- Tham gia
- 23/6/2017
- Bài viết
- 521
Tại sao công nghệ tiến bộ lên mà con người thì ngày càng giống những con zombie cô đơn và vô cảm ?
Thời đại này, có một thứ cảm xúc gọi là "cô đơn trong kết nối". Tôi nhận ra điều đó vào một ngày đóng kín cửa phòng và cảm thấy rỗng tuếch. Cầm điện thoại trên tay, nhìn những avatar on off liên tục mà không tìm được một người để buzz. Lướt hết trang mạng này đến trang mạng khác mà không tìm nổi một chốn dừng chân. Tất cả hời hợt và nhàn nhạt.
Tự trong sâu thẳm, tôi biết những thứ mình thực sự muốn làm không nằm ở bất kì đường link nào. Cái cảm giác hạnh phúc thực sự mà tôi khao khát cũng không nằm ở những like, những share, những "thả tim" vô nghĩa. Hôm đó tôi đã quyết định bỏ lại điện thoại trong căn phòng, bước ra ngoài phố. Và tôi nhận ra smartphone đã cướp đi của tôi nhiều thứ hơn những gì tôi nhận lại được...
Những cảnh báo về tác hại của smartphone giờ nhan nhản trên mạng: trẻ em dùng smartphone sớm có nguy cơ tự kỉ, ánh đèn từ màn hình smartphone khiến người sử dụng mất ngủ, dùng Facebook tăng nguy cơ mắc trầm cảm, dùng smartphone làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông, thậm chí có cả những vụ chết người vì mải "sống ảo"...
Nhưng sự thật là người ta vẫn dùng, và dùng như những con nghiện.
Một thông tin trên truyền hình gần đây khẳng định trung bình cứ 10-15 phút, người dùng smartphone lại ngó điện thoại của mình một lần. Những dữ liệu từ ứng dụng đo thời gian sử dụng điện thoại Moment thì cho biết người dùng trung bình tương tác với điện thoại tới 40 lần/ngày và dành trung bình 3 tiếng sử dụng điện thoại, cao hơn nhiều so với thời gian sử dụng "lành mạnh" được khuyến cáo là 1 tiếng.
Cũng từ dữ liệu của ứng dụng này, có đến 40% người sử dụng mắc chứng "nghiện smartphone", và tỉ lệ này ngày càng tăng. Những người mắc phải hội chứng thời công nghệ này cảm thấy bồn chồn, bất an khi không có điện thoại bên cạnh mình. Và giống như những con người heroin, người "nghiện smartphone" cũng phải "tăng liều" để thỏa mãn "cơn nghiện" của mình.
Có được "thành quả" này, phải gửi lời" cám ơn" tới những đơn vị sản xuất điện thoại và phát triển phần mềm, đã thấu hiểu người dùng tới mức cài đặt một cách tinh vi các cơ chế tâm lý để tạo thói quen nghiện cho người dùng. Mỗi like, mỗi notification, mỗi tiếng tinh tinh đặc trưng, hay mỗi cú rung nhẹ của điện thoại... đều là những tiếng chuông nhằm khiến người dùng nhỏ dãi thèm thuồng như trong thí nghiệm thiết lập phản xạ có điều kiện của Pavlov.
Và dù người dùng smartphone có hàng trăm lý do để biện minh cho việc cắm mặt vào điện thoại như để "cập nhật thông tin", "giữ kết nối", "làm việc"... thì sự thật là họ chỉ làm vậy theo một phản xạ, thói quen đã được các nhà sản xuất điện thoại, các nhà phát triển phần mềm cố ý "huấn luyện" một cách khéo léo. Những phần mềm ngày nay làm việc này tốt đến mức ngay cả một đứa trẻ chưa biết chữ cũng có thể sử dụng smartphone và mắc nghiện.
Và ngày này qua ngày khác, sự tiện nghi của smartphone dần biến chúng ta trở thành những con Zombie công nghệ, hành động theo bản năng và thói quen mà rất ít suy nghĩ. Chúng ta lướt hết trang mạng này đến trang mạng khác, đọc những tin tức nhảm nhí, đăng status để nói về việc nó nhảm nhí, chờ đợi like và đi like trong vô thức. Chúng ta nhảy liên tục từ email, sang Facebook, sang Zalo, sang Youtube. Chúng ta khao khát tương tác, khao khát nhận được notification từ bất kì một nguồn nào. Chúng ta lao vào những vòng lặp kích thích - phản xạ từ chiếc điện thoại, cứ như thế nếu nó im lặng, thì cuộc sống của chúng ta cũng ngừng lại.
