Hai lá phổi và cuộc chiến phi thường chống bụi bặm

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
Tuy thường xuyên phải đối mặt môi trường ô nhiễm, song phổi với bộ máy vận hành chặt chẽ đã bảo vệ chúng ta suốt ngày đêm bằng cách thổi bay hầu hết bụi băm ngay từ "vòng gửi xe đạp"...


2x1-bestie-la-cay-20150714143258.jpg


Trong suốt cuộc đời, một công nhân mỏ than có thể hít tới 1.000g bụi vào phổi. Nhưng các bác sĩ khám nghiệm phổi của một công nhân sau khi người này qua đời, họ phát hiện chỉ có chưa tới 40g bụi trong phổi. Lượng chất cặn bã ít như vậy cho thấy khả năng phòng ngự đặc biệt quan trọng và hiệu quả của phổi.

Tuy nhiên, dù phổi có thể tự thanh lọc, nhưng việc hít quá mức bụi bặm vẫn có thể gây hại.

PHÂN BIỆT CÁC LOẠI BỤI?

Bụi là những phần tử cứng trôi nổi trong không khí. Bụi có hai dạng vô cơ và hữu cơ. Bụi vô cơ xuất phát từ kim loại hay khoáng vật như đá, sỏi. Bụi hữu cơ đến từ cây trồng và vật nuôi, các hóa chất hữu cơ như thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu... Trong phạm vi bài này không đề cập tới những loại bụi hóa học gây ung thư hoặc các dạng bụi độc.


bestie-bui-nang-20150714152025.jpg

Trong không khí chứa hai loại bụi vô cơ và hữu cơ.

CHUYỆN GÌ XẢY RA KHI TA HÍT BỤI?

Phổi có một bộ máy bảo vệ nằm rải rác khắp đường tiêu hóa. Khi bạn hít thở, các hạt lơ lửng trong không khí sẽ chui vào mũi. Nhưng mũi lại là một máy lọc rất năng suất. Phần lớn bụi bặm sẽ phải dừng lại ở đó, cho đến khi bạn hỉ mũi hoặc hắt xì.

Một vài hạt nhỏ hơn sẽ vượt qua rào cản của mũi để chui vào khí quản và các ống dẫn khí tới phổi. Tuy nhiên trên đường đi, chúng sẽ bị các niêm dịch giữ lại gần hết. Niêm dịch này sau đó bị đẩy lên cuống họng để bạn khạc, nhổ ra ngoài hoặc nuốt trở lại.

Những hạt bụi “lì lợm” nhất sẽ vào đến phế nang và phần sâu của ống dẫn khí. Tại đây, chúng bị những tế bào đặc biệt gọi là “đại thực bào” tấn công. Các đại thực bào là bộ phận phòng thủ rất quan trọng của phổi, góp phần giữ các phế nang sạch sẽ. Đại thực bào sẽ nuốt bụi rồi được đẩy trở lên cuống họng, chờ bị khạc ra ngoài hoặc bị nuốt trở lại một lần nữa.

Tuy thường xuyên phải đối mặt môi trường ô nhiễm, song phổi với bộ máy vận hành chặt chẽ đã bảo vệ chúng ta suốt ngày đêm bằng cách thổi bay hầu hết bụi băm ngay từ "vòng gửi xe đạp"..

Bên cạnh đại thực bào, phổi cũng có một khả năng khác giúp tống khứ bụi. Hai lá phổi có thể chống lại những hạt bụi mang mầm bệnh bằng cách sản xuất một số protein nhất định. Các protein này sẽ bám vào hạt bụi và trung hòa tác nhân gây hại.

Kích cỡ của bụi là yếu tố chính quyết định nó sẽ bị loại bỏ tại bộ phận nào của đường hô hấp. Thành phần cấu tạo là một yếu tố quan trọng khác quyết định số phận của hạt bụi. Một số hạt bụi rất độc, chẳng hạn bụi khói thuốc có thể phá hủy chức năng tự bảo vệ của phổi. Nếu bạn thường xuyên hít thở với hơi dài và sâu hoặc dùng miệng, bụi cũng sẽ xâm nhập vào đường hô hấp nhiều hơn.


bestie-hit-tho-20150714152237.jpg

Hít thở với hơi dài và sâu sẽ đưa nhiều bụi vào đường hô hấp.

BỤI GÂY RA BỆNH GÌ?

Điều này còn phụ thuộc vào việc bụi nằm lại ở đâu trong cơ thể. Nếu nó dừng lại ở mũi, chúng ta có khả năng bị viêm mũi. Nếu bụi tấn công đến các đường dẫn khí, bạn có thể bị viêm khí quản hoặc viêm phế quản. Hậu quả lớn nhất mà bụi gây ra cho phổi là khi nó xâm nhập đến phần sâu trong cơ quan này, cụ thể là phế nang hoặc gần tận cùng của ống dẫn khí.

Nếu số lượng bụi lớn, các đại thực bào có thể không hấp thụ hết. Bụi và các đại thực bào chứa bụi sẽ tích tụ trong mô phổi, khiến phổi tổn thương. Số lượng bụi và loại bụi ảnh hưởng rất lớn đến mức độ tổn thương của phổi. Chẳng hạn, sau khi các đại thực bào nuốt những hạt bụi silica, chúng sẽ chết và giải phóng chất độc. Các độc chất này làm hình thành mô sẹo hoặc mô xơ. Các mô này là cách thức tự chữa lành thông thường của cơ thể. Tuy nhiên, trong trường hợp của bụi silica, mô sẹo và mô xơ được hình thành quá mức khiến chức năng phổi bị suy yếu.

Một số hạt bụi có thể xâm nhập vào đường máu. Máu sẽ đưa chúng đi khắp cơ thể và gây ra những tổn thương não, thận hoặc các bộ phận khác.

Theo SKCĐ
 
ở thành phố thì có hít cả tấn bui vào người mất
 
giờ ra đường phải đeo khẩu trang y tế bên trong + khẩu trang vải bên ngoài mới dc
 
×
Quay lại
Top Bottom