- Tham gia
- 31/7/2018
- Bài viết
- 407
Mất định hướng trong sự nghiệp không chỉ diễn ra khi bạn đang ở trong tình trạng tồi tệ, ví dụ như mất việc, bị giảm lương, mù mờ về con đường thăng tiến mà đôi khi vẫn có thể ảnh hưởng đến cả những người đang có công việc khá tốt. Đơn giản là một ngày bạn tỉnh dậy, thấy mệt mỏi với những con số, những mục tiêu, mất động lực để đến nơi làm việc nhưng vẫn nhận thức được rằng bạn sẽ không biết làm gì tốt hơn ngoài công việc hiện tại.
Thuật ngữ dành cho tình trạng trên được gọi là “half-lost”, hay có thể tạm dịch là “dần lạc lối” nhằm giải thích cho việc một người đi làm vẫn biết họ đã bắt đầu sự nghiệp từ đâu, làm cách nào để thành công nhưng không còn chắc sẽ muốn tiếp tục phát triển như thế nào. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nếu chẳng may bản thân bạn cảm thấy đang rơi vào hoàn cảnh này nhé!
VÌ SAO TÌNH TRẠNG “HALF-LOST” LẠI XẢY RA?
Mệt mỏi hoặc căng thẳng là một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến bạn thấy mất đi sự thăng bằng trong công việc, là khi mà bản thân bạn nhận ra sức khoẻ hoặc tinh thần giảm sút bắt đầu có ảnh hưởng đến năng suất làm việc của mình. Bạn bắt đầu đặt ra những câu hỏi như “Tại sao tôi lại lựa chọn công việc này?”, “Tôi có thật sự muốn đi làm tiếp hay không?”, “Công việc hiện tại liệu có thể đánh đổi với thời gian dành cho bản thân và những dự định cá nhân?”
Bên cạnh đó, khi cuộc sống cá nhân có những thay đổi lớn như lập gia đình, sinh con, trải qua những biến cố, mất mát, tâm trạng của bạn cũng bị ảnh hưởng và kéo theo những thay đổi về suy nghĩ trong công việc.
Một nguyên nhân nữa là những tác động khách quan như công ty rơi vào tình trạng tài chính khó khăn, bạn không may nằm trong số nhân viên bị giảm biên chế hoặc giảm lương, tình hình kinh tế chung của xã hội có nhiều biến động, thậm chí là những yếu tố ngoại quan như thời tiết vào mùa khắc nghiệt khiến việc đi lại khó khăn, giao thông giữa nơi làm việc và nơi ở của bạn không được thuận tiện, đều có thể gây ra tình trạng khiến bạn bắt đầu cảm thấy chán nản và mù mờ về hướng đi sắp tới trong công việc.
CÁC MỨC ĐỘ CỦA “HALF-LOST” TRONG CÔNG VIỆC
Mặc dù các mô tả về triệu chứng của “half-lost” có vẻ không được tốt lắm nhưng thực tế đây có thể được xem như một hiện tượng “nắng mưa thất thường” đôi khi có thể xảy ra với bất cứ ai, bất cứ lúc nào trong cuộc sống.
Tương tự như việc hắt hơi, sổ mũi hay mắc chứng cảm xoàng, mức độ bị ảnh hưởng của mỗi người tuỳ thuộc rất nhiều vào khả năng kiểm soát cảm xúc và “sức đề kháng” với những thử thách trong sự nghiệp của bản thân để có thể vượt qua nhanh chóng hoặc mất hơi nhiều thời gian một chút.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan bởi cũng như các căn bệnh liên quan đến sức khoẻ, tình trạng dần lạc lối trong công việc có thể được cải thiện tốt hơn và cũng có thể khiến bạn trượt dài nếu không có biện pháp hiệu quả để khắc chế ngay từ đầu.
GỢI Ý ĐỂ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG “HALF-LOST”
#1. HÃY DÀNH MỘT CUỐI TUẦN HOÀN TOÀN THƯ GIÃN VÀ NGHỈ NGƠI
Bạn đã mất cả một tuần dài nơi công sở với bộn bề công việc và lại thường tranh thủ nốt cuối tuần để dọn dẹp nhà cửa, giải quyết những việc cá nhân tồn đọng? Hãy tạm gạt hết mọi lo toan sang một bên và dành cho mình khoảng thời gian thư giãn thật sự, làm điều bạn thích như bản năng của những đứa trẻ.