Và có lẽ với một số người, cuộc sống của họ sẽ ngừng lại nếu smartphone biến mất!
Trong phim ngắn "Bạn có lạc lõng trong thế giới giống như tôi", đạo diễn phim hoạt hình Steve Cutts đã phác họa một thế giới vô cảm, với những con người dán mặt vào màn hình điện thoại. Đi lại như những kẻ vô cảm, vô cảm với mọi sự việc xảy ra xung quanh, vô cảm trong chính những biểu tượng cảm xúc của mình. Một thế giới kì dị, quái đản, đáng sợ, và trên đường đi đến sự diệt vong.
Một thế giới giả tưởng đáng sợ. Nhưng nhìn vào những hình ảnh này, bạn có thấy giật mình giống tôi ? Bởi đâu đó ngoài kia, chúng ta cũng đã dần quen thuộc với những hình ảnh như vậy.
Chuyện gì đang xảy ra thế ?
Tại sao công nghệ tiến bộ lên mà con người thì ngày càng giống những con zombie cô đơn và vô cảm ?
Đã có thời, công nghệ thực sự khuyến khích người ta kết nối nhiều hơn. Đó là thời kì của Yahoo Messenger, của Blog 360, Forum và những tin nhắn từ chiếc Nokia truyền thống. Thời kì đó cách đây chưa lâu, và đến giờ vẫn để lại trong tôi những kí ức ngọt ngào về những buổi chat đêm, về những tin nhắn buổi sớm, về những entry rất dài và rất thật từ những người bạn, về cái cảm giác kì diệu khi có thể trò chuyện với bạn bè ở một khoảng cách xa.
Những kết nối khi ấy rất thật, và bền vững, bởi vì con người thực lòng mong muốn kết nối với nhau. Và con người lấy niềm vui từ việc kết nối với nhau.
Vấn đề của Smartphone bây giờ, không chỉ là gây nghiện người dùng, mà còn là làm cho mọi thứ đơn giản và dễ dàng quá. Thay vì nói "tôi thích ý kiến của bạn", chúng ta nhấn like. Thay vì nói "cảm ơn", chúng ta thả hoa, thả tim. Thay vì kể lại những trải nghiệm của chính mình, chúng ta chụp một bức ảnh sống ảo và dùng một caption "sâu đíp".
Thay vì buzz từng người để hỏi thăm họ, chúng ta chỉ việc lướt trên notification...Và rồi thay vì lấy niềm vui từ chính tương tác giữa người với người, chúng ta trở nên nghiện thứ tương tác ảo giữa người và máy móc. Chúng ta like chỉ để mà like, lướt Facebook chỉ để lướt Facebook... Chúng ta kết nối không thực sự để kết nối, mà chỉ là tận hưởng cái cảm giác online vì chúng ta không chịu nổi khi bị "disconnected" mà thôi.
Không dừng ở đó, những công nghệ hiện đại như Big Data, trí tuệ nhân tạo đang thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng "cá nhân hóa nội dung". Thế giới online không còn là "thế giới như nó vốn có" mà ngày càng bị các thuật toán cá nhân hóa nội dung làm cho biến dạng, trở thành "thế giới như ta muốn thấy".
Bạn không thích ai đó trên Facebook, bạn có thể unfollow họ. Bạn ít tương tác với ai, thông tin cập nhật từ người đó cũng xuất hiện ít hơn. Thậm chí cả những thứ mà bạn có thể thích / không thích, Facebook, Google...cũng biết được để cung cấp cho bạn.
Điều này nghe có vẻ tuyệt vời phải không? Bạn trở thành ông hoàng, bà chúa được thấy những điều muốn thấy, được nghe những điều muốn nghe trong thế giới riêng của mình. Bạn là trung tâm của cả vũ trụ và mọi thứ đều xoay quanh. Nhưng cái thế giới riêng ấy, thế giới mà tác giả cuốn sách "The Filter Bubble: What the Internet is Hiding from You" Eli Pariser gọi là "bong bóng lọc" (The Filter Bubble) càng mạnh, thì bạn càng khó chia sẻ, khó tìm thấy điểm chung với những người khác.
