tài xế phi qua ngoái đầu lại chửi:

- Đi đứng cái kiểu gì thế hả? Muốn chết à?

Ối mẹ ơi, đứng tim. May mà có anh Khải kéo lại kịp chứ không ngày này năm sau là giỗ đầu của tôi rồi. Thay vào đó thì cái cốc chè trên tay tôi sánh vào áo anh ướt hết.

- Ôi, áo anh... - Tôi giật mình vùng ra thì anh ấy giữ lại.

- Đứng yên nào lại muốn bị thêm phát nữa à?

Anh Khải cứ thế nắm vai tôi dắt qua đường. Đến nơi anh Móm và cô Chi cũng chạy ra đón.

Anh Móm hốt hoảng:

- Chuyện gì đấy? Có làm sao không?

Anh đưa mắt quét một lượt hai đứa. Tôi cúi gằm mặt biết mình vừa gây họa. Anh Khải lấy hai cốc chè trên tay tôi bê cả ba lại bàn đáp:

- Không có chuyện gì.

Cô Chi thấy bộ dạng của tôi cũng đoán ra, uýnh tôi một cái quát.

- Con gái con đứa đi đứng cẩn thận chứ! Xí xa xí xớn.

Tôi dỗi chạy ra chỗ đối diện anh Khải Ca, cạnh anh Móm ngồi. Không ngồi với cô ấy nữa. Tôi quay ra hỏi anh Khải:

- Áo anh bị ướt rồi, em xin lỗi.

- Không sao.

Nãy giờ anh ấy đã rút rút mấy tờ giấy ăn ra phủi. Rồi cởi luôn cả cái áo sơ mi ra phẩy phẩy mấy cái vắt lên gương xe.

- Anh mặc thế tí về lạnh đấy. - Tôi lại lí nhí.

- Lại còn nói nữa à? Mày đã biết mình gây họa chưa? - Cô Chi đã về chỗ và vẫn chưa buông tha tôi.

- Dạ biết rồi ạ. - Tôi cúi đầu nhận tội.

- Không sao, anh đang nóng chảy mỡ ra đây này. - Vừa nói anh Khải vừa phe phẩy cái tay quạt.

- Tí về gió mới lạnh cơ, chứ giờ đang ăn nó nóng người lên thì chưa thấm. - Cô Chi quay ngoắt 180 độ đổi giọng nhẹ nhàng nói với anh Khải. Rồi quay sang nguýt tôi một cái sắc lẹm.

- Thôi ăn đi. - Anh Móm giục.

Tôi xúc miếng chè lên đưa vào miệng, món chè đỗ đen mà tôi yêu thích nay bỗng đắng hơn ngày thường. “Đúng là mất cả ngon”.

Ăn xong mọi người bàn nhau đi đâu tiếp.

- Lại đi tiếp nữa á? Em tưởng về rồi? - Tôi tròn xoe mắt.

- Mới có bảy rưỡi mà, còn sớm lắm. Đi đâu đó đến chín giờ về nha. - Anh Khải trả lời.

- Chín giờ mới về thì muộn quá. - Tôi ngúng nguẩy.

- Bình thường chín giờ tụi anh mày mới xuất phát đi chơi này. - Anh Móm lắc lắc cái vai trả lời.

- Bộ các anh không buồn ngủ hả? Giờ đó em đi ngủ rồi.

- Mày trẻ con nói làm gì. Thôi thế đi đâu nào? - Vẫn là anh Móm.

- Hay là đến quán nước mía chỗ tượng đài ngồi cắn hạt dưa nói chuyện đi. - Cô Chi rủ.

"Âu nâu". Tôi quá chán ngán cái kiểu “nói chuyện” này của mấy anh mấy chị rồi. Hôm nay lại không có anh Duẩn để cùng tôi giải khuây nữa. Tôi gay gắt phản đối:

- Thôi, vừa ăn tĩ ăn tã xong tống vào đâu được nữa? Không ăn uống gì nữa đâu xem có chỗ nào chơi thì đi thôi. Cháu no lắm rồi.

- Ai bảo mày ăn. Cứ ngồi im là được. - Cô ấy quát lại.

- Hay là vào quán Nét đi, tao nghe tí nhạc. - Anh Móm đề nghị.

- Ừ hay vậy đi, đến quán bà Tính nhé. Chỗ đấy nhiều máy mới. - Anh Khải Ca dân chơi cái gì cũng biết.

- Thôi em không vào đâu, vào đấy em chẳng biết làm gì. - Tôi lại phản đối.

- Mày đừng có làm kỳ đà cản mũi nữa đi, cho mày đi vướng tay vướng chân quá đấy.- Cô Chi sốt ruột. Nhờ tôi mà cô ấy mới được đi chơi vậy mà giờ lại nỡ phủi tay như thế đấy.

Không thấy ai nói gì nữa anh Khải Ca chốt:

- Thôi, quyết thế. Đi nhanh không hết máy.

Hết cách, tôi đành ngoan ngoãn ngậm miệng leo lên xe anh Móm đưa đi.

Chương 17: Chat Yahoo!
-----------------------------------------------
- Ảnh minh họa quán chè. ảnh internet.
- Mới nhất tại trang facebook: 9x đời đầu
 

Đính kèm

  • img-0211-1505040338050.jpg
    img-0211-1505040338050.jpg
    571 KB · Lượt xem: 22
Chương 17: Chat yahoo!
(nguồn fb: 9x đời đầu)​
Bài hát có lẽ hót nhất năm 2007.
10 Minutes & Please Tell Me Why - Bảo Thy ft Minh Khang
Khi câu chuyện này diễn ra thì vẫn chưa có bài hát này. Vì nó diễn ra vào nửa cuối năm 2007. Nhưng không hiểu sao nhắc đến vào quán Net lại liên tưởng đến bài này cùng bài Sorry - Bảo Thy nữa.

--------------------------------------------------------

Quán “Bà Tính” cách đó có một đoạn. Đối diện cổng chợ Huyện. Ở đây phải có ba bốn quán liền nhau. Phía đường bên chợ cũng có vài quán nữa. Ấy thế mà hiên quán nào cũng chật xe luôn. Kinh thật. Buổi tối mấy cửa hàng hoa quả không mở cửa còn được trưng dụng làm chỗ để xe cho mấy quán này luôn. Tý nữa thôi là mấy chỗ đó cũng đầy. Dựng xe, bước vào anh Khải hô to:

- Còn máy không bà Tính ơi?

- Ô, Khải Ca đấy à? lâu lắm mới thấy mặt. Còn. Lấy mấy máy?

- Ba, à mà… - Anh Khải quay ra tôi. - Em có chơi không?

Tôi xị mặt lắc đầu.

- Ba máy bà ạ.

- Còn đúng ba máy, may chưa.

Anh Móm lục cục mãi mới dựng được cái xe sao cho không chạm vào mấy cái khác khỏi xước sơn, giờ mới vào đến nơi.

- Còn máy không mày?

- Còn, kia kìa ngồi đi. - Khải Ca chỉ vào cái chỗ trống, anh tôi lập tức nhẩy vào. Trong khi bà chủ quán lấy giấy bút ghi 7g35, giờ vào máy ném cho anh Móm.

- Hôm nay lại dẫn cả bạn mới đến nữa cơ à?

- Đâu mới gì, bạn thân từ hồi cấp hai. Lên cấp ba nó đi làm ăn xa nay mới gặp lại ấy.

Ra vậy, xong cấp hai anh tôi rẽ hướng đi làm, còn Khải Ca theo nghiệp đầu gấu. Vì vậy mà chơi với nhau nhưng anh tôi không có máu mặt gì, chỉ gọi là nghịch ngợm tinh tướng trong làng chút thôi. May mà thất học không thì giờ anh Móm cũng thành dân anh chị rồi. Phù...

Nghe thấy bà chủ oang oang tên “Khải Ca” trong quán một vài đứa còn len lén ngoái lại nhìn. Sau khoảng thời gian gặp ở nhà anh Móm, tôi bỗng nhiên quên mất thân phận thật của anh - một đại ca có tiếng ở Vũ trụ Huyện này. Trong phút chốc tôi lại thấy anh ấy lạ hoắc như xưa.

Bà chủ dẫn cô Chi vào máy bên trong.

- Ai mà xinh gái thế này, người yêu thằng Khải Ca hả?

Vừa lúc đó thì bạn cô ấy gọi:

- Ơ Chi Sáng, hôm nay cũng xuống chơi cơ à?

- Uây, ai thế kia? Người yêu à? Đẹp trai thế!!!

Một cô bạn khác huých vai:

- Khải Ca nổi tiếng Vĩnh Tâm đấy không biết à?

- Đã gặp bao giờ đâu mà biết.

- Một trong F4 đấy thây quên rồi sao?

- Là anh này đây á. Bảo sao đẹp trai thế!

- Mấy cái con mồm như tép nhẩy này. Người quen thôi người yêu nào.

- Giời ợ, nhìn là biết liền rồi khỏi phải cãi.

- “Tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Em chào anh ạ. Em là bạn cùng lớp với cái Chi.

Mấy bạn cô Chi nhao nhao lên.

- Thôi anh vào chỗ đi em ra chỗ mấy đứa bạn em.

Cô Chi vỗ vai anh Khải rồi chạy ra với các bạn. Anh Khải nãy giờ chẳng nói chẳng rằng. Chẳng lẽ lại ưng cô tôi thật rồi? Mấy buổi tụ tập rồi ra cầu xem ra cũng có kết quả. Chưa gì đã ngửi thấy mùi cỗ phảng phất đâu đây rồi, tôi nhe răng cười.

- Cười cái gì mà cười. Đi.

Anh Khải kéo vai tôi đi. Xem anh ấy khó chịu kìa. Cũng biết ngại ngùng cơ đấy.

- Ơ, anh kéo em vào đây làm gì em có chơi đâu. Em ra chỗ anh Kiêm đây.

Thường thì lúc ra ngoài có người thì tôi không gọi anh Móm bằng biệt danh nữa. Mà gọi tên đoàng hoàng. Quay sang anh Móm cũng có ở đâu xa đâu. Cách chỗ tôi có một máy. Giờ thì đã chụp cái tai nghe vào bị nó thôi miên cho đung đa đung đưa, chẳng biết cái chết mẹ gì nữa rồi. Quay lại cô Chi cũng đã tíu tít với đám bạn. Bảo bà chủ đổi máy sang đấy ngồi buôn luôn. Chỉ có mình tôi bơ vơ không nơi nương tựa.

- Đấy giờ đi đâu. Vào đó bật Yahoo! lên mà chat.

- Thế anh ngồi đâu?

- Anh đây ra quán nước ngoài cửa làm điếu thuốc.

Đây rồi, Khải Ca của ngày nào đã quay trở lại. Mặt đăm đăm, lạnh lùng và phì phèo thuốc lá.

“Không biết anh ấy kiếm ở đâu ra lắm tiền thế nhỉ.” - Tôi lẩm bẩm.

Ngồi trước màn hình tôi chẳng biết làm gì. Đây là lần đầu tiên trong năm mới tôi mò vào quán Chát mà lại được riêng một máy nữa chứ. Trước thì toàn đứng xem. Tôi đành lượn vào Blog 360 xem. Chán chê nhớ đến mấy trò hồi tết Linh chỉ cho tôi. Như trò “tìm bom” “Kim cương” tôi dở ra chơi. Cũng hay phết.

Bên cạnh tôi, tiếng gõ phím cạnh cạnh cạnh cạnh... Cách. Cảm tưởng như muốn gãy đôi cái phím cách ra vậy. Kinh thật!

- Giờ này mà em vẫn còn chơi mấy cái trò này ấy hả?

Tôi giật bắn cả mình.

- Ối trời ơi thót tim, em đang tập trung đấy nhá. Anh đi gì mà nhanh thế?

- Mày làm như anh hút hết thuốc của cả cái huyện này không bằng ấy. Thằng này đi ra.