Đừng tự gây thêm áp lực bằng cách phải theo khuôn khổ của những ngày cuối tuần trước đó mà hãy mặc kệ để “bung xoã” bản thân bằng những hoạt động giải trí lành mạnh như xem một serie truyền hình yêu thích, gọi một món ngon về nhà hoặc đến một nhà hàng có không gian thoải mái để thưởng thức bữa tối, rủ bạn bè đi nghe nhạc, bất kỳ điều gì mà bạn thích! Điều này giúp đầu óc bạn xả bớt những căng thẳng và “thải độc” cho tâm trí trước khi bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc điều gì đang thực sự diễn ra.
#2. TỰ KHẢO SÁT BẢN THÂN BẰNG NHỮNG TRẮC NGHIỆM ĐƠN GIẢN
Bạn hãy tìm một vài khảo sát nghề nghiệp đơn giản mà bạn không cần mất quá 15 phút để hoàn thành. Tự đánh giá cũng như so sánh kết quả với nhiều người khác là một lựa chọn tốt để bản thân nhìn lại đâu là những điều đang ảnh hưởng đến sự nghiệp của mình.
#3. HẸN HÒ CAFÉ VỚI ĐỒNG NGHIỆP CŨ ĐỂ CẬP NHẬT TÌNH HÌNH
Bạn không biết những vấn đề khiến mình chán nản là hoàn toàn cá nhân hay cũng đang diễn ra với nhiều người khác? Vậy thì tốt nhất là hẹn hò ngay với vài đồng nghiệp cũ để hàn huyên, trò chuyện cũng như tìm hiểu thêm có điều gì mới hay có những gì thay đổi trên thị trường lao động hiện tại hay không. Điều này vừa giúp bạn có được một cái nhìn cập nhật và toàn diện nhất, lại vừa cho bạn cơ hội giải bày tâm sự và biết đâu nhận được những tư vấn giá trị từ những người bạn của mình.
#4. XEM LẠI NHỮNG KỸ NĂNG VÀ KINH NGHIỆM CHUYÊN MÔN
Hãy tự liệt kê lại một cách trung thực những kỹ năng mà bạn đang sở hữu cũng như tự đánh giá lại khả năng của mình ở mỗi kỹ năng. Bạn tự tin nhất ở điều gì, thành thục thực hiện điều đó ra sao; bạn chưa thoải mái và thấy cần nâng cấp những kỹ năng nào? Từ danh sách tổng hợp này, bạn có thể bắt đầu tìm xem những nghề nghiệp nào trên thị trường mà bạn có thể phù hợp để sử dụng những kỹ năng tốt nhất mà mình đang sở hữu và tự mở ra những hướng đi mới cho sự nghiệp
#5. NGHĨ VỀ TƯƠNG LAI DÀNH CHO BẢN THÂN, KHÔNG PHẢI CHO SỰ NGHIỆP
Nhiều người thường tự khiến mình bị mắc kẹt trong rối rắm khi chỉ lo nghĩ về những vấn đề của sự nghiệp mà vô tình quên đi nhu cầu cá nhân. Công việc là một phần lớn của cuộc sống nhưng không phải là tất cả, bạn nên trước hết suy nghĩ rộng hơn về việc bản thân mình sẽ muốn gì và đạt được những gì trong vài năm tới.
Đánh ưu tiên cho những điều này theo hai tiêu chí: - Mức độ mong muốn; - Mức độ ảnh hưởng, bạn có thể giảm bớt tình trạng đung đưa trong suy nghĩ “cái gì cũng muốn” để lựa chọn ra điều vừa tốt vừa phù hợp cho bản thân, trong đó có sự nghiệp.
#6. TÌM MỘT VÀI HOẠT ĐỘNG GÂY CẢM HỨNG
Ai cũng có thể bị mất động lực trong cuộc sống, trong công việc và đó là lý do mỗi người đều nên có một hình mẫu hoặc những hoạt động gây cảm hứng để năng lượng tích cực luôn được tái tạo. Đọc sách của những chuyên gia, tham dự các buổi networking với nhiều người ở các lĩnh vực khác nhau, tìm xem những video TED Talk để suy nghĩ rộng mở hơn, … rất nhiều hoạt động khác nhau bạn có thể tham khảo để duy trì cho mình một tinh thần lạc quan, sống vui vẻ mỗi ngày và tạo ảnh hưởng tốt cho sự nghiệp của mình.
