- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Trong cuộc sống có rất nhiều người, rất nhiều lần, với nhiều lý do khác nhau, đã từng nói dối.
Nếu "nói dối" có những điểm (-) thì chính nó cũng là những điểm (+) đáng kể.
1. "Mẹ là người mà nếu trên bàn có 4 cái bánh và có 5 người ăn, bà lập tức nói rằng mình ghét món bánh đó": lời nói dối giản đơn nhưng vĩ đại của mẹ là minh chứng tình yêu và động lực của cuộc đời con. Không phải ai cũng có thể nói dối như vậy, bởi lẽ đó là tiếng lòng đầy trìu mến và nhiều yêu thương của một bà mẹ.
2. Bác sĩ nói dối bệnh nhân về căn bệnh khó chữa: đem lại hi vọng và nguồn tin vào sự sống cho con người, đây là một hành động đạo đức theo lương tâm nghề nghiệp. Hi vọng dẫu mong manh trong bước đường thử thách vẫn có thể mang lại những điều kì diệu. Nói dối như vậy, có gì sai?
3. Tôi nói với bạn rằng: "Bạn có thể làm được" dựa trên cơ sở tôi tin bạn, mong bạn, cầu cho bạn vượt qua được khó khăn. Lời nói dối của tôi gieo vào bạn một ý chí quyết liệt và mạnh mẽ, biến sự yếu đuối thành cơn vũ bão thúc đẩy bạn hành động, cho dù bạn tệ hại, bạn tự ti, chán chường thế nào với hoàn cảnh hiện tại.
4. Mối quan hệ xã giao, mối quan hệ tình cảm, "nói dối" là bí kíp giữ trọn niềm vui và hạnh phúc "Em đẹp nhất đêm nay", "Cô thật am hiểu", "Anh là người nói tiếng Anh chuẩn nhất tôi từng biết " ...
Lời nói dối không làm "lỗ vốn" kiến thức và sự chân thành của bạn, mà còn đem lại niềm tin và sự thích thú với người xung quanh. Chẳng những thế, bạn còn có cơ hội học hỏi những bài học đắt giá.
Mỗi một điều nói ra đều có một mục đích nhất định, đừng để chúng ta biến thành kẻ ngốc trong những trường hợp giao tiếp của mình. Một cái đầu rỗng tuếch, những suy nghĩ lệch lạc, để chứng minh những điều sai trái đó, bạn cần trau dồi tài ăn nói của mình. "Nói dối" là một biện pháp thông minh (nhưng chớ lạm dụng) giúp bạn phát triển trong tương lai, nếu bạn biết điều khiển nó khi cần thiết. Chúc bạn thành công!
Nếu "nói dối" có những điểm (-) thì chính nó cũng là những điểm (+) đáng kể.
1. "Mẹ là người mà nếu trên bàn có 4 cái bánh và có 5 người ăn, bà lập tức nói rằng mình ghét món bánh đó": lời nói dối giản đơn nhưng vĩ đại của mẹ là minh chứng tình yêu và động lực của cuộc đời con. Không phải ai cũng có thể nói dối như vậy, bởi lẽ đó là tiếng lòng đầy trìu mến và nhiều yêu thương của một bà mẹ.
2. Bác sĩ nói dối bệnh nhân về căn bệnh khó chữa: đem lại hi vọng và nguồn tin vào sự sống cho con người, đây là một hành động đạo đức theo lương tâm nghề nghiệp. Hi vọng dẫu mong manh trong bước đường thử thách vẫn có thể mang lại những điều kì diệu. Nói dối như vậy, có gì sai?
3. Tôi nói với bạn rằng: "Bạn có thể làm được" dựa trên cơ sở tôi tin bạn, mong bạn, cầu cho bạn vượt qua được khó khăn. Lời nói dối của tôi gieo vào bạn một ý chí quyết liệt và mạnh mẽ, biến sự yếu đuối thành cơn vũ bão thúc đẩy bạn hành động, cho dù bạn tệ hại, bạn tự ti, chán chường thế nào với hoàn cảnh hiện tại.
4. Mối quan hệ xã giao, mối quan hệ tình cảm, "nói dối" là bí kíp giữ trọn niềm vui và hạnh phúc "Em đẹp nhất đêm nay", "Cô thật am hiểu", "Anh là người nói tiếng Anh chuẩn nhất tôi từng biết " ...
Lời nói dối không làm "lỗ vốn" kiến thức và sự chân thành của bạn, mà còn đem lại niềm tin và sự thích thú với người xung quanh. Chẳng những thế, bạn còn có cơ hội học hỏi những bài học đắt giá.
Mỗi một điều nói ra đều có một mục đích nhất định, đừng để chúng ta biến thành kẻ ngốc trong những trường hợp giao tiếp của mình. Một cái đầu rỗng tuếch, những suy nghĩ lệch lạc, để chứng minh những điều sai trái đó, bạn cần trau dồi tài ăn nói của mình. "Nói dối" là một biện pháp thông minh (nhưng chớ lạm dụng) giúp bạn phát triển trong tương lai, nếu bạn biết điều khiển nó khi cần thiết. Chúc bạn thành công!
Theo Muc Tim