Khải Ca quay sang nói với đứa ngồi máy bên cạnh giữa tôi và anh Móm. Nó ngước lên nhìn thoáng bất ngờ nhưng rồi cũng chịu tháo tai nghe đứng dậy.

Tôi trố mắt. Hoang mang không biết người đứng trước mặt tôi là ai? Cứ một chốc anh ấy lại thân thiện giống như anh nhà bên, một chốc lại đáng sợ như người nào đó. Làm tôi không biết lối nào mà lần.

- Đi đi tao thanh toán cho. - Anh ấy nói thêm với thằng kia xem như một cuộc trao đổi sòng phẳng.

- Ních (nick) em là gì đấy anh át (add).

- Ních Chát ấy hả? Em không có.

Anh ấy dừng tay quay sang trợn mắt hỏi tôi:

- Mày đùa anh đấy à, giờ này lại vẫn còn có người không biết Chát á?!

Giờ thì chuyển luôn sang gọi “mày”, xưng hô lẫn lộn cả rồi. Xem ra không chỉ có mình tôi bối rối.

- Cần làm gì cơ chứ, bạn bè thì ngày nào trên lớp cũng gặp nhau, có gì nói luôn. Bận gì phải xuống tận dưới huyện nhắn tin làm gì cho mệt.

- Đâu chỉ có mỗi nói chuyện với người quen.

- Em không quen nói chuyện với người lạ. - Tôi quay hẳn người sang nói: Mà thực ra bạn em cũng lập cho em một cái rồi. Nhưng em chưa vào bao giờ.

Tôi lại xoay người lại, bật thử Yahoo! lên. Tôi vươn vai, bẻ ngón tay kêu răng rắc khởi động. Hồi tết ra chỗ cơ quan bố trên Hà Nội, sớm tối bố đều cho vào phòng Tin học chơi trò con khỉ gì ấy để luyện gõ mười ngón tay nên cũng biết sơ sơ rồi. Chỉ cái là thời gian ngắn quá nên chưa thạo hẳn. Tôi xòe mười ngón tay ra chễm chệ đặt lên bàn phím chuẩn bị tung đòn:

- G I O... chữ T ở đâu đấy nhỉ?

- Trời ơi, mò thế kia thì có mà đến tết Tây. Đưa đây. - Khải Ca sốt ruột nhoài sang kéo lấy bàn phím. Giơ hai ngón tay trỏ lên trước mặt. - Xem đây này, tên gì đọc đi.

- “Giọt nước mắt thiên sứ” viết liền không dấu.

Cọc cọc cọc cọc cọc... Hai ngón tay mổ xuống bàn phím ào ào như chim gõ kiến. Hãi quá!

- Rồi.

- Síp trừ.

- Rồi, đọc nhanh.

- 210592. Tôi bặm môi. - Xong rồi đấy ạ.

- Không biết mình còn nhớ mật khẩu không nữa? - Tôi lẩm bẩm, với lại bàn phím. - Kìa anh quay đi.

- Gớm, ai buồn nhìn cô kia chứ.

Anh Khải Ca quay lại máy mình. Vì cái nick này mà tôi đã phải trải qua những ngày ngập trong nước mắt. Con số 210592 kia vốn là ngày sinh của chị Hân. Ngay sau đó tôi đã mất bạn. Đó là một câu chuyện dài mà tôi không bao giờ muốn nhắc lại nữa.

Cuối cùng thì tôi cũng mò xong cái mật khẩu gõ en-tơ(enter).

Đợi một lúc cho cái vòng nó chạy. Cuối cùng thì cũng vào được thì...
póc póc póc póc... Một đống cửa sổ chát hình vuông viền tím hiện ra trước mắt tôi.

- Nhiều tin nhắn thế, vậy mà bảo là không biết chơi.

- Thì đấy, từ lúc lập đến giờ em mới vào lần đầu nên vậy.

Xem xem có gì nào. Toàn là tin nhắn của mấy bọn trên lớp. Kết quả của công cuộc cả lớp kéo nhau vào quán, riêng mình bỏ về hôm trước đây mà. Không có gì đáng chú ý ngoài tin của cu Tiến. Thằng cha nội, đến đi Chát vẫn còn không quên chửi mình.

- Anh “át ních” (add nick) em rồi đấy. Hiện lên kia kìa em đồng ý đi.

Anh Khải ngó sang chỉ vào cái thông báo ở góc màn hình.

- Cái này đây ấy ạ, đâu để em xem nào.

Tôi còng lưng xuống rướn cổ ra xem thì "BUZZ" một cái rõ to. Cái môi đỏ chóe hiện lên giữa màn hình đập vào mặt.

- Ối cha mẹ ơi, cái gì thế này?

Theo quán tính tôi bật ngửa ra sau. Tim muốn rớt ra ngoài. Cả quán, à chắc mấy đứa thôi thi nhau ngoái lại nhìn. Khải Ca bên cạnh ôm mỏ cười khằng khặc.

- Là anh chứ gì? Đáng chết. Lần thứ hai rồi đấy. Về em mà phát bệnh đau tim thì anh cứ liệu hồn.

- Ai bảo anh, úi rùi ui xem nào… “Hoàng thượng giá lâm”, Síp trừ như thằng hâm. (h0angthu0ng_gialam_1993)

Anh ấy lại còn thêm mắm thêm muối vào nữa chứ.

- Thằng nào thế này?

- Bạn cùng lớp em ấy mà. - Là thằng Hoàng Ái hấp hơi. Dạo trước nó cứ năn nỉ tôi xuống quán Chát đọc tin nhắn bằng được mà tôi không đi. Hôm nay cũng đang rúc ở cái góc nào không biết. Tôi kê ghế lại cho ngay ngắn, kéo lại về chỗ.

- Anh về máy của anh đi, ngó sang đây làm gì?

- Yên nào, gì thế này? “Oanh ơi tao thích mày nhiều lắm biết không?”. Ê nó nói thích em đây này.

- Ôi, cái thằng nó bị leng keng ấy mà. Đứa nào nó chẳng kêu thích. Để ý làm gì.

Cái thằng Hoàng ái, dạo trước kêu thích cái Hằng. Vài hôm sau lại bảo thích cái Lan. Giờ quay ra nói thích tôi. Bó tay chấm "com". Đúng kiểu:
“Anh yêu em từ chân đến cổ
Còn cái đầu anh vất tổ nó đi"

Chả đáng tin chút nào hết.

Tôi chép miệng lắc đầu. Anh Khải Ca lên tiếng:

- Xem ra ở trường cũng nhiều đứa để ý phết nhỉ? Anh lại đánh giá sai mày rồi.

Lại “mày” vừa lúc đó thì lại có tin nhắn tiếp.

“Tao dua nao cung noi thich khi nao ha.”
“Moi may”


Không thấy dấu má đâu, chẳng hiểu cái chết mẹ gì.

- Gì đây? “Tao đưa nào cúng nói...” - Tôi giật cục vừa đọc vừa đoán.

- “Tao đứa nào cũng nói thích khi nào hả? Mỗi mày” - Anh Khải phiên dịch.

Của khỉ, thằng chó nó ở đâu thế nhỉ? Tôi rảo mắt nhìn quanh nhưng không thấy đâu.

“Póc” Tin nhắn lại đến tiếp:

chao anh khai dai ca” (Chào anh Khải đại ca - tự dịch)

Anh Khải lại ngó sang nhưng tôi lấy tay ấn mặt anh ấy về chỗ.

- Tập trung vào việc của anh đi.

Nói rồi tôi thoát nick. Mặc xác cu Hoàng. Đến lúc về thì mấy bạn cô Chi một lần nữa rủ đi uống nước.

- Thôi để hôm khác. Hôm nay phải lai em này về sớm, không bố mẹ em ấy mắng.

Anh Khải ca vừa nói vừa vỗ vai tôi lấy cớ từ chối. Đấy, thấy tôi phát huy tác dụng hữu hiệu chưa?

- Khi khác là khi nào. Ngồi một tí đi rồi về không sao đâu em nhỉ?

Một chị tóc nhuộm vàng quay sang tôi gạ gẫm. Anh Khải kéo vai tôi lùi lại.

- Một tí thì ăn thua gì.

- Thôi mày đừng làm khó anh ấy nữa. - Chị tóc ngắn bênh.

- Đúng đấy, để cho người ta có không gian riêng chứ. Chẳng có ý có tứ gì cả cái con này. - Chị còn lại lên tiếng, nhìn anh Khải và cô Chi nháy mắt.

- Ồ, thế thôi. Nhớ hôm khác rủ đấy. Đừng có mà ăn mảnh.

Thế chị tóc vàng mới buông tha. Vỗ vai cô Chi rồi cả ba chị lên xe đạp đi mất.

Chương 18: Trên đường về.
-------------------
Ảnh minh họa
1. Chat Yahoo! webcam
2. Màn hình quán nét hồi này có bảng tính giờ rồi này. Ngày xưa vẫn còn ghi bằng giấy tính thủ công.
3. BUZZ huyền thoại.

- Mới nhất tại trang facebook: 9x đời đầu
 

Đính kèm

  • 1a0ab25c8c1f65413c0e.jpg
    1a0ab25c8c1f65413c0e.jpg
    75,7 KB · Lượt xem: 20
  • hoi-uc-game-thu-8x.png
    hoi-uc-game-thu-8x.png
    556 KB · Lượt xem: 23
  • huyenthoaicua8x9xdabikh821358551470398817_JRKA.jpg
    huyenthoaicua8x9xdabikh821358551470398817_JRKA.jpg
    80 KB · Lượt xem: 20
Chương 18: Trên Đường về
Bài hát: Nhé anh
Nhạc sĩ: Nguyễn Hà
Thể hiện: Ca sĩ Mỹ Tâm
Mỹ Tâm - Nhé Anh (Audio) - YouTube

---------------------------------------------------------------------------
Mọi người cứ trêu với cô Chi nên anh Khải Ca dỗi nhất quyết không chịu lai cô Chi về. Cứ bắt tôi trèo lên xe không thôi cho đi bộ. Nhùng nhằng mãi anh ấy tức mình phi luôn. Làm tôi phải gọi với theo:

- Khải Ca, Khải Ca... Đợi em với.

Anh ấy đã phóng một phát đến khách sạn Hương Hoa rồi khiến tôi phải thục mạng chạy theo.

- Anh định bỏ em ở lại thật đấy à? - Tôi thở hồng hộc không ra hơi. Đằng sau anh Móm cũng đi tới.

- Có thế thôi mà cũng giận, thằng dở người. Không lai thì thôi người ta cần đấy. - Anh Móm bĩu môi rồi quay sang cô Chi. - Hai cô cháu mình về. Nói xong rỉn ga vọt lên trước.

- Anh làm vậy cô em buồn đấy. - Tôi cũng trách.

- Lai về có khi lại phiền cô em hơn. - Anh Khải giọng bực dọc. - Mà sao em một điều Khải Ca hai điều Khải Ca vậy? Anh bằng vai phải lứa với em đấy à?

- Có sao? Thì mọi người vẫn gọi vậy mà. Vừa rồi cái Bảo Anh cũng gọi anh vậy còn gì?

- Nó khác.

- Thế anh muốn em gọi bằng gì nào? - Tôi nói rồi ngoan ngoãn trèo lên xe anh yên vị.

- Như trước ấy… Thôi, muốn gọi thế nào thì gọi.

Anh dựng xe dậy phóng đi. “Giời ợ” tôi chép miệng. Cơ mà nghĩ lại bản thân tôi cũng đang thấy bối rối, tôi trầm ngâm:

- Mà… em cũng không biết nên gọi anh như thế nào nữa cơ. Thấy anh lúc ở nhà anh Móm với lúc ở dưới này cứ như hai con người khác. Không biết đâu mới là anh thật sự.

- Hả, khác chỗ nào?