“Dần lạc lối” trong sự nghiệp không phải là một tình trạng mà chỉ riêng bạn mắc phải, nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào với bất kỳ ai. Vì thế, luôn chủ động kiểm soát cảm xúc và những thói quen tốt để giữ được thăng bằng trong cuộc sống sẽ là cách tốt nhất để bạn có thể vượt qua không chỉ hoàn cảnh này mà còn là bất cứ “sóng gió” nào trong sự nghiệp.
Chúc bạn đạt được nhiều thành công với một vài bí quyết nhỏ như tư vấn trong bài viết này.
Nguồn: CareerBuilder Vietnam
Thuật ngữ dành cho tình trạng trên được gọi là “half-lost”, hay có thể tạm dịch là “dần lạc lối” nhằm giải thích cho việc một người đi làm vẫn biết họ đã bắt đầu sự nghiệp từ đâu, làm cách nào để thành công nhưng không còn chắc sẽ muốn tiếp tục phát triển như thế nào. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nếu chẳng may bản thân bạn cảm thấy đang rơi vào hoàn cảnh này nhé!
VÌ SAO TÌNH TRẠNG “HALF-LOST” LẠI XẢY RA?
Mệt mỏi hoặc căng thẳng là một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến bạn thấy mất đi sự thăng bằng trong công việc, là khi mà bản thân bạn nhận ra sức khoẻ hoặc tinh thần giảm sút bắt đầu có ảnh hưởng đến năng suất làm việc của mình. Bạn bắt đầu đặt ra những câu hỏi như “Tại sao tôi lại lựa chọn công việc này?”, “Tôi có thật sự muốn đi làm tiếp hay không?”, “Công việc hiện tại liệu có thể đánh đổi với thời gian dành cho bản thân và những dự định cá nhân?”
Bên cạnh đó, khi cuộc sống cá nhân có những thay đổi lớn như lập gia đình, sinh con, trải qua những biến cố, mất mát, tâm trạng của bạn cũng bị ảnh hưởng và kéo theo những thay đổi về suy nghĩ trong công việc.
Một nguyên nhân nữa là những tác động khách quan như công ty rơi vào tình trạng tài chính khó khăn, bạn không may nằm trong số nhân viên bị giảm biên chế hoặc giảm lương, tình hình kinh tế chung của xã hội có nhiều biến động, thậm chí là những yếu tố ngoại quan như thời tiết vào mùa khắc nghiệt khiến việc đi lại khó khăn, giao thông giữa nơi làm việc và nơi ở của bạn không được thuận tiện, đều có thể gây ra tình trạng khiến bạn bắt đầu cảm thấy chán nản và mù mờ về hướng đi sắp tới trong công việc.
Mặc dù các mô tả về triệu chứng của “half-lost” có vẻ không được tốt lắm nhưng thực tế đây có thể được xem như một hiện tượng “nắng mưa thất thường” đôi khi có thể xảy ra với bất cứ ai, bất cứ lúc nào trong cuộc sống.
Tương tự như việc hắt hơi, sổ mũi hay mắc chứng cảm xoàng, mức độ bị ảnh hưởng của mỗi người tuỳ thuộc rất nhiều vào khả năng kiểm soát cảm xúc và “sức đề kháng” với những thử thách trong sự nghiệp của bản thân để có thể vượt qua nhanh chóng hoặc mất hơi nhiều thời gian một chút.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan bởi cũng như các căn bệnh liên quan đến sức khoẻ, tình trạng dần lạc lối trong công việc có thể được cải thiện tốt hơn và cũng có thể khiến bạn trượt dài nếu không có biện pháp hiệu quả để khắc chế ngay từ đầu.
GỢI Ý ĐỂ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG “HALF-LOST”
#1. HÃY DÀNH MỘT CUỐI TUẦN HOÀN TOÀN THƯ GIÃN VÀ NGHỈ NGƠI
Bạn đã mất cả một tuần dài nơi công sở với bộn bề công việc và lại thường tranh thủ nốt cuối tuần để dọn dẹp nhà cửa, giải quyết những việc cá nhân tồn đọng? Hãy tạm gạt hết mọi lo toan sang một bên và dành cho mình khoảng thời gian thư giãn thật sự, làm điều bạn thích như bản năng của những đứa trẻ.
