Gợi ý một số cách phối màu cơ bản, hiệu hứng tốt

victorianga

Thành viên
Tham gia
31/5/2023
Bài viết
0
Gợi ý một số cách phối màu cơ bản, hiệu hứng tốt

Một thiết kế nhà cổ điển, tối giản hay hiện đại luôn có những tiêu chuẩn về màu sắc riêng của nó.

Với sự đa dạng của màu sắc thì việc làm sao để phối màu sơn nhà đẹp không hề đơn giản.

Cách phối màu sơn nhà cũng có những quy tắc riêng, nếu chúng ta có thể nắm bắt và tận dụng máy mài nền bê tông thì hoàn toàn có thể biến ngôi nhà của bạn đẹp hoàn hảo.

Bên cạnh đó, gia chủ cũng nên lưu ý một số sai lầm thường gặp trong việc phối màu sơn khiến không gian nhà không đạt được hiệu quả thẩm mỹ.

Để tổng thể căn nhà không bị lộn xộn, rối mắt hãy cùng May mai nen tìm hiểu 6 nguyên tắc dưới đây.

1. Phối màu đơn sắc (Monochromatic)

Cách phối màu sơn đơn sắc là chọn một màu làm chủ đạo, có thể phối với các sắc độ khác nhau, thường được dùng trong các phong cách thiết kế tối giản, không cầu kỳ, phức tạp, tạo cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, với một số người kiểu phối màu này lại đơn điệu, không gian không có điểm nhấn khiến họ cảm thấy nhạt nhẽo, không đủ vui tươi.

may-mai-nen-be-tong-800le_tbn_1614915405.jpg


- Nếu bạn muốn nhà mình nổi bật với cách phối màu đơn sắc thì có thể chọn màu xanh lá cây từ đậm đến nhạt. Những sắc độ đậm nhạt của màu xanh lá sẽ làm tăng chiều sâu và mở rộng không gian, hài hòa màu sắc, không lòe loẹt và dễ kết hợp với các màu sắc nội thất.

- Nếu ngôi nhà thiết kế phong cách hiện đại, tối giản bạn có thể phối màu sơn xám, mang lại không gian sang trọng, hiện đại và dễ “mix” với màu sắc đồ dùng nội thất khác.

2. Phối màu liền kề (Analogous)

Phối màu liền kề hay còn gọi là phối tương tự, bạn sẽ lựa chọn 3 màu sắc liền kề nhau trên bánh xe màu sắc để tạo những điểm nhấn ấn tượng cho không gian. Sinh động hơn phối màu đơn sắc, là sự pha trộn của nhiều màu nhưng cách phối này không bị rối mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Thường khi phối màu sơn kiểu này, gia chủ sẽ phải chọn ra một màu chủ đạo, 2 màu còn lại dùng để trang trí và có tần suất xuất hiện giảm dần để không gian được hài hòa hơn.

3. Phối màu tương phản (Complementary)

Nguyên tắc phối màu sơn tương phản là sự kết hợp của những màu đối xứng nhau trên bánh xe màu sắc. Sự đối lập của các màu sẽ tạo điểm nhấn cho các chi tiết quan trọng, phù hợp với các gia chủ có cá tính mạnh. Nếu bạn là người yêu thích sự nhẹ nhàng hay tối giản thì cần cân nhắc kỹ khi chọn cách phối màu này, bởi có thể nó sẽ khiến bạn cảm thấy quá màu sắc và nổi bật. Một lưu ý khi phối màu tương phản, bạn không nên chọn những màu có sắc độ nhạt vì như vậy sẽ làm giảm đi tính tương phản giữa hai màu sơn, vốn là điểm nhấn của kiểu phối màu này.

4. Phối màu tam giác cân (Split – Complementary)

Nếu muốn ngôi nhà màu sắc thì gia chủ có thể cân nhắc thêm cách phối màu kết hợp 3 màu, 1 màu sơn chủ đạo và 2 màu sơn phụ trên vòng tròn màu sắc sao cho tạo thành tam giác cân. Không gian nhà bạn sẽ sinh động, tươi mới, đặc biệt phù hợp với phòng trẻ nhỏ.

5. Phối màu bộ ba (Triadic)

Phương pháp phối màu sơn bộ ba tương tự như phối màu tam giác cân nhưng có sự khác biệt là cách chọn màu này sẽ tạo thành tam giác đều để phối màu hài hòa. Có nghĩa là khi bạn chọn được 1 màu chủ đạo trên bánh xe màu sắc hãy tìm lấy 2 màu còn lại đối xứng tạo thành tam giác cân làm màu phụ. Đối với cách này nên sử dụng các màu sơn trung tính để phối giúp không gian hài hòa hơn.

6. Nguyên tắc phối màu 60-30-10

Trong một bố cục không gian nội thất, màu chủ đạo chiếm 60%, màu trang trí chiếm 30%, 10% còn lại là màu được sử dụng làm điểm nhấn. Theo đó, 60% màu chủ đạo được dùng cho các mảng lớn: tường, sàn nhà hoặc vách ngăn cửa,... 30% màu trang trí sử dụng cho những chi tiết nội thất trong nhà: ghế sofa, tủ, bàn… 10% màu tạo điểm nhấn dành cho cho những vật thể nhỏ trong phòng: đèn chiếu sáng, đồ thủ công, gối, nệm hoặc phụ kiện trang trí, May mai nen be tong… Nhóm màu này giúp tạo ấn tượng và phá vỡ sự đơn điệu của không gian.
 
×
Quay lại
Top Bottom