Anh Khải Ca nói hững hờ, mặt không ngoảnh lại. Tôi ngước lên nhìn anh, mái tóc dài tung bay trong gió. Giờ nó đã dài như tóc Quang Vinh rồi. Tôi thở dài, vẫn là gương mặt ấy mà lại cho tôi có những cảm nhận khác hẳn.

- Anh cũng thấy khác còn gì? Kiểu một bên là anh bạn thân, một bên là đối tượng nguy hiểm. Một bên là người em quen một bên là người hoàn toàn xa lạ ấy… - Tôi thẳng thắn.

- Ha ha…

Tôi vẫn ngó mà anh ấy chỉ cười trừ không trả lời. Hẳn là anh ấy cũng đang thấy vậy. Vừa lúc đó chúng tôi quẹo qua ngã ba Huyện, đối diện cổng trường cấp ba Cô Chi và anh Móm đang đứng đó dòm cái xe nhăn nhó.

- Sao thế? Lại xịt rồi à? - Anh Khải Ca ới.

- Mẹ nó… - Anh tôi chửi đổng, leo lên xe cong mông giận phành phạch. Nhưng cứ được vài tiếng lại tắt ngóm. Tôi quay ra hỏi:

- Sao thế anh? mình không xuống đợi anh ấy ạ?

- Chết máy ấy mà, kệ nó đi. Anh em mình về trước. Em phải về sớm còn gì?

- Nhưng còn cô Chi nữa, em phải về với cô ấy chứ!

- Về đến nhà rồi đợi.

À mà đúng rồi, anh ấy còn có hẹn với mấy đứa bạn đi tăng hai nữa mà. Nên tống mình về mau mau là phải. Ngoái lại nhìn, anh tôi phải bó tay, cắm mặt dong xe bên dưới. Còn cô Chi đi bên cạnh mồm hấp háy không ngừng. Kiểu này đang xỉ vả anh Móm cùng cái xe đây mà. Khổ thân anh. Tôi bật cười, thì ra điểm khác của xe Zin xe Tàu là như vậy. Tuy nhiên:

- Ngồi trên xe anh em sợ quá cơ.

- Cái gì? Anh đi cẩn thận thế còn gì. Có bốc đầu như thằng Kiêm đâu. Hay là em muốn dắt bộ giống nó?

- Em không phải sợ cái đó. Mà sợ ngồi sau anh thế này mai em lại sáng nhất trường. - Tôi ngập ngừng.

- Sướng thế còn gì? Từ giờ trở đi đố đứa nào dám động đến em nữa nhá. Ha ha... - Khải Ca ra điều tự đắc.

- Xì... hay lắm đấy. - Tôi xìu xuống. - Rồi chẳng may mấy kẻ thù của anh tìm đến thì coi như toi đời. Anh sợ phiền cô Chi mà không sợ phiền em sao? Thiên vị thế!

- Anh đây “quy ẩn giang hồ rồi” lấy đâu ra kẻ thù nữa.

- Thì cũng có ai thèm sợ nữa đâu. - Tôi tiếp lời.

- Sợ thì vẫn sợ chứ. Vừa em không thấy à? - Anh Khải hất hất đầu, chỉ về dưới Huyện chuyện ở quán Nét.

- Gớm, người ta nhường thôi nhá. Chứ anh thì dọa được ai? Chính vì có anh cầm đầu mà làng Dân Thầu mới yếu đi đấy. Bị Phúc Xá nó lấn át. -Tôi chảu mỏ.

- Ai bảo em thế hả? - Đụng đến lòng tự trọng cái là nhảy dựng lên luôn.

- Anh đây lên thì cái xã này mới được hưng thịnh đó biết chưa? Em chả biết cái gì.

- Nói cứ như anh là chủ tịch xã không bằng ấy. À đúng rồi, thế chuyện anh với đám anh Quốc hồi trước Tết sao rồi? - Chuyện này tôi muốn hỏi từ lâu rồi nay mới nhớ ra.

- Dẹp rồi. - Anh Khải lên giọng. - Còn hơn cả chủ tịch xã ấy chứ. Anh nói cho mà nghe này. Có anh lên thì làng em mới được như ngày hôm nay đấy biết chưa?

- Trời, sao lại liên quan đến làng em ở đây?

- Sao lại không liên quan. Em về hỏi lại cánh anh Móm với cô Chi em mà xem. Trước đây có đứa nào dám bước qua địa phận làng anh mà xuống huyện không hả?

- Hứ, không qua làng anh thì vẫn còn đầy đường để đi. Còn có cầu Phúc Xá kia mà.

- Đấy, chính vì rẽ sang cầu Phúc Xá nên chúng nó mới được nước đấy. Anh đây không lên mặt dẹp cho á à thì cả làng em với mấy làng bên trong thất học.

Tôi nghe xong mà buồn cười không ngậm được mồm. Cứ như anh ấy đang nắm giữ duy trì nền hòa bình của thế giới không bằng ấy. Tôi gân cổ cãi:

- Làng em vẫn có đường tắt qua cánh đồng xuống huyện mà. Cái ngách đằng sau hồ Hương Hoa ấy. Đâm thẳng vào làng em luôn còn gì?

- Em có biết cái lối đó từ đâu mà ra không?

- Đâu ạ?

- Mấy đời trước còn kinh khủng hơn, vì không dám đi qua làng anh nên cha chú làng em mới phải lội ruộng xuống chợ đấy. Lâu dần mới thành đường mòn chứ trước có đâu. - Anh Khải Ca lý luận. Cũng hơi có lý đấy chứ:

- Bảo sao làng em với làng anh xa thế mà lúc nào cũng chí chóe.

- Giờ đỡ hẳn hơn rồi còn gì. Phải cảm ơn anh đó biết chưa?

- Vâng ạ. Cảm ơn anh. - Tôi che miệng cười khúc khích.

- Này nhé, giờ em thấy không còn địa vị như trước, không sợ nữa đúng không? Làng nào cũng có “cơ” riêng rồi. Mất vị thế hả?... - Anh nhẹ giọng tâm sự. - Nhưng có biết là so với Huyện thì giờ xã mình đã lên nhiều lắm rồi không? Nhắc đến Vĩnh Tâm cái đứa nào cũng phải e dè. Vừa nhìn mấy đứa trong quán Nét chắc em cũng hiểu.

Tôi vẫn yên lặng lắng nghe.

- Ngày xưa tụi nó khinh như gì ấy, kêu đội Vĩnh Tâm đầu bò chân đất. Đi học cấp ba toàn bị chặn đầu bắt nạt. Chứ có mà được hiên ngang như bây giờ.

Nói như thể xã tôi được vía của anh ấy mới được như ngày hôm nay ấy. Đúng kiểu một thằng làm đại ca, cả làng được nhờ vậy. Ha ha… Nhưng mà xem ra cũng có lý phết.

- Vì ngày xưa cứ mải đấu nhau tranh ngôi vị ao làng. Nay mới hòa thuận đoàn kết hơn một chút. Tụi anh phải hi sinh hào quang, chịu kém vị thế hơn là vì đại cuộc đó em biết không?

“Đại cuộc”. Ha ha… Làm gì mà nghiêm trọng thế! Tôi ngờ rằng mình đang nói chuyện kiếm hiệp, hay kiểu dã sử Trung Quốc các triều đại tranh đấu thanh toán lẫn nhau vậy á. Tầm nhìn hạn hẹp của tôi vừa được khai mở ra đến cấp Huyện. Nghe cũng thuyết phục ấy chứ.

- Xem ra, anh cũng vất vả quá ha.

- Chứ lại không à?

- Xem ra có tương lai nối nghiệp bố anh làm cán bộ xã há.

- Anh không thèm.

Hờ hờ… Thèm cũng có được đâu mà. Tự nhiên tôi lại hiểu thêm một chút nữa về anh Khải. Anh ấy nhẹ nhàng thân thiện cũng khiến tôi nhẹ nhõm hẳn đi.
Bỗng nhiên tôi hét lên:

- Á, anh không rẽ à?

- Rẽ vào đâu? - Anh Khải Ca ngơ ngác hỏi lại.

- Rẽ vào cầu kia kìa. - Tôi giật áo, chỉ tay vào cầu Phúc Xá phía sau lưng. - Qua cầu trên lỡ gặp tụi làng anh thì sao? Em sợ lắm.

- Sợ thằng Thương nó bắt gặp chứ gì. Nó đang đứng trên cầu kia kìa. - Anh Khải Ca hất hàm về phía trước.

- Anh bị điên à? - Tôi sốt ruột.

- Qua làng anh thì anh còn đe cho tụi nó im được, chứ qua Phúc Xá mai có chuyện gì ở trường anh không chịu trách nhiệm đâu ha. - Anh Khải Ca vẫn đủng đà đủng đỉnh.

- Trời ơi, anh cũng biết cơ đấy. Á… xem kìa. Sao tụi nó cứ bâu đầy ở cầu thế kia, cứ như là chó giữ cổng đấy. - Tôi bắt đầu hoảng.

- Ơ, em nói ai là chó thế hả? - Anh Khải Ca ngoái lại dòm trong khi tôi thì đứng ngồi không yên. Quay hết sang trái rồi phải, đằng trước lại đằng sau, tìm đường rút. Tôi bẹo anh một cái vào hông rít lên:

- Anh có thôi đi không, phải làm sao bây giờ?

- Á ui… Kệ chứ sao sao cái gì?

- Kệ cái gì mà kệ. Anh không sao nhưng em có sao. Trời ơi biết thế đi bộ về cho rồi. - Tôi loay hoay tìm đường nấp. Tim đập ngày càng mạnh.

- Thế giờ đi bộ nhé. - Đường đến cái cầu ngày càng gần. Khải Ca còn đưa tay lên vẫy ới anh em. Thế có tức không cơ chứ?

- Ôi... Không xong rồi.

- Úi, em làm cái gì đấy?

Tôi lật cái áo sơ-mi của anh lên che lấy mặt.

- Nấp thế này chắc không ai nhìn thấy cái mặt em đâu.

- Dở người à? Chui ra đi buồn quá.

- Không…

- Anh đang lái xe đấy. Lao xuống sông bây giờ!

- Đằng nào thì cũng chết, chết chung luôn đi. - Tôi nghiến răng nghiến lợi.

- Đã bảo bỏ ra kia mà. Bỏ ra.
- Anh Khải vùng vằng quát.

Tôi chui ra quay ngoắt mặt đi. Cơ mà lên đến trên cầu bọn nó ngồi cả hai bên biết dấu mặt đi đâu được. Hai tay tôi run run bấu chặt lấy hông áo anh Khải. “Thôi thế là toi đời rồi”. Chân cầu đã ngay trước mặt. Vừa lúc đó Khải Ca kéo tay tôi vòng qua eo nói:

- Quay mặt đi, bám chặt vào anh phóng đấy.

Tôi nghiến răng nghiến lợi. Rụi chặt mặt vào lưng anh. Không dám mở mắt ra nữa.

- Ê, Khải Đại Ca…

Một thằng trong nhóm chạy ra đón. Đúng lúc anh Khải rú ga, chạy rèo rèo rèo như một cơn lốc qua cầu.

Chương 19: Đi chậm lại
-----------------------------------------------
- Ảnh minh họa: lấy ảnh này vì cái áo thanh niên đi xe quá giống với cái áo trong miêu tả. Cũng bên ngoài áo sơ mi kẻ tối màu và áo thun trắng bên trong. Và cái mặt sợ hãi của cô gái ngồi đằng sau.
- Mới nhất tại trang facebook: 9x đời đầu
 

Đính kèm

  • 21c97b4f3ac68e7968f994c098b0ca2d.png
    21c97b4f3ac68e7968f994c098b0ca2d.png
    251,7 KB · Lượt xem: 21
Chương 19 : Đi chậm lại

Bài hát: Trái tim không ngủ yên
Sáng tác: Thanh Tùng
Trình bày Lam Trường song ca Thu Phương.
Trái tim không ngủ yên Lam Trường - Thu Phương - YouTube
-----------------------------------------------------------

- Qua chưa anh?

- Qua rồi.