Đừng tự gây thêm áp lực bằng cách phải theo khuôn khổ của những ngày cuối tuần trước đó mà hãy mặc kệ để “bung xoã” bản thân bằng những hoạt động giải trí lành mạnh như xem một serie truyền hình yêu thích, gọi một món ngon về nhà hoặc đến một nhà hàng có không gian thoải mái để thưởng thức bữa tối, rủ bạn bè đi nghe nhạc, bất kỳ điều gì mà bạn thích! Điều này giúp đầu óc bạn xả bớt những căng thẳng và “thải độc” cho tâm trí trước khi bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc điều gì đang thực sự diễn ra.
Bạn hãy tìm một vài khảo sát nghề nghiệp đơn giản mà bạn không cần mất quá 15 phút để hoàn thành. Tự đánh giá cũng như so sánh kết quả với nhiều người khác là một lựa chọn tốt để bản thân nhìn lại đâu là những điều đang ảnh hưởng đến sự nghiệp của mình.
#3. HẸN HÒ CAFÉ VỚI ĐỒNG NGHIỆP CŨ ĐỂ CẬP NHẬT TÌNH HÌNH
Bạn không biết những vấn đề khiến mình chán nản là hoàn toàn cá nhân hay cũng đang diễn ra với nhiều người khác? Vậy thì tốt nhất là hẹn hò ngay với vài đồng nghiệp cũ để hàn huyên, trò chuyện cũng như tìm hiểu thêm có điều gì mới hay có những gì thay đổi trên thị trường lao động hiện tại hay không. Điều này vừa giúp bạn có được một cái nhìn cập nhật và toàn diện nhất, lại vừa cho bạn cơ hội giải bày tâm sự và biết đâu nhận được những tư vấn giá trị từ những người bạn của mình.
#4. XEM LẠI NHỮNG KỸ NĂNG VÀ KINH NGHIỆM CHUYÊN MÔN
Hãy tự liệt kê lại một cách trung thực những kỹ năng mà bạn đang sở hữu cũng như tự đánh giá lại khả năng của mình ở mỗi kỹ năng. Bạn tự tin nhất ở điều gì, thành thục thực hiện điều đó ra sao; bạn chưa thoải mái và thấy cần nâng cấp những kỹ năng nào? Từ danh sách tổng hợp này, bạn có thể bắt đầu tìm xem những nghề nghiệp nào trên thị trường mà bạn có thể phù hợp để sử dụng những kỹ năng tốt nhất mà mình đang sở hữu và tự mở ra những hướng đi mới cho sự nghiệp
Nhiều người thường tự khiến mình bị mắc kẹt trong rối rắm khi chỉ lo nghĩ về những vấn đề của sự nghiệp mà vô tình quên đi nhu cầu cá nhân. Công việc là một phần lớn của cuộc sống nhưng không phải là tất cả, bạn nên trước hết suy nghĩ rộng hơn về việc bản thân mình sẽ muốn gì và đạt được những gì trong vài năm tới.
Đánh ưu tiên cho những điều này theo hai tiêu chí: - Mức độ mong muốn; - Mức độ ảnh hưởng, bạn có thể giảm bớt tình trạng đung đưa trong suy nghĩ “cái gì cũng muốn” để lựa chọn ra điều vừa tốt vừa phù hợp cho bản thân, trong đó có sự nghiệp.
#6. TÌM MỘT VÀI HOẠT ĐỘNG GÂY CẢM HỨNG
Ai cũng có thể bị mất động lực trong cuộc sống, trong công việc và đó là lý do mỗi người đều nên có một hình mẫu hoặc những hoạt động gây cảm hứng để năng lượng tích cực luôn được tái tạo. Đọc sách của những chuyên gia, tham dự các buổi networking với nhiều người ở các lĩnh vực khác nhau, tìm xem những video TED Talk để suy nghĩ rộng mở hơn, … rất nhiều hoạt động khác nhau bạn có thể tham khảo để duy trì cho mình một tinh thần lạc quan, sống vui vẻ mỗi ngày và tạo ảnh hưởng tốt cho sự nghiệp của mình.
Chúc bạn đạt được nhiều thành công với một vài bí quyết nhỏ như tư vấn trong bài viết này.
Nguồn: CareerBuilder Vietnam