Và khi mà mỗi cá nhân lên mạng với mục đích được tâng bốc, được trở thành trung tâm của vũ trụ, được thỏa mãn trong lâu đài ảo của chính mình, thì hẳn nhiên là họ không còn nhu cầu kết nối với những người khác.
Tôi muốn kết thúc bài viết của mình bằng câu chuyện về một thí nghiệm. Đó là đầu những năm 1950, nhà tâm lý học Mỹ James Olds khám phá ra khu vực chi phối cảm giác thỏa mãn trong não của chuột. Trong một thí nghiệm, ông đặt cực điện vào phần não đó của chuột, và kết nối nó với một nút nhấn. Con chuột có thể nhấn nút để "tự sướng". Và kết quả là, con chuột liên tục nhấn nút, không màng đến thức ăn và nước uống, cho đến khi nó chết vì kiệt sức.
Câu chuyện này nghe có vẻ buồn cười, nhưng thực ra lại rất giống với hành vi của những người nghiện smartphone. Càng ngày, những chiếc smartphone và các ứng dụng bên trong nó càng được tối ưu để mang đến cho người dùng những "phần thưởng" một cách nhanh chóng. Nó giống như những đồ ăn nhanh, có thể mang đến cho người dùng sự thỏa mãn tức thời. Và trong nhiều trường hợp thì nó cũng giúp "mua vui được vài trống canh".
Nhưng về lâu dài, nghiện ngập thói selfie bằng smartphone sẽ không mang lại điều gì tốt đẹp cho tinh thần và cảm xúc của người sử dụng cả. Vì con người là một động vật kì lạ, nó cần trải qua buồn chán, đau khổ, cô đơn, thù địch, nỗ lực... để có thể kết nối với nhau và tận hưởng được đầy đủ niềm vui từ cuộc sống.
Chỉ bằng cách bỏ điện thoại xuống, tránh xa khỏi những sự thỏa mãn dễ dãi mà smartphone mang lại, chấp nhận ôm lấy sự nhọc nhằn của những nỗ lực thực tế, ôm lấy cái tâm tư phức tạp và sống động đằng sau mỗi con người, chúng ta mới có được cảm giác thực về cuộc sống, có được những kết nối thực, và những niềm hạnh phúc thực.
Thời đại này, có một thứ cảm xúc gọi là "cô đơn trong kết nối". Tôi nhận ra điều đó vào một ngày đóng kín cửa phòng và cảm thấy rỗng tuếch. Cầm điện thoại trên tay, nhìn những avatar on off liên tục mà không tìm được một người để buzz. Lướt hết trang mạng này đến trang mạng khác mà không tìm nổi một chốn dừng chân. Tất cả hời hợt và nhàn nhạt.
Tự trong sâu thẳm, tôi biết những thứ mình thực sự muốn làm không nằm ở bất kì đường link nào. Cái cảm giác hạnh phúc thực sự mà tôi khao khát cũng không nằm ở những like, những share, những "thả tim" vô nghĩa. Hôm đó tôi đã quyết định bỏ lại điện thoại trong căn phòng, bước ra ngoài phố. Và tôi nhận ra smartphone đã cướp đi của tôi nhiều thứ hơn những gì tôi nhận lại được...
Những cảnh báo về tác hại của smartphone giờ nhan nhản trên mạng: trẻ em dùng smartphone sớm có nguy cơ tự kỉ, ánh đèn từ màn hình smartphone khiến người sử dụng mất ngủ, dùng Facebook tăng nguy cơ mắc trầm cảm, dùng smartphone làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông, thậm chí có cả những vụ chết người vì mải "sống ảo"...
Nhưng sự thật là người ta vẫn dùng, và dùng như những con nghiện.
Một thông tin trên truyền hình gần đây khẳng định trung bình cứ 10-15 phút, người dùng smartphone lại ngó điện thoại của mình một lần. Những dữ liệu từ ứng dụng đo thời gian sử dụng điện thoại Moment thì cho biết người dùng trung bình tương tác với điện thoại tới 40 lần/ngày và dành trung bình 3 tiếng sử dụng điện thoại, cao hơn nhiều so với thời gian sử dụng "lành mạnh" được khuyến cáo là 1 tiếng.