Nghe xong tôi mới dám ở mắt, buông tay ra:

- Ôi má ơi, tim em như muốn rớt ra ngoài luôn rồi đây này.

- Làm anh cứ tưởng có đứa nào nó đang đánh trống sau lưng ấy chứ. - Giờ này mà anh ấy còn đùa được nữa.

- Không biết tụi nó có nhìn thấy không nhỉ. - Tôi ôm ngực thở hổn hển.

- Nhìn thấy chứ sao không?! - Khải Ca đáp liền hơi, như đâm vào tim tôi một nhát. - Nhưng chắc không nhận ra em đâu. He he…

- Hi vọng là vậy.

Tôi thở dài ngoáy ngoáy vai vài vòng thả lỏng như vừa thoát khỏi kiếp nạn.

Giờ đây chúng tôi đã đi qua ngã tư, đến con đường vắng về làng. Một bên là ruộng, một bên là nhà dân tắt đèn tối om. Còn đâu chút ánh sáng của mấy nhúm sáng đèn đường. Như để bù lại cái khúc vừa nãy, anh Khải Ca bắt đầu đi chậm hẳn lại. À có lẽ là để vừa đi vừa đợi cánh anh Móm nữa. Không biết anh ấy đã sửa được xe chưa?

Cứ thế anh Khải và tôi cùng yên lặng. Chỉ còn tiếng ếch kêu râm ran và tiếng gió rào rạt đuổi nhau trên cánh đồng.

“Tháng ba về trên thảm cỏ non xanh
Lúa mơn mởn như đương thì con gái.
Em mười tám ngây thơ và vụng dại
Rất hồn nhiên nhí nhảnh yêu đời”


Những câu thơ chép trong cuốn sổ lưu bút của cô Chi hiện lên đầu. Hương lúa chiêm thơm đến lạ thường. Cảm giác như hương vị ngọt ngào của những hạt thóc non chảy ra trong miệng. Tôi ngẩn ngơ khép bờ mi, hít hà, say sưa tận hưởng.

- Ối lạnh quá. - Anh Khải tự nhiên kêu lên làm tôi giật bắn cả mình. - Em lại ôm anh như vừa nãy đi. Anh sắp chết cóng đến nơi rồi này.

Đang phiêu tự dưng phá bĩnh. Điên thế! Tôi đưa tay phát cái đét cái vào lưng nói:

- Giật hết cả nảy. Sao anh cứ dọa em hoài thế hả?

- Gì mà hơi tí đã giật mình thế?

- Từ lúc leo lên xe anh cái là tim em nó đã ngấp nghé bờ tường rồi đó. Gió thổi phát thôi cũng rụng như sung ấy chứ đùa.

- Chắc lại đang nghĩ cái gì đen tối chứ gì?

- Không phải ai cũng như anh. - Tôi trả treo.

- Mà bảo ôm anh vào cơ mà?! Rét quá!

Anh Khải Ca làm bộ co rúm người lại làm bộ như sắp chết tới nơi. Không một chút động lòng, tôi đáp:

- Cho chết, đáng đời.

- Này, thế tại đứa nào đổ nước vào áo anh thế hả? - Anh Khải đe dọa.

- Khô rồi thây, là anh cứ thích banh cúc ra cho lãng tử ấy chứ. - Tôi bật lại khiến anh ấy câm nín không nói gì luôn.

- Thôi được rồi, để em đóng cúc vào cho. - Thấy cũng thương hại nên tôi xuống nước. Vòng tay lên đóng từng cái cúc vào. Anh Khải thấy thế cũng cong tay lên cho tôi với, anh nói:

- Mà em thích ăn chè đỗ đen à?

- Vâng, ngon anh nhở. Bên ngoài đen đen thế thôi nhưng bên trong lại bùi bùi. Thế mà lũ bạn em cứ chê lõng ba lõng bõng. Đúng là chẳng biết thưởng thức gì cả. - Tôi lắc đầu tiếc rẻ.

- Bên ngoài đen đen bên trong bùi bùi... - Anh Khải Ca lặp lại. - Cứ như em ấy nhỉ?

- Hả?!

- Thì chắc tại em ăn nhiều chè đỗ đen quá nên người mới đen thế kia đấy.

Tôi cười phá lên:

- Làm gì có cái lý thuyết ấy, nói như anh thì ăn chè đỗ xanh thì da sẽ xanh hết à. Ha ha ha… Hơn nữa lấy đâu ra nhiều mà ăn cơ chứ. Thi thoảng em mới được chở đi ăn ké như hôm nay thôi.

- Đen với xanh khác nhau mà. Đen nó dễ thấm vào da hơn ấy.

- Em không tin. Anh được mấy điểm sinh mà phán như đúng rồi thế? Đây, xong rồi đấy.

Tôi vỗ vỗ lưng ra hiệu, anh Khải cúi xuống nhòm. Rú lên:

- Ối, lệch rồi lệch rồi. Mắt mũi em để đâu đấy hả? Đóng lại đi.

- Thôi, tạm vậy thôi chứ anh còn đòi gì nữa. Nó khép vào lại là được rồi. - Tôi không chịu, giật giật lại cái đuôi áo cho thẳng chứ nhất quyết không nghe theo. Lúc này chúng tôi sắp đi qua đoạn cánh đồng. Gần đến đầu làng rồi. Tôi giục:

- Sao anh không đi nhanh lên đi hả. Đi như rùa bò thế này thì bao giờ mới tới nhà cơ chứ?

- Còn phải đợi đội kia nữa chứ!

Tôi nhếch mép châm biếm:

- Sao vừa rồi anh bảo không phải đợi cơ mà…? hay là muốn nói chuyện với em nên cố tình? Vậy thì anh đứng hẳn lại đi cho nó lành.

Vừa dứt lời thì anh ấy "Kít" một phát làm cái mặt tôi thúc nguyên vào lưng. Tôi nổi cáu:

- Anh làm cái quái gì thế?

Đau quá xá là đau. Anh Khải ngoái hẳn người lại phía tôi hỏi:

- Dừng lại ở đâu đây?

Tôi vừa xoa mặt vừa đáp:

- Em nói thế thôi, chứ em với anh thì có cái chuyện quỷ gì để mà nói? Thôi anh mau về đi, mặc kệ đội kia đi sau. Lát nữa anh còn có hẹn với bạn dưới Huyện còn gì?

Tôi hẩy tay, xua anh về phía trước.

- Sao lại không có chuyện gì? đầy chuyện.

Nói vậy nhưng anh Khải cũng chịu khuất phục quay lên đi tiếp. Hay bò tiếp nữa thì tôi không rõ. Vẫn cái tốc độ như vừa rồi.

- Mà lần trước em có vẻ bất ngờ khi thấy anh thế nhỉ? Lần đầu gặp ở nhà Kiêm ấy.

- Em đã nói rồi thây.

Tôi ngậm dây buộc tóc trên miệng, đưa tay buộc gọn lại cái tóc đang rối như tổ quạ.

- Anh thì đã biết trước em là em thằng Kiêm rồi.

- Ô, sao anh biết?

- Thì hồi Tết ấy, chính anh là đứa gom tiền với nó buôn hoa chứ ai. Anh nhìn thấy em đến lấy hoa.

- Anh cũng đứng đó ạ, sao em ko thấy?

- Đứng cách một đoạn. Em thì có để ý ai. Đẹp trai ngời ngời thế này mà không liếc mắt lấy một lần. Chán hẳn! Nhờ có anh ra chiêu mà hoa mới bán hết sạch đấy, chứ cái ngữ thằng Kiêm có mà để thối nát bét. Cho cũng không ai thèm.

- Anh lại tự kiêu rồi đấy. - Buồn cười quá. Suốt ngày tự nhận mình đẹp trai, bó tay với cái anh này. - Anh em cũng khôi ngô tuấn tú lắm chứ bộ. Mà này...
Tôi cố nén lại ra vẻ nghiêm túc:

- Có phải vì thế mà anh mới vào đây làm, cố ý tiếp cận em đúng không?

Tôi giở cái giọng y chang anh ấy lần trước, để anh ấy ngại cho biết. Ai dè anh ấy nhận luôn.

- Ờ đúng vậy đấy!

- Hơ. Bốc phét không biết ngượng, làm sao anh biết được em cũng vào đó hộ mà nói như đúng rồi thế? Bảo sao em không tin anh.

- Hi hi… Đùa thôi, thế mới bảo anh em mình có duyên.

Tôi nhếch mép. Anh Móm mà nghe thấy lại chửi cho thôi. Vừa lúc đó thì nhà cô Chi đã gần ngay trước mặt.

Chương 20: Nhóm F4
-----------------------------------------------
- Ảnh minh họa: Phim "Con dao chìm trong nước": Ngày xưa đi xe không phải đội mũ bảo hiểm mát thật.
- Mới nhất tại trang facebook: 9x đời đầu
 

Đính kèm

  • A18863-1546781755.1478254294.jpg
    A18863-1546781755.1478254294.jpg
    44,5 KB · Lượt xem: 24
Chương 20: Nhóm F4


Bài hát 流星雨 (Mưa sao băng) của nhóm nhạc F4
----------------------------------------------------------------------

- Đến nơi rồi đây.

Anh dừng xe lại dưới gốc cây cột điện cách cổng nhà ông Sáng một đoạn.

- Ok, em cảm ơn anh nhé. Anh về cẩn thận.

Tôi nhẩy xuống xe tuôn luôn một dòng văn mẫu.

- Ờ, biết rồi.

Anh dựng chân chống xuống lấy đà cua xe một vòng cái ROẸT. Rồi leo lên nổ máy.

- Em vào nhà đi.

Đang định nhấc chân lên phi đi thì tôi nhanh tay kéo lại.

- Gì thế?

- Anh… - Tôi ngập ngừng. - Anh có thấy em giống ma không?

Tôi nói rồi trợn mắt lè lưỡi ra làm mặt xấu. Khải Ca phá lên cười, đưa tay xoa đầu tôi bảo:

- Ma còn phải thua em ấy chứ! Thôi vào đi không lạnh. Đừng để ý ch.uyện ấy nữa.

Tôi đung đưa chu mỏ phụng phịu.

- Vầng... anh gạt chân chống lên đi kìa.

- A... quên mất đấy. Suýt nữa thì vỡ mặt. Vậy nha!

Nói rồi anh phóng xe như bay đi mất. Tôi mở cái cổng tre nhà cô Chi bước vào. Vừa đến sân thì bà Xuân đã mắng:

- Đi làm gì mà đến giờ này mới về thế?

- Giờ vẫn sớm mà bà. Dưới Huyện từ bây giờ mới đông ấy. Cháu với cô Chi còn đi ăn chè nữa ạ.

- Tiền đâu mà đớp như heo suốt ngày thế! Mà cái Chi đâu rồi?

- Anh Móm khao bà ạ. Xe anh ấy bị chết máy giữa đường nên chưa về tới.

- Thế mày về bằng cái gì?

- Cháu đi nhờ xe bạn anh Móm về trước.

- Thế bảo đi thuê quần áo cơ mà, quần áo đâu. - Bà hỏi cung liên tùng tục.

- Dạ hôm nay cháu chỉ xuống thuê thôi ạ. Quần áo phải đến sát ngày biểu diễn mới đến lấy cơ. Mượn có một ngày thôi.

Cô Chi mà biết trình bốc phét của tôi đã tăng đến mức này chắc hẳn mát lòng mát dạ lắm.

- Hừm... Thôi đi rửa chân tay đi rồi đi ngủ.

- Vâng ạ.

Tôi nói, vào nhà thấy ông Sáng đang ngồi trên phản ngậm tăm, tay cầm bộ tam cúc đưa lên đặt xuống, ngâm cứu một mình.

- Cháu về rồi ạ. - Tôi thưa.

- Hừm… - Ông ậm ừ không liếc mắt nhìn tôi lấy một cái.

