Gợi ý viết thư quốc tế UPU 2018: Bức thư từ tương lai gửi Mark Zuckerberg

Shanny Trinh

Tiếc rằng mình chẳng đợi được nhau. . .
Thành viên thân thiết
Tham gia
16/12/2016
Bài viết
3.765
“Hãy tưởng tượng bạn là một lá thư du hành xuyên thời gian. Bạn muốn gửi gắm điều gì tới người đọc?”


Đây là chủ đề của cuộc thi viết thư UPU lần thứ 47 được Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) công bố năm 2018.

Với chủ đề này, các em học sinh đóng vai là một bức thư và sứ mệnh của bức thư là chứa đựng thông tin, là sự kết nối, trao đổi, chia sẻ suy nghĩ, tình cảm, ý tưởng, mong muốn, ước mơ… của người này với người khác. Đặc biệt, bức thư ấy có thể đến từ quá khứ, ở ngay hiện tại hoặc đi tới tương lai.

Đề tài này khá rộng mở tuy nhiên cũng khiến nhiều bạn học sinh băn khoăn.

111348_the-le-upu-2018.PNG


Thể lệ cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 47 năm 2018


BNews xin gửi tới các em bài viết gợi ý sau dành cho cuộc thi viết thư quốc tế UPU 2018:

Gửi Mark Zuckerberg - ông chủ của mạng xã hội tỉ người dùng,

Tôi cũng như hàng tỉ con người khác đang sử dụng thứ mà ông tạo ra. Thực sự, tôi chẳng cần ca ngợi thêm nữa vì báo đài, truyền thông hay chính những người đang hằng ngày sử dụng Facebook vẫn đang tung hê ông như một vị thần trong thời đại công nghệ số. Nhưng đó là câu chuyện của những năm 2010 – 2018, còn tới đây, xin ông hãy ngồi xuống, làm một tách Americano hoặc Cappucino cũng được, để nghe câu chuyện tôi sắp kể tới đây.

Xin đừng ngạc nhiên nếu tôi nói tôi đã đến năm 2030. Phải, tôi đã đi xuyên thời gian. Chính tôi cũng thấy kì là thay cho sự việc này. Chuyện kể ra cũng dài nên tôi xin phép chẳng kể ra nữa, e rằng sẽ làm mất thời gian vàng ngọc của ông. Chuyện du hành thời gian cũng tình cờ khiến tôi biết rằng, chính Facebook và smartphone đã làm thay đổi thế giới vào những năm 2028-2030. Ông đoán xem, điều gì đã xảy ra?

115815_mark-zuckerberg.jpg


Nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg. Ảnh: Reuters

Khi tôi đặt chân đến năm 2030, mọi thứ xung quanh gần như không có gì thay đổi nhiều. Ngoại trừ việc xe máy, ô tô hay các phương tiện di chuyển trên mặt đất được tự động hóa hoàn toàn. Quả là một thành công lớn của thời đại công nghệ 4.0. Taxi được chạy không người lái và được trả tiền bằng các ứng dụng trả tiền qua smartphone thay vì bằng tiền mặt hay thẻ như trước kia.

Thậm chí những người dùng Facebook hoàn toàn có thể đặt bàn ăn, mua vé xem phim qua những quảng cáo chạy trên bảng tin. Và chỉ vài thao tác đơn giản, người dùng còn có thể đặt xe với lộ trình từ địa điểm định vị bạn đang đứng tới nơi bạn đặt bàn ăn hay rạp chiếu phim.

Kì lạ hơn là, tới địa điểm cần tới, không hề có người phục vụ hay nhân viên bán vé. Tất cả mọi thao tác đều được duyệt qua việc đặt trước qua Facebook. Nghe thực sự tuyệt vời phải không ông Mark?

Chưa hết đâu, Facebook còn được nâng cấp trở thành ứng dụng đầu tiên có màn không gian đa chiều, không cần màn chiếu cũng có thể hiển thị. Và người dùng có thể sử dụng video call khi điện thoại đang bận bằng một chiếc camera quang học được gắn ngay trên smartphone. Mọi thao tác không hề chạm tới điện thoại cũng hoàn toàn có thể thao tác được.

Năm 2018, Facebook đã tuyệt vời. Năm 2030, Facebook còn hữu ích và tuyệt vời với những tính năng ưu việt mới. Chắc khi ông tưởng tượng ra viễn cảnh đó, ông cũng sẽ thấy hạnh phúc đúng không?

152035_bnews-facebook2.jpg


Facebook năm 2030 sẽ còn hữu ích và tuyệt vời đến nhường nào. Ảnh: Telegraph.

Nhưng nghe này, nếu chỉ là để ca tụng Facebook thì tôi chẳng cố gắng viết thư cho ông và mong nó có thể đến được tận tay ông. Phải không Ngài Tỷ Phú?

Chuyện đáng nói ở đây là, Facebook đã thay thế con người làm tất cả. Thậm chí đến một điều nằm ở bản năng của con người là giao tiếp, Facebook cũng “làm hộ”. Sếp giao việc và họp với nhân viên qua Facebook; anh chị em, họ hàng không đến thăm nhau nhân ngày lễ mà chỉ chúc nhau bằng vài cái emotion trên Facebook; bạn bè ới nhau tụ tập thì nói chuyện với nhau qua group chat; công việc giấy tờ thỏa thuận cũng được giải quyết trên Facebook;…..

Mọi thứ trên Facebook hay smartphone đang giết chết bản năng của con người. Trên dòng người tấp nập tại một thủ đô đông dân như Hanoi, ngoài tiếng gió và tiếng lá, thì chẳng còn tiếng nói cười của lũ trẻ con, tiếng tám phét của vài ba bà nội chợ lúc rỗi việc hay thậm chí tiếng cãi nhau của mấy bà hàng chợ. Hanoi của tôi nhộn nhịp là thế, mà giờ im bặt chẳng tiếng ai nói dù là thì thầm. Con người cách xa nhau hơn, mất đi cái gọi là bản năng ngỡ chẳng thể nào biến mất. Điều đó mới thực sự đáng lo ngại.

Tất nhiên nếu nói lỗi của ông là tạo ra Facebook thì là sai rồi. Nhưng ông có nghĩ việc cải tiến nó trở thành một loại ứng dụng thay thế mọi thứ từ việc đọc báo, xem ti vi, bán hàng, thậm chí giờ còn thay cả việc giao tiếp thông thường của con người; nó có thực sự kinh khủng không?

Facebook tốt, hữu ích, điều đó là không thể bàn cãi. Nhưng Facebook có đang là một “con người” với trí tuệ nhân tạo và cấu trúc công nghệ ưu việt? Không chỉ biết người dùng muốn gì, cần gì, mà nó còn như một cầu nối cung cấp những điều người dùng cần, thậm chí là việc nói chuyện, trao đổi thông tin?

Mark này, ông hãy nghĩ đến một ngày, con trai ông cũng dùng Facebook, rồi nó sẽ học cách dùng điện thoại trước cả cách nói, thì hẳn ông sẽ hiểu cảm giác của tôi khi thấy thành phố của mình, đất ước của mình chẳng còn tiếng nói tiếng cười như trước. Tôi biết ông sẽ biết cách giải quyết!

Chào ông và chúc ông một sáng tốt lành!


Kí tên
Henry Vũ
 
×
Quay lại
Top Bottom