Cũng từ dữ liệu của ứng dụng này, có đến 40% người sử dụng mắc chứng "nghiện smartphone", và tỉ lệ này ngày càng tăng. Những người mắc phải hội chứng thời công nghệ này cảm thấy bồn chồn, bất an khi không có điện thoại bên cạnh mình. Và giống như những con người heroin, người "nghiện smartphone" cũng phải "tăng liều" để thỏa mãn "cơn nghiện" của mình.
Có được "thành quả" này, phải gửi lời" cám ơn" tới những đơn vị sản xuất điện thoại và phát triển phần mềm, đã thấu hiểu người dùng tới mức cài đặt một cách tinh vi các cơ chế tâm lý để tạo thói quen nghiện cho người dùng. Mỗi like, mỗi notification, mỗi tiếng tinh tinh đặc trưng, hay mỗi cú rung nhẹ của điện thoại... đều là những tiếng chuông nhằm khiến người dùng nhỏ dãi thèm thuồng như trong thí nghiệm thiết lập phản xạ có điều kiện của Pavlov.
Và dù người dùng smartphone có hàng trăm lý do để biện minh cho việc cắm mặt vào điện thoại như để "cập nhật thông tin", "giữ kết nối", "làm việc"... thì sự thật là họ chỉ làm vậy theo một phản xạ, thói quen đã được các nhà sản xuất điện thoại, các nhà phát triển phần mềm cố ý "huấn luyện" một cách khéo léo. Những phần mềm ngày nay làm việc này tốt đến mức ngay cả một đứa trẻ chưa biết chữ cũng có thể sử dụng smartphone và mắc nghiện.
Và ngày này qua ngày khác, sự tiện nghi của smartphone dần biến chúng ta trở thành những con Zombie công nghệ, hành động theo bản năng và thói quen mà rất ít suy nghĩ. Chúng ta lướt hết trang mạng này đến trang mạng khác, đọc những tin tức nhảm nhí, đăng status để nói về việc nó nhảm nhí, chờ đợi like và đi like trong vô thức. Chúng ta nhảy liên tục từ email, sang Facebook, sang Zalo, sang Youtube. Chúng ta khao khát tương tác, khao khát nhận được notification từ bất kì một nguồn nào. Chúng ta lao vào những vòng lặp kích thích - phản xạ từ chiếc điện thoại, cứ như thế nếu nó im lặng, thì cuộc sống của chúng ta cũng ngừng lại.
Và có lẽ với một số người, cuộc sống của họ sẽ ngừng lại nếu smartphone biến mất!
Trong phim ngắn "Bạn có lạc lõng trong thế giới giống như tôi", đạo diễn phim hoạt hình Steve Cutts đã phác họa một thế giới vô cảm, với những con người dán mặt vào màn hình điện thoại. Đi lại như những kẻ vô cảm, vô cảm với mọi sự việc xảy ra xung quanh, vô cảm trong chính những biểu tượng cảm xúc của mình. Một thế giới kì dị, quái đản, đáng sợ, và trên đường đi đến sự diệt vong.
Một thế giới giả tưởng đáng sợ. Nhưng nhìn vào những hình ảnh này, bạn có thấy giật mình giống tôi ? Bởi đâu đó ngoài kia, chúng ta cũng đã dần quen thuộc với những hình ảnh như vậy.
Chuyện gì đang xảy ra thế ?
Tại sao công nghệ tiến bộ lên mà con người thì ngày càng giống những con zombie cô đơn và vô cảm ?
Đã có thời, công nghệ thực sự khuyến khích người ta kết nối nhiều hơn. Đó là thời kì của Yahoo Messenger, của Blog 360, Forum và những tin nhắn từ chiếc Nokia truyền thống. Thời kì đó cách đây chưa lâu, và đến giờ vẫn để lại trong tôi những kí ức ngọt ngào về những buổi chat đêm, về những tin nhắn buổi sớm, về những entry rất dài và rất thật từ những người bạn, về cái cảm giác kì diệu khi có thể trò chuyện với bạn bè ở một khoảng cách xa.
Những kết nối khi ấy rất thật, và bền vững, bởi vì con người thực lòng mong muốn kết nối với nhau. Và con người lấy niềm vui từ việc kết nối với nhau.