Tôi đã rửa xong chân tay. Mắc xong màn rồi mà cô Chi vẫn chưa về. Ông Sáng cũng sốt ruột vác ghế nhựa ra hẳn đầu ngõ ngồi. Rút ở cổng tre ra một cái que dài dựng sẵn bên cạnh. Tôi nằm trong màn mà vẫn ngó đầu ra lòng nơm nớp. Chỉ một lát sau là nghe tiếng Phạch Phạch Phạch Phạch… cuối cùng thì cũng về tới nơi. Ông Sáng xông ra đăm đăm cái roi ở sau lưng:

- Làm gì mà giờ này mới chịu mò về thế hả?

- Tại cái xe của thằng Móm đấy không thì cũng về nhà lâu rồi. - Cô Chi gắt gỏng.

- Có cái đi là tốt lắm rồi còn lắm chuyện. - Anh Móm cũng bức xúc không kém.

- Tao thà đi bộ còn hơn, thế mà cũng đòi lấy le với gái.

Cô chu mỏ lên, giọng chanh chua còn hơn quất. Nói xong thì ngúng nguẩy đi vào. Đến trong nhà rồi mà cô vẫn chưa thôi nguyền rủa. Có vẻ như bộ yếm mới bóng loáng cũng không thể che hết độ khù khoằm bên trong động cơ. Tôi lắc đầu chép miệng. Không biết anh tôi đã phải chịu bao cay đắng tủi nhục trong suốt quãng đường về đây nữa. Và sau một hồi dắt bộ không biết đôi giày “A di bồ tát” của anh có còn nguyên đế hay không? Tôi lại dòm ra. Ngoài kia ông Sáng tiến lại chỗ anh Móm, lấy roi gõ công cốc vào đầu xe nạt:

- Rủ nó chơi bời ít thôi rõ chưa.

- Ối ông đừng có mà gõ gõ thế xước sơn của cháu bây giờ.

Anh Móm mê mẩn hẩy cái roi ra. Kéo tay áo lên lau lau thổi thổi chỗ vừa bị đánh.

- Cháu cạch tới già nhé.

- Thôi đi về.

Ông Sáng quát, ném cái que xuống cống rồi khóa cổng lại. Cô Chi ấy vậy mà thoát trận đòn một cách ngoạn mục.

* * *

Trên gi.ường tôi thao thức không sao ngủ được, bèn mon men hỏi:

- Cô ơi, Nhóm F4 mà mấy chị kia nói là gì vậy?

- À… Là bốn đứa nổi tiếng nhất trường cấp ba ấy. Gồm Khải Kha (tên bố), Thịnh Trạch, Phú Hưng và Thắng Đẩu. Có Khải Ca là xã mình thôi, còn ba đứa kia đều là người dưới Thị Trấn.

- Mấy anh đẹp trai nhất vùng ấy ạ?

- Ừm… Cũng không hẳn là đẹp trai nhất. Cũng có nhiều yếu tố.

Cô Chi xoay người nằm ngửa ra. Một tay vòng ra gối đầu, một tay chỉ vào tấm pót-tơ dính trên cột nhà đầu gi.ường.

- Cũng tương tự như nhóm F4 kia kìa.

Tôi đưa mắt nhìn theo, dưới ánh đèn ngủ hình quả nhót cắm bên cạnh, tôi vẫn có thể nhìn rõ bức ảnh. Từ thời phim “Vườn sao băng” , rồi đến “Cơn lốc tình yêu” “Lửa bóng rổ” vân vân vân vân... nổ ra thì nhóm F4 của Đài Loan đã vô cùng được thanh thiếu niên ưa chuộng. Không thể thiếu một người hám trai đẹp là cô tôi. Nhìn là biết, trong khi các tấm pót-tơ Mây trắng, Mắt ngọc, Ưng hoàng phúc, Mỹ Tâm, Đan Trường gì gì đó khác, được dán lên tường để chặn cho vôi đỡ bung ra, thì tấm pót-tơ nhóm F4 lại được trịnh trọng ở trên cột nhà.

- Thằng Thắng học giỏi nhất trường Thị Trấn, lại đẹp trai mũm mĩm như Chu Hiếu Thiên kia kìa. ( Bên phải trên cùng). Còn thằng Phú con ông Hưng xấu trai nhưng được cái nhà giàu nhất Huyện, ăn chơi khét tiếng giống Ngô Kiến Hào ở giữa. Khải Kha đầu gấu, lạnh lùng nam tính giống Ngôn Thừa Húc. Thằng Thịnh hát hay lại đẹp trai như Châu Du Dân bên dưới.

Thì ra là vậy, trong một cuộc bầu chọn không chính thức của con dân trong Huyện, chúng tôi đã có F4 phiên bản ao làng. Tôi thắc mắc:

- Ớ, nhưng mà Khải Ca tóc dài cơ mà? Giống Chu Hiếu Thiên ấy.

- Đây là người ta đang nói đến cái mặt. Chứ tóc tai lúc ngắn lúc dài thế nào chẳng được. - Cô tôi gằn.

- Ồ vậy ạ.

- Mày bảo xem thằng nào đẹp nhất?

- Châu Du Dân.

Tôi đáp gần như lập tức. Cô Chi quay người sang dí đầu tôi một nhát:

- Cái con này, mắt chẳng có tí thẩm mỹ gì cả. Ngôn Thừa Húc mới là đẹp trai nhất chứ!

- Ui da... Ý cô là thích Khải Ca nhất chứ gì? Thôi được rồi, cháu sẽ tác thành cho cô.

- Tao bảo thế bao giờ hả? - Cô Chi hét lên chẳng may làm kinh động đến bà Xuân ngủ trong buồng.

- Mấy cái đứa kia không ngủ đi còn xì xà xì xào cái gì đấy hả?

Bà Xuân quát. Cô Chi huých tay tôi một phát trách “Tại mày đấy” rồi quay vào bên trong. Tôi thì vẫn nằm đó dán mắt vào tấm pót- tơ. Đúng là Khải Ca có đẹp trai, ai cũng nói anh ấy đẹp trai nhưng tôi chưa bao giờ nhìn nhận vẻ đẹp trai của anh ấy một cách nghiêm túc. Chưa bao giờ nghĩ xem nó đẹp ở đâu đẹp như thế nào. Cũng như tôi vẫn biết anh ấy đầu gấu, lạnh lùng, ăn chơi, máu mặt qua những tin đồn. Nhưng chưa từng “cảm nhận” được những cái đó là như thế nào.


Cho đến ngày hôm nay...

Chẳng hiểu sao tôi lại thấy lòng hoang mang khó tả.


Haizz... Thôi không nghĩ nữa. Ngủ thôi. Cuối cùng thì : “Châu Du Dân đẹp trai thật.” Tôi lẩm bẩm.

Chương 21: Trên lớp
-----------------------------------------------
- Ảnh minh họa: Nhóm F4
- Mới nhất tại trang facebook: 9x đời đầu
 

Đính kèm

  • dau-la-phien-ban-vuon-sao-bang-co-nhom-f4-duoc-khan-gia-yeu-thich-nhat-aec71a.jpg
    dau-la-phien-ban-vuon-sao-bang-co-nhom-f4-duoc-khan-gia-yeu-thich-nhat-aec71a.jpg
    156,3 KB · Lượt xem: 21
Chương 21: Trên lớp.


Thứ hai ngày 26 tháng 3 năm 2007

Tùng Tùng Tùng Tùng…

Má ơi, cuối cùng thì cũng sống được đến giờ ra chơi tiết hai. Cái mí mắt tôi chắc phải nặng như hai quả tạ. Sắp không chống đỡ nổi. Tối qua ngủ muộn quá nên đến giờ cứ gọi là gật lên gật xuống gãy cả cổ.

Ra chơi, bọn nó ùa ra khỏi lớp trong khi tôi vẫn chống cằm không dậy nổi. Thằng Tùng đi qua hẩy tay một nhát làm tôi đập mặt xuống bàn.

- Không xuống tập thể dục đi mà còn ngồi đó. - Nó nhăn nhở.

Hằng thấy vậy chạy đến hỏi:

- Ê, có sao không. Cái thằng Tùng mất dạy.

- Tao không sao, bảo lớp trưởng cho tao xin phép ngồi trên lớp. Nay tao đau bụng. - Đúng rồi lại còn đau bụng nữa chứ.

- Ờ thế nghỉ đi. - May mà cái Hằng hiểu ngay cho tôi.

Tôi khoanh tay lại úp mặt xuống. Không sức đâu mà cáu với thằng Tùng.

- Thằng Tiến để yên đừng có trêu nó nữa. - Thùy lên tiếng. Chắc thằng Tiến đang đi tới gần định há mồm bới móc gì đây? Nhưng nó cãi lại:

- Mày bị điên à, tao có làm gì đâu?

- Mày lại định trêu nó nữa chứ gì? Hai thằng “Túng tiền” (Tiến Tùng đọc ngược lại) có ngày nào tha đâu. - Thùy nói.

- Hứ... tao lại chả thèm lắm ấy.

Thằng Tiến đáp trả rồi len qua chỗ tôi đi mất. Hôm nay lại tử tế thế? Mà dạo này tôi cũng lờ mờ nhận ra vai trò tích cực của nó trong cuộc đời, nhờ nó mà trình chửi nhau và cái gan của tôi cũng to lên ít nhiều. Do vậy tôi không còn thấy thù nó như trước nữa.

Mọi người xuống sân hết, lớp không còn ai im phăng phắc, tiếng trống thể dục đều đều như mõ ru tôi vào giấc ngủ. Gió quạt trần vù vù thổi tung làn tóc. Có hình bóng ai kia đang ngoái hẳn người lại nhìn tôi...

- Ối! Oanh ơi Oanh ơi. Dậy dậy dậy dậy dậy, dậy mau.

Tiếng đứa nào đó vào lôi tôi dậy, cầm hai vai lắc lấy lắc để.

- Hở, cái gì đấy? Cháy nhà hay sao hả? - Tôi còn chưa kịp mở mắt.

- Còn nóng hơn cả cháy nhà nữa ấy.

- Sao thế? mau chạy thôi. - Tôi lờ đờ đứng dậy vẫn lim dim.

- Chạy đi đâu, ngồi xuống.

Có hai bàn tay ghì tôi ngồi xuống ghế. Thì ra là cái Hồng, rồi đám cái Linh nữa. Có việc gì mà nghiêm trọng thế không biết?

- Có phải Khải Ca yêu bà nào đó gần nhà mày đúng không? Cả trường người ta đang đồn ầm lên kia kìa. - Cái Hồng nghiêm trọng hỏi.

- Hở?! Tưởng cái gì, mày đi hỏi đứa khác ấy. Tao đang mệt.

Nói rồi tôi lại định gục xuống bàn, nhưng cái Hồng chìa tay đỡ ngay lấy cái trán tôi đẩy lên.

- KHÔNG ĐƯỢC, nghe nói hôm qua mày đi chơi cùng với tụi ấy hả?

Oh My God. Nhớ ra rồi. Hôm qua rõ là anh Móm bảo ăn chè với ốc đau bụng mà mình không tin. Nay dính thật.

- Ừ.

- Đấy, tao biết ngay mà. - Cái Hồng nhảy cẫng lên. - Thế lời đồn là thật hả? Là ai đấy? xinh không? Yêu nhau thật hả? yêu lâu chưa???... Trời ơi nói mau đi.

Nó tỏ ra thiếu kiên nhẫn, tuôn một tràng như hỏi cung tội phạm. Nhìn quanh cả đám đã bâu chặt lại quanh tôi như kiến bâu mồi, đội lớp B lớp C ngấp ngó ở cửa ra vào. Có đứa còn mạnh dạn chui vào hẳn trong lớp. Mắt đứa nào đứa nấy cũng hau háu hau háu nhìn tôi như muốn ăn tươi nuốt sống vậy. Tôi gai cả người nuốt nước bọt cái ực.

- Thế quái nào mà mày lại quen được từ anh Quốc cho đến Khải Ca thế?

- Con này tu mấy kiếp mà vớ bở thế nhỉ?

“Vớ bở” chuyện này vui thế sao? Đua nhau mỗi đứa một câu làm tôi ú a ú ớ quay phải quay trái như chong chóng.

- Giời ơi, làm gì mà ngồi đực mặt ra thế? Nói đi... - Cái Hồng lại hò. Nó đang sốt ruột lắm rồi, đứng ngồi không yên nữa. Cứ vòng đi vòng lại.

Tôi đang không biết trả lời sao, trả lời từ đâu thì:

- Cái đấy phải hỏi tao đây này, tao biết đấy. - Giọng thằng Hoàng “Ái” chen bào. Nó đang ngồi khoanh tay vắt chân ở bên bàn bên cạnh.

- Hôm qua tụi này mới ngồi chung quán Chát với nhau đây này.

- Thật hả? ai thế, có xinh không?

Cả đám nghển cổ hết sang thằng Hoàng.

- Đương nhiên là thật rồi. Lại đây kể cho này.

Thằng Hoàng vênh mặt lên hất tóc, cái chân dài ngoằng khẳng khiu như cái sào sều vung lên đổi lại. Mấy đứa có vẻ ngờ vực nhưng cũng xích xích lại gần nó:

- Xênh... Gái làng tao đứa nào chẳng xinh. Há há há… - Nó vừa nói vừa cười phớ lớ lại còn quay sang liếc nhìn tôi. Gì vậy? Chọc ngoáy tôi hay gì?

- Họ hàng của tý Oanh kìa nên đi theo bám đít.

- Thế á thế á... kể tiếp đi.

Tôi bắt đầu thấy rớt rãi rơi lã chã xuống sàn nhà từ miệng những con dân đang há mồm hóng chuyện.

-
Nhưng chắc chỉ đi chơi bình thường thôi chứ không phải người yêu. - Cu Hoàng bổ sung.

- Tối qua tao cũng nhìn thấy này. - Đột nhiên cái Hải lên tiếng. Nó tiếp tục:

- Tối qua lượn qua quán nhà tao, thấy tình cảm lắm.

Tôi đã định úp mặt làm thinh rồi, nhưng nghe thấy thế liền quay ngoắt lại. Chết cha, quên béng mất nhà Hải có quán nước mía ở đầu cầu Phúc Xá. Thôi xong nó mà nhận ra tôi thì coi như toi đời. Trống ngực tôi bắt đầu đập thình thịch, còn rộn rã hơn cả trống trường. Tí Hồng bắt được sóng đáp liền:

- Thế á?! Tưởng mới chỉ đang tán tỉnh thôi.

- Không, chắc phải đang yêu rồi ấy. Tao thấy ôm chặt lắm. - Nó nói chắc nịch.

Hả???!!! Ôm chặt khi nào? Không phải là nó vẫn đang không nhận ra tôi không đấy chứ? Trời ợ, tôi cứ chủ quan một bên là sông một bên là cánh đồng không có ai. Chẳng để ý cái gì hết. Tôi đổ mồ hôi hột. Nhờ thông tin nóng hổi này mà cái Hải được triệu hồi lên ngồi bàn đầu cạnh cu Hoàng luôn.

- Tao còn thấy hai người ấy “hú hí” với nhau nữa mà. Chui hẳn vào áo như thế này này.

Cái Hải xoay lưng Hồng ra rồi diễn lại. Lúc này thì tôi đã hóa đá luôn rồi. Mỗi câu nói của nó như gẩy tằng tằng vào dây thần kinh tôi chết điếng. Không còn biết tả cái biểu cảm gì nữa.

- Thế á? eo ơi kinh thế!

- Ngay trên xe luôn nhá!

- Thế mà nói là “đi - chơi - bình - thường” à. Cái thằng Hoàng Ái này chẳng biết cái gì. Biến đi.

Cu Hoàng bị cái Hồng hẩy ra khỏi bàn, chiếm chỗ. Các con dân trầm trồ quay sang bình luận.

- Có gì thì về nhà bảo nhau, chứ lại làm cái trò đó ngay giữa đường. Đúng là…

- Mới mấy hôm trước chia tay người yêu cũ còn lâm li bi đát lắm mà?


- Ừ, thế nên dạo này tối tối mới không đến quán nhà tao hóng chị Thư đi học về nữa đấy.

- Xem ra bà này cũng không phải dạng vừa.

- Ờ sao lại phải làm thế nhỉ?

- Không biết mặt mũi thế nào nữa?

- Đúng là vô liêm sỉ thật.

- Tao cá chắc là được mấy hôm là cùng.

Cứ thế chúng nó rào rào với nhau.

“RẦM”

Hết chịu nổi tôi đứng phắt dậy, xô bàn cái rầm một nhát. Bọn kia giật mình nghển cổ quay sang xem. Bỏ mẹ, lại hành động ngu dốt rồi.

- Ái... đau bụng quá. Tao phải đi cái đã. Nhanh nhanh... tránh đường cái nào.

Tôi giả bộ ôm bụng, thất thiểu rẽ lối ra khỏi lớp. Trong khi bọn kia lại trùng vai xuống cắm mặt vào bàn tiếp:

- Mà hát hay thật mày à. Hôm qua tao theo chị đi chơi thấy này.

- Thấy tận mắt á?

- Ừ... Vừa đàn vừa hát cơ mới ghê. Trông như ca sĩ.

- Đúng là tanh tưởi con bà bưởi…

Thoát khỏi lớp học ra ngoài, sân trường giờ ra chơi tiết hai mà mà không một bóng người chơi đùa, “đá bóng với đá cầu, nhảy dây bắn bi trốn tìm”. Chỉ toàn thấy mấy cái đầu đen đầu đỏ chụm lại dưới gốc cây, ghế đá, hành lang. Mồm đứa nào đứa ấy mấp ma mấp máy như cái máy khâu.

Chắc là tối qua sau khi “bái bai” mình xong thì lại xuống dưới đấy nhảy múa hát ca. Mà anh ấy biết hát sao? lần trước toàn thấy gẩy đàn thôi mà có há miệng ra bao giờ đâu nhỉ? Rốt cuộc là tụi này nó đang sốt xình xịch nên vì vẻ đẹp trai, hát hay đàn giỏi hay là vì anh Khải có người yêu???
Có khi nào lại là cả hai? Tôi nhún vai một cái rồi vặn vòi nước rửa tay.

Nước ở bể hôm nay mới được bơm nên chảy ra ào ào lạnh buốt.

Chương 22: Cu Hoàng Ái
---------------------------
- Ảnh minh họa: Cái Trống trường em.
- Mới nhất tại trang facebook: 9x đời đầu
 

Đính kèm

  • 8x-1-IOXJ-7307-1464335879.jpg
    8x-1-IOXJ-7307-1464335879.jpg
    91,1 KB · Lượt xem: 23
Chương 22: Cu Hoàng Ái

Không biết nghe bài gì cho hợp nhỉ? Nhớ ngày xưa Ưng Hoàng Phúc nổi cực luôn. Những câu như:

“Thà như thế thà rằng như thế....”
“Yêu nhau đi để rồi mai chia ly”
“Hứa thật nhiều rồi cũng thất hứa thật nhiều”... vv

Thành câu cửa miệng một thời luôn.
Tuy nhiên nghe cả album anh đa phần đều về tình yêu nên không kiếm được bài nào thích hợp luôn. Thôi mình nghe HIT “Chàng khờ thủy chung” nha. Một chàng khờ trái ngược với thằng Hoàng lăng nhăng.
Sáng tác: Quang Huy
Thể hiện: Ưng Hoàng Phúc - Anh Kiệt
Ưng Hoàng Phúc ft. Anh Kiệt - CHÀNG KHỜ THỦY CHUNG - YouTube
---------------------------------------------------

Không điện thoại máy ảnh hay camera giám sát, vậy mà đi đâu cũng thấy cảm giác có những cặp mắt cú vọ đang dõi theo mình. Chuyện gỉ chuyện gì thiên hạ cũng thấy hết mới sợ. Vừa rồi câu chuyện vẫn còn là đời F1 do đích thân người chứng kiến kể ra mà còn thế. Tôi thực sự không dám nghĩ đến những đời f4 f5 khi qua những cái máy khâu kia.

- Haizz… - Tôi thở dài một tiếng khum tay hứng nước táp vào mặt cho tỉnh táo.

- Mày cảm ơn tao đi.

Một giọng nói thì thầm bên tai.

- Ôi mé ơi…!

Xém nữa thì ngất. Tôi ôm tim thở hồng hộc.

- Mày bị điên à thằng Hoàng. Muốn dọa chết tao đấy hả?

- Hét bé thôi người ta nghe thấy bây giờ! Có chuyện gì mờ ám sao mà phải giật mình?

- Bé bé cái đầu mày đấy. Đi đứng thì phải phát ra tiếng chứ. Mày cứ lướt như ma ấy bố
đứa nào chẳng sợ. - Tôi điên tiết chửi.

- Mà mày ra đây làm cái gì?

- Đi giặt giẻ. - Nó đủng đỉnh.

- Mà bảo cảm ơn tao đi mà, tao vừa mới giải vây cho mày còn gì. Thích mày tao mới làm ấy chứ không thì mặc kệ.

Mả cha nó, suốt ngày nói thích nọ thích chai dễ như ăn cháo ấy. Không biết ngượng gì cả.

- Tao bấn. (Tao khiến, tao mượn, tao cần mày làm như thế đấy à)

- Đấy là tao còn giữ bí mật cho mày.

- Nói hết mọe ra rồi còn cái quái gì nữa mà “bí” mới chả “mật”.

- Thôi, tao biết thừa. - Nó vỗ vai vòng lại sau tôi thì thầm vào tai:

- Người Khải Ca thích là mày chứ gì?

Tôi giật phắt người quay lại:

- Mày bị điên à!

- Suỵt... Mày muốn cả trường nghe thấy đấy à? - Nó giơ ngón tay lên miệng ra hiệu.

- Nghe thì nghe chứ sao. Là cô Chi, không phải tao.

Tôi chối quây quẩy, lại vặn vòi rửa tay tiếp. Nãy giờ chắc cũng sắp tuột cả da ra rồi.

- Hôm qua tao ngồi trong góc thấy hết rồi. Cái kiểu ánh mắt, với cách cư xử như thế thì chắc là thích mày 100%.

Tôi tắt nước vẩy vẩy tay vài cái cho khô rồi chùi vào hai ống quần, mặc kệ nó lảm nhảm. Nó thì cứ vừa đi đi lại lại vừa khoanh tay chống cằm diễn dải. Bỗng đột ngột dừng lại kết luôn một câu chắc nịch:

- Tao cũng thích mày tao biết. Đảm bảo luôn.

Cái thằng này… Nhờ câu khẳng định này của nó mà mức độ tin cậy của bài phân tích trên chính thức về mo. Tôi trùng vai bĩu môi nói:

- Phán như thánh ấy.

- Lại không à, Tao còn nhìn thấy mày leo lên xe ông ấy về nữa mà. Thế cái đứa rúc vào áo kia chẳng là mày thì là ai?

- Đến ngã ba Huyện là tao đã đổi xe rồi. Đã không biết cái gì lại còn nói lắm. Thế mày có định giặt giẻ không hay cứ đứng đấy mà bốc phét?

Xin lỗi cô Chi vì đã đổ hết cái gánh này lên người cô ấy. Không biết giờ này ở trường cô ấy thế nào nhỉ? Trường cấp ba mấy anh chị có điên loạn như thế này không ta? Rồi cô Chi sẽ xử trí sao? Có khi nào thấy hay hay lại nhận luôn không chứ? Cô ấy là hay ỡm ờ lắm cơ.