Vấn đề của Smartphone bây giờ, không chỉ là gây nghiện người dùng, mà còn là làm cho mọi thứ đơn giản và dễ dàng quá. Thay vì nói "tôi thích ý kiến của bạn", chúng ta nhấn like. Thay vì nói "cảm ơn", chúng ta thả hoa, thả tim. Thay vì kể lại những trải nghiệm của chính mình, chúng ta chụp một bức ảnh sống ảo và dùng một caption "sâu đíp".
Thay vì buzz từng người để hỏi thăm họ, chúng ta chỉ việc lướt trên notification...Và rồi thay vì lấy niềm vui từ chính tương tác giữa người với người, chúng ta trở nên nghiện thứ tương tác ảo giữa người và máy móc. Chúng ta like chỉ để mà like, lướt Facebook chỉ để lướt Facebook... Chúng ta kết nối không thực sự để kết nối, mà chỉ là tận hưởng cái cảm giác online vì chúng ta không chịu nổi khi bị "disconnected" mà thôi.
Không dừng ở đó, những công nghệ hiện đại như Big Data, trí tuệ nhân tạo đang thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng "cá nhân hóa nội dung". Thế giới online không còn là "thế giới như nó vốn có" mà ngày càng bị các thuật toán cá nhân hóa nội dung làm cho biến dạng, trở thành "thế giới như ta muốn thấy".
Bạn không thích ai đó trên Facebook, bạn có thể unfollow họ. Bạn ít tương tác với ai, thông tin cập nhật từ người đó cũng xuất hiện ít hơn. Thậm chí cả những thứ mà bạn có thể thích / không thích, Facebook, Google...cũng biết được để cung cấp cho bạn.
Điều này nghe có vẻ tuyệt vời phải không? Bạn trở thành ông hoàng, bà chúa được thấy những điều muốn thấy, được nghe những điều muốn nghe trong thế giới riêng của mình. Bạn là trung tâm của cả vũ trụ và mọi thứ đều xoay quanh. Nhưng cái thế giới riêng ấy, thế giới mà tác giả cuốn sách "The Filter Bubble: What the Internet is Hiding from You" Eli Pariser gọi là "bong bóng lọc" (The Filter Bubble) càng mạnh, thì bạn càng khó chia sẻ, khó tìm thấy điểm chung với những người khác.
Và khi mà mỗi cá nhân lên mạng với mục đích được tâng bốc, được trở thành trung tâm của vũ trụ, được thỏa mãn trong lâu đài ảo của chính mình, thì hẳn nhiên là họ không còn nhu cầu kết nối với những người khác.
Tôi muốn kết thúc bài viết của mình bằng câu chuyện về một thí nghiệm. Đó là đầu những năm 1950, nhà tâm lý học Mỹ James Olds khám phá ra khu vực chi phối cảm giác thỏa mãn trong não của chuột. Trong một thí nghiệm, ông đặt cực điện vào phần não đó của chuột, và kết nối nó với một nút nhấn. Con chuột có thể nhấn nút để "tự sướng". Và kết quả là, con chuột liên tục nhấn nút, không màng đến thức ăn và nước uống, cho đến khi nó chết vì kiệt sức.
Câu chuyện này nghe có vẻ buồn cười, nhưng thực ra lại rất giống với hành vi của những người nghiện smartphone. Càng ngày, những chiếc smartphone và các ứng dụng bên trong nó càng được tối ưu để mang đến cho người dùng những "phần thưởng" một cách nhanh chóng. Nó giống như những đồ ăn nhanh, có thể mang đến cho người dùng sự thỏa mãn tức thời. Và trong nhiều trường hợp thì nó cũng giúp "mua vui được vài trống canh".
Nhưng về lâu dài, nghiện ngập thói selfie bằng smartphone sẽ không mang lại điều gì tốt đẹp cho tinh thần và cảm xúc của người sử dụng cả. Vì con người là một động vật kì lạ, nó cần trải qua buồn chán, đau khổ, cô đơn, thù địch, nỗ lực... để có thể kết nối với nhau và tận hưởng được đầy đủ niềm vui từ cuộc sống.
Chỉ bằng cách bỏ điện thoại xuống, tránh xa khỏi những sự thỏa mãn dễ dãi mà smartphone mang lại, chấp nhận ôm lấy sự nhọc nhằn của những nỗ lực thực tế, ôm lấy cái tâm tư phức tạp và sống động đằng sau mỗi con người, chúng ta mới có được cảm giác thực về cuộc sống, có được những kết nối thực, và những niềm hạnh phúc thực.