Tôi thì mặc dù bảo không tin lời thằng Hoàng đấy, nhưng nghĩ đến cũng thấy vui vui. Không như cái Hằng có đứa theo đuổi từ hồi lớp năm. Tôi sắp hết lớp tám đến nơi rồi mới chỉ được thằng Thương và thằng Hoàng nói thích. Mà cả hai cái thằng này đều chẳng ra cái hồn xác gì. Cứ nói thích cho có xong rồi lặn mất tăm mất tích.

Tôi nghĩ không biết bây giờ tôi mà bảo với thằng Hoàng là: “Ờ, tao cũng thích mày đấy” thì sẽ như thế nào nhỉ? Chắc nó cũng lại há miệng ra cười hô hố như lúc nãy là cùng thôi chứ gì? Haizz... Nghĩ lại từ trước đến giờ tôi cứ mải đấu đá với thằng Tiến thằng Tùng mà chẳng bao giờ bận tâm đến việc bọn con trai nghĩ gì về mình cả.

Vừa lúc tiếng trống trường vang lên. Tôi nhanh chân về lớp.

Thế là cả buổi hôm đó ra chơi ngoài giờ. Đâu đâu cũng thấy Khải Ca Khải Ca Khải Ca. Muốn long cả thủ.

Thật không ngờ là đi chơi có một tí thôi mà chuyện lại thành ra thế này. Đấy, may là chúng tôi còn đi sớm, gặp ít người ở xã đấy. Đi vào đúng giờ cao điểm chín, mười giờ thì không biết thế nào. Tôi nhớ kỳ một anh Khải có nổi tiếng đến cái mức này đâu cơ chứ. Mới hát có một bài mà bọn này đã phát điên lên rồi sao? Không biết anh này được vào F4 từ bao giờ nhỉ? Từ cái vụ thanh trừng với xã Vĩnh Tiến hồi Tết dương lịch sao? Như anh Khải nói thì là đã đưa Vĩnh Tâm lên một vị thế mới, một tầm cao mới còn gì. Ối chả biết nữa.

***
**
Hôm nay tôi có tiết ôn luyện chuẩn bị cho buổi chuyên đề toán nên buổi chiều phải học từ tiết một. Vì thời gian gấp gáp nên trưa tôi không đến nhà bác Duyên mà vào nhà Hằng ăn rình sau đó cùng nó đi học luôn.

Buổi chiều cũng nhộn nhịp chẳng thua gì buổi sáng. Tụi nó tụ tập nhau vào gốc cây trong giờ thể dục. Cái Bảo Anh đứng ở trên thành bồn xòe hai bàn tay lên trấn áp bọn ngồi bên dưới. Nói bằng cái giọng the thé điệu điệu:

- Trật tự nào, trật tự nào.

- Sáng nay tao hỏi anh tao rồi. Không có chuyện hẹn hò yêu đương gì cả. Chỉ là…

Chưa kịp nói hết bọn bên dưới đã nhao nhao lên.

- Có nghe tao nói không đây? - Nó gắt. Rồi nước lại bắt đầu chảy.

- Chỉ là anh em bạn dì của bạn anh tao rủ nhau đi uống nước tí rồi về thôi.

- Tao nghe nói là anh mày ngày nào cũng vào Vĩnh Thụy gặp bà đó cơ mà?

- Anh tao đang xây cho một cái nhà trong đó. - Nó đáp.

Có mà xách vữa ấy. Từ cửa sổ lớp học thêm nhìn ra. Tôi hoàn toàn có thể hóng được chi tiết. Con Bảo Anh ngoại hình thì cũng bình thường, chẳng có gì nổi bật. Nhưng xuất thân là dân Dân Thầu, cậy là em họ Khải Ca, có quan hệ với bọn đàn anh đàn chị như đội cu Cường lớp C với đội cái Quỳnh lớp B. Cái Quỳnh đang là đứa con gái có cơ nhất trong trường, Nó cao và to hơn hẳn bọn cùng trang lứa, lại có thời gian đi học võ ở dưới Huyện nữa chứ nên tinh tướng lắm. Tôi đoán chắc nó cũng chẳng ưa gì cái thói đỏng đà đỏng đảnh của cái Bảo Anh đâu. Chẳng qua muốn tiếp cận Khải Ca nên mới chơi với nó thôi.

Cuộc họp báo vẫn tiếp tục với những ý kiến chất vấn:

- Vào cả tối nữa cơ mà? - Đứa khác cất lời.

- Tối vào bao giờ đâu. Luyên tha luyên thuyên. Tao nói lại lần nữa. Anh tao chỉ có một người yêu duy nhất là chị Thư. Chấm hết.

Xem cái điệu bộ của nó kìa. Cứ như cán bộ xuống giải quyết thắc mắc của dân không bằng. Mà “chị Thư” là ai vậy nhỉ? Người yêu cũ của anh Khải sao? Hồi sáng cái Hải cũng nhắc.

- Điêu, nghe nói chia tay lâu rồi cơ mà.

- Tao nghe nói ôm nhau thắm thiết lắm.

Toàn “Nghe nói” là “nghe nói” bọn này sợ thật. Thế mà cứ như là chúng nó thấy tận mắt không bằng.

- Còn hôn nhau như bổ củi nữa.

- Chở nhau vào nhà nghỉ nữa cơ mà.

Đến đoạn này thì tôi không nhịn nổi, buột miệng phụt ra một tiếng, nước bọt phun phì phì. Không thể tin được là câu chuyện lại đi đến tận nước này. Cả đám quay lại trố mắt nhìn tôi. Riêng thằng Tùng hét toáng lên:

- Tý Oanh đánh rắm. Há há há há…

Đứa nào đứa đấy cười ồ như chim vỡ tổ. Đến cô giáo cũng cười.

Còn tôi...

Không biết phải nói gì ngoài hai từ “CAY ĐẮNG”.

***
**
*
Vẫn chưa hết đau các bạn ạ. Khi học hết tiết ba đi về ra đến cổng. Khải Ca bằng xương bằng thịt phóng xe máy đi qua. Bọn nó bắt đầu rú lên như còi tàu.

- Khải Ca kìa chúng mày.

- Lại phóng vào Vĩnh Thụy đấy.

- Khải Ca.

- Khải Ca.

Bọn nó kháo nhau. Mấy đứa con gái đi trước còn giả vờ ôm tim ngã vào đám bạn. Đến cái lũ lớp bảy học ở dãy nhà bên cạnh cổng trường nghe thấy cũng ồ ra ngó. Mặc xác cô đang đứng giảng thì phải biết rồi đấy.

- Bọn này bị làm sao ấy nhỉ? - Tôi quay ra nói với Thùy và Hằng.

- Thì anh này nổi tiếng lâu rồi mà. Từ thời còn học trường mình đã thế rồi ấy. - Cái Hằng bình thản đáp.

- Có cái của khỉ gì đâu mà cứ làm quá lên. - Tôi bĩu môi.

- Thì cũng đẹp trai, ga lăng. - Thùy tiếp lời.

- Sao mày biết ga lăng? - Tôi vặn lại.

- Thì nghe bọn kia nói thế chứ tao có biết gì đâu. - Nó nhún vai trả lời. Cái Thùy vốn là đứa chẳng quan tâm sự đời, còn ít cập nhật thời sự trong xã hơn tôi mà còn biết. Có lẽ do kỳ một tôi quá mải mê với chuyện của chị Hân nên chẳng còn để ý đến cái gì khác nữa. Tôi lắc đầu:

- Lại là “nghe nói”.

- Mà mày cũng đừng có mà sấn vào. Bố mẹ đã không có ở nhà rồi, rây vào người làng
người ta lại nói nọ nói kia cho đấy.

- Ừm, tao có làm gì đâu. Tại mấy nay bà về nhà chú, tối phải sang nhà cô Chi ngủ mới gặp ấy chứ. Đi chơi có mỗi một buổi à.

- Ừ… Biết điều tránh tránh đi.

Tôi chối, không dám tiết lộ việc thường xuyên gặp ở nhà anh Móm. Tự dưng tôi lại chuyển sang lo việc khác. Quả nhiên là dạo này tôi hay lơ là việc học thật. Suốt ngày bám đít cô Chi đi chơi. Quyết tâm đạt học sinh giỏi kỳ này của tôi đi đâu mất rồi? Tôi quay sang nhìn cái Hằng đi bên cạnh. Nó chắc chắn là không tự nhiên mà biết nói ra những lời như thế kia. Hẳn là đã nghe người lớn hay ai nói ra nói vào rồi. Bố mẹ tôi về họ mà mách thì coi như xong đời. Lại bảo tôi ở nhà bôi tro trát trấu vào mặt. Làm sao bây giờ?

Tôi cúi gằm mặt cắn cắn móng tay như gặm nhấm nỗi sợ hãi trong lòng. Rõ ràng là cúi mặt nhé, vậy mà thế quái nào tôi vẫn có thể dẫm vào bông hoa gạo dưới đất trượt ngã ngửa ra cái “OẠCH” ngay trước cổng ủy ban.

Chưa dừng lại, con quạ giời đánh còn bồi thêm cho tôi một bông hoa tươi thắm rực rỡ vào trúng mặt.

“Quạ quạ quạ....”

Giữa đám hoa rơi đỏ như máu, tôi nằm đó như một nạn nhân khốn khổ trong truyện Conan. Bất lực để cho những đốm lửa chói chang trên kia đâm vào mắt.

Hết bị cười nhạo, cho đến làm xiếc ở đây. Hôm nay là cái ngày quái quỷ gì vậy? Haizz… “Ước gì tôi có thể chết đi một lúc. Mà thôi, chết luôn đi cũng được.”

“Hoa cà tim tím
Hoa mướp vàng vàng.
Hoa gạo chói chang
Đỏ như đốm lửa.” *

(nhái bài Hoa kết trái - bản gốc là “Hoa Lựu chói chang” nhưng mà hoa gạo tháng ba cũng thật sự rất... chói chang)

Chương 23: Món quà đầu tiên
---------------------------
- Ảnh minh họa: "Hoa gạo" hay còn gọi là "Mộc miên".
Trước cổng ủy ban xã Vĩnh Tâm có một cây gạo cổ thụ rất to. Những độ tháng ba nở hoa rất nhiều rụng đầy đường nữa. Đỏ từ dưới gốc đỏ lên đến ngọn rất đẹp. Thu hút rất nhiều chim chóc quạ mỏ đến ríu rít ăn mật.
Mỗi tội người xe qua lại cán bẹp hơi bị bẩn và không chỉ tôi cũng có mấy vụ xe máy xòe (trượt ngã) ở đó rồi. Không biết hiện tại cây gạo còn không.

- Mới nhất tại trang facebook: 9x đời đầu
 

Đính kèm

  • unnamed.png
    unnamed.png
    635,5 KB · Lượt xem: 27
Chương 23: Món quà đầu tiên

Mời các bạn nghe bài hát "Trăng vỡ" của ca sĩ Đan Trường.
Sáng tác : Minh Vy

Bài hát hôm nay là “Em rất nhớ anh” - Ost Gọi giấc mơ về
Sáng tác: Vũ quốc bình
Thể hiện ca sĩ Sơn Ca
Em rất nhớ anh - Sơn Ca - YouTube
---------------------------------------------

Về đến nhà tôi liền quăng cặp sách vào bàn học, mau mau chóng chóng muốn được gặp anh Khải kể hết sự tình. Tuy nhiên vừa đến cổng tôi lại quay vào. Mon men đến gần cái gương to trên cánh tủ kệ Tivi, tôi ngo ngó vào dòm. Ối mẹ ơi… thót cả tim. Không biết con quỷ dạ xoa nào hiện hình trong đó nữa? Thế mà lúc bọn kia bảo “xấu như ma” tôi cứ cho là chúng nói quá, lại còn ôm hận trong lòng.

Tôi mê mẩn vuốt lấy vuốt nể mớ tóc bù xù. Lè lưỡi quyệt tay kì kì vết nhựa hoa gạo dính trên trán. Đỏ cả lên mà cũng chẳng ăn thua. Lúc này mới cuống quýt chạy xuống nhà tắm rửa mặt. Tiện lau luôn cổ. Rồi còn cái lưng mồ hôi nhễ nhại nữa chứ!
“Ôi mé xa quá!” - Tôi cố vòng tay ra sau mà không sao với được, cái khăn tuột ra rơi toẹt xuống đất. Tôi điên tiết rú lên:

- Thôi cởi hết. ĐI TẮM.

Nói rồi vào nhà ôm quần áo đi tắm thật. Vào lúc ba giờ chiều. Xong xuôi đâu đấy tôi mới quay lại chỗ cái kệ, thấy mình cũng đỡ bếch hơn một chút. Có cái da đen là không sao được. Người ta bảo “Ngăm ngăm da trâu nhìn lâu mới thấy đẹp”, mắt tôi sắp đâm thủng cái gương tới nơi rồi mà vẫn chả thấy gì? Thôi chịu.

- “Ít ra mình vẫn còn sạch sẽ gọn gàng.” - Tôi tự an ủi bản thân. Giờ giải quyết quả đầu nữa thôi. Tóc tôi dài đến ngang lưng rồi. Bình thường thì chẳng mấy khi chải chuốt, cứ vuốt vuốt rồi tum túm lại là xong. Còn không biết cái lược ở đâu nữa cơ? Tôi chạy đi tìm long lên sòng sọc. Hết nóc tủ tới gầm gi.ường, gần bỏ cuộc rồi mới thấy bóng dáng đo đỏ của nó trên phích điện (Ổn áp, LiOA). Tôi vồ lấy như vớ bở ấy mà nó vẫn thù tôi, cào cho một nhát rách cả da đầu. Lâu không dùng cái răng nhựa vẫn mới, còn sắc nhọn như vuốt hổ. Khổ thật đấy!

Hôm nay tôi sẽ tết tóc thật xinh. tết bốn nhé!

Bện sai rồi, làm lại.

Má ơi rối rồi. Thêm lần nữa nào. Ba thôi cho dễ.

Thôi, bỏ cuộc. Tôi quay ra buộc tóc đuôi sam. Thế này cũng đủ rồi. Không buộc thấp như mọi lần nữa xem ra trông mặt tôi cũng sáng sủa hơn hẳn. Giờ mới yên tâm cất bước đến nhà bác Duyên.

Hôm nay thì công việc đổ móng đã hoàn thành. Bác Duyên mua hẳn con cá chép to để đãi thợ. Sau bữa này mọi người nghỉ chờ cơ tháng nữa móng khô thì xây tường tiếp. Vì vậy mà mới làm bữa tối cho mọi người thong thả. Đến nơi thì… anh Khải không có ở đó. Rõ ràng là lúc vửa (vừa) mới vượt qua tôi xong mà?

- Oanh về rồi à?

- Vâng hôm nay cháu học một môn thôi nên về sớm ạ.

- Đây ra đây nhặt cho bác rổ rau thơm này với.

- Vâng ạ.

Tôi đang nhặt rau ngoài nền giếng thì anh Khải và anh Móm rỉn xe về.

- Cũng ngon đấy. - Anh Móm chống chân xe xuống bình luận.

- Chuyện, xe zin mà lại.

- Cơ mà cưỡi A còng (@) đi phụ vữa thì bố mày nể rồi. - Anh Móm trề môi gật gù.

- Thằng Khải kia làm không làm vác mồm đến đây ăn làm giề? - Bác Dũng từ trong chòi quát ra.

- Cháu có chút việc bận thật mà. - Anh đáp.

- Anh ấy bận xuống Huyện đi hát đấy bác ạ. - Tôi mách lẻo.

- Bậy nào, nhà anh có việc thật. Hát mỗi hôm qua thôi chứ có hôm nào đâu. - Anh Khải thanh minh.

- Đi hát á, vụ gì đấy? - Anh Móm nghe thấy hát hò cái là mắt bật ngay ra khỏi con ngựa sắt.

- Hôm qua bái bai anh em mình xong anh ấy xuống Huyện làm tăng hai hát hò gì đó. Giờ á… Cả Huyện đều biết tên anh ấy rồi. - Tôi chạy đến bên anh Móm ton hót.

- Thế á hả thằng Khải Ca. Mày dám đi ăn mảnh mà không gọi anh em sao? - Mấy cái món hát hò này anh tôi là thích thể hiện lắm.

- Đâu, hứng lên làm mấy bài chơi chơi ở lề đường ấy mà. - Anh Khải phủi tay tiến lại cốc đầu tôi một cái. - Em lại nghe người ta nói ở đâu ra thế hả?

- Còn ở đâu nữa, ở trường em bọn nó đồn rầm lên kia kìa. - Tôi ngúng nguẩy, quay lại với rổ rau thơm.

- Mày liệu hồn đấy nhé Khải Ca. - Anh tôi đe rồi vứt khăn lau xe cái bộp xuống yên đi lôi ghita ra gẩy. Giấc mộng ca sĩ chưa bao giờ vụt tắt.

“Lòng... em như trang giấy thơm trắng ngần.
Để anh viết lên chuyện tình yêu”(Trăng Vỡ- Đan trường)


Anh ấy bắt đầu gân cổ. Còn anh Khải tiến lại chỗ tôi, ngồi xuống kéo cái rổ rau lại gần nhặt giúp. Tôi thấy thế hỏi luôn:

- Các anh vừa đi đâu đấy? Em thấy anh vào lâu rồi mà?

- À, vừa lượn ra bãi cho thằng Kiêm nó thử xe. Thế hôm nay ở trường có chuyện gì không? - Anh Khải vừa nhặt vừa hỏi.

- Không có mới lạ ấy. Tối qua anh làm gì mà để hôm nay cả trường em phát điên lên thế hả? - Tôi vặt cuộng rau “Pậc” một cái như xé xác quân thù.

- Hả, sao thế?

Chọc đúng ngòi, tôi vất luôn rau xuống, hít một hơi lấy đà xòe tay ra băm băm nói:

- Ôi anh không biết đâu, từ sáng đến tối chúng nó cứ sồn sồn lên Khải Ca Khải Ca Khải Ca. Xong là lôi em ra chất vấn chuyện tối qua đi chơi, hỏi anh đang yêu ai? yêu lâu chưa? yêu nhiều yêu ít… haizzz. - Tôi thở dài. Bất giác nhớ ra.

- A đúng rồi, chúng nó đồn anh yêu cô Chi, còn có bọn đòi chặn dằn mặt cô ấy nữa cơ. Phải làm sao đây?

Tôi đưa tay ôm đầu bất lực. Lát nữa về phải thông báo với cô ấy ngay mới được. Để còn kịp đề phòng. Trái lại với tôi, anh Khải bụp miệng cười.

- Anh đang vui đấy à?

- Nhìn cái điệu bộ của em kìa… Ha ha ha...

Lần này thì cười lớn luôn. Tôi bực mình cắn môi phết đét một cái vào cánh tay anh ấy gầm gừ:

- Có thôi đi không hả? Anh làm gì đi chứ, bọn nó sắp ăn thịt cô em đến nơi rồi kia kìa. Trời ơi, uổng công cô em thích anh. Anh phải biết bảo vệ cô ấy chứ!

- Em tưởng cái Chi nó thích anh thật sao? Nó chỉ muốn lấy le với đội bạn thôi em à. Hơn nữa anh đây mà lên tiếng thì tụi nó lại càng tin là thật. Kệ đi. Bọn nó to mồm thế thôi chứ không dám manh động đâu.

- Anh nói cái gì vậy? Cô em không phải người như thế đâu. Anh đừng có đổ cho cô ấy vậy. Em ở với cô ấy mà em biết. - Tôi quay ngoắt lên tiếng phản bác kịch liệt.

- Em ngây thơ quá đấy. - Vừa nói anh ấy vừa quầy quậy cái đầu.

- Đã bảo không phải là không phải mà.

Lần này thì tôi đưa tay tương hẳn vào đầu luôn. Lúc này mới để ý.

- Ớ, anh cắt tóc đấy à?

- Cái gì...?! giờ em mới nhận ra ư? Thế từ nãy đến giờ em nói chuyện với khúc gỗ đấy à?

- Đâu, chìa ra đây em xem nào. - Một cách hung bạo, tôi túm tóc kéo anh ấy ngẩng mặt lên. Mặc kệ ảnh kêu đau, tôi vẫn cảm thán:

- Trời ơi, sao lại giống Châu Du Dân thế này? Không phải anh là Ngôn Thừa Húc hay sao? Mái tóc đen dài của anh đâu rồi?

- Lại còn không cho người ta cắt tóc nữa à? Gì mà “Trâu” với “Húc” ở đây.

Anh Khải Ca hẩy tay tôi ra, lắc lắc vuốt vuốt lại mái tóc. Mái tóc giờ đã được nhuộm nâu nâu vàng vàng, cắt ngắn để mái chứ không còn rẽ ngôi nữa. Giống hệt Châu Du Dân trong tấm pót-tơ nhà cô Chi. Tôi há hốc mồm. Vừa lúc đó bác Duyên đi ra bảo:

- Hai anh em mày lúc nào cũng chí cha chí chóe. Thôi, một đứa sang nhà bác Thấm vặt cho tao mấy quả khế chua về nấu cá đi.

- Vâng, để cháu đi cho.

Tôi xung phong, đứng dậy phủi mông. Trước khi đi còn quay lại nhăn nhó với anh Khải dằn mặt:

- Mà anh cũng đừng có tưởng thế là hay. Anh đấy.- Tôi nhấn mạnh. - ANH cũng chỉ là con tốt trong trò "ngồi lê đôi mách" của bọn nó thôi. Chứ anh nghĩ bọn nó thích anh, thấy anh đẹp trai hát hay thật hả? ĐỪNG CÓ MƠ.

Tôi bĩu môi hừ một tiếng rồi chạy đi.

- Khoan đã.

Anh Khải gọi giật lại, lại định bảo không đúng nữa chắc? Nhưng không, anh ấy móc trong túi chìa ra một cái móc khóa.

- Cho em này. Tối qua đi chơi gặp cái này... Hợp với nick “Thiên sứ” của em đấy. Em cầm đi.

Tôi trố mắt lừ đừ xòe tay ra nhận:

- Woa... đẹp quá. Anh cho em thật á?

Cái móc khóa lấp lánh lăn trên tay làm mắt tôi sáng bừng lên như đèn pha ô tô. Hết nhìn anh Khải đến nhìn nó kinh ngạc. Đó là một quả cầu trạm trổ uốn lượn và đôi cánh bằng bạc ở trên đầu. Bên trong là một viên bi màu đỏ rất đẹp.

- Nó có thể làm mặt dây chuyền được đó, em thích đeo kiểu gì thì đeo. - Anh Khải đưa tay quẹt mũi ngập ngừng.

- Đẹp lắm anh ạ. Em cảm ơn anh nhé! Em rất thích.

Tôi hét lên không giấu nổi sự phấn khích. Miệng ngoác đến tận mang tai, típ hết cả mắt. Anh Khải xoa đầu tôi dịu dàng nói:

- Ừ, thôi đi đi.

Tôi quay đi, vui sướng đến nỗi va luôn cả vào tường. Cái trán dô đau nhói. Đã mở được mắt ra đâu. Anh Khải bật cười ha hả. Khải Ca mà tôi quen đây rồi. Tôi thích anh như thế, gần gũi và dễ thương hơn nhiều.

Tôi xoa trán cười gượng rồi tung tăng chân sáo ra ngõ. Tay giơ giơ quả cầu lên trước mặt ngắm nhìn, viên bi đỏ thắm bên trong khẽ rung rinh theo từng điệu nhảy.
Phát tiếng “leng keng...”

“leng keng…”


------------------------------------
Chương 24: Đi vặt khế.

Ảnh: Món quà đầu tiên.

"Cái này hợp với cái nick Thiên sứ của em đấy." - Thoáng cái đã 15 năm.

- Mới nhất tại trang facebook: 9x đời đầu
 
×
Quay lại
Top Bottom