Góc khuất nghề tiếp viên hàng không

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
Đằng sau công việc hào nhoáng, sang trọng bậc nhất thế giới này là những góc khuất không phải ai cũng biết.


Chân dài, tay thon đi dọn vệ sinh, chùi rửa toilet…


Công việc trên không của các tiêp viên rất đa dạng, từ hướng dẫn khách đặt đồ, sử dụng các thiết bị đúng nơi, đúng lúc, đến xử lý mọi tình huống khi máy bay gặp sự cố, thu dọn rác và kiểm tra thiết bị sau khi khách đã rời khỏi máy bay. Trên những chuyến bay dài, tiếp viên hàng không còn kiêm luôn việc dọn nhà vệ sinh, dọn bếp khi cần.

phu-nu-today-nu-tiep-vien-hang-khong-5.jpg

Nhiều người lầm tưởng tiếp viên hàng không là nghề “ăn sung mặc sướng”.

Theo một thống kê sơ bộ của Jetstar, 80-90% khách đi vệ sinh không khóa cửa toilet vì không biết chỗ cài, không biết nút xả. Có lần tiếp viên đang mải phục vụ, khách xông thẳng vào khu vực bếp và “đi” luôn ra đó! Tiếp viên bắt gặp, phải để khách “đi” xong rồi mới dám nhắc nhở và lau dọn. Có khách không chịu ngồi trên bồn cầu mà “đi” thẳng xuống sàn. Sàn không thoát nước được, mùi khai xộc ra những hàng ghế gần nhất. Tiếp viên hàng không là người phải cọ rửa toilet.

Bị vô sinh, chồng bỏ, nhan sắc phai tàn

Trên thực tế, những nữ tiếp viên hàng không, đằng sau vẻ hào nhoáng, đài các và kiêu sa là những ngóc ngách đáng buồn, đầy sự mệt mỏi. Họ phải thường xuyên bay giữa lưng chừng trời ở độ cao hàng chục ngàn mét với áp suất không khí loãng nên ảnh hưởng tới sức khỏe.

Có nữ tiếp viên hàng không lấy chồng đã nhiều năm mà chưa có con vì rất khó mang thai, nhan sắc lại chóng phai tàn. Những người may mắn hơn là đã sinh được con thì rất ít có dịp được gần gũi con để làm tròn thiên chức của một người mẹ. Có khi mới sinh con được 4 tháng đã phải đăng kí bay với đoàn tiếp viên, bởi có bay thì mới có tiền. Làm tiếp viên hàng không, những khi không ở trên trời đồng nghĩa với việc thiếu đói.

phu-nu-today-nu-tiep-vien-hang-khong-3.jpg

Nghề tiếp viên hàng không rất vất vả.

Trong lúc người mẹ trẻ đang liên tục bay những chuyến quốc tế, thả con ở nhà cho anh chồng trẻ chăm theo kiểu đàn ông, con thơ thiếu hơi mẹ trông rất tội. Đã thế, những chuyến bay đường dài tới Úc, Mỹ thường rất mệt mỏi, khiến họ chỉ trông đến lúc được hạ cánh để… ngủ. Cũng chính vì không có thời gian chăm chút cho gia đình nên nhiều nữ tiếp viên hàng không phải chịu cảnh gia đình tan vỡ.

Thường xuyên bị quấy rối t.ình d.ục

Sự quyến rũ của nữ giới dường như đang trở thành một yếu tố thương mại hóa quan trọng trong ngành công nghiệp lẽ ra phải đặt yếu tố an toàn vận tải lên hàng đầu. Một số hãng gần như tiếp tay “khơi gợi” cho những vị khách, khi bắt buộc tiếp viên phải mặc đồng phục gợi cảm.

Cuối tháng 2/2014, Ủy ban Cơ hội bình đẳng Hong Kong (EOC) hợp tác cùng Liên minh tiếp viên hàng không Hong Kong (HKFAA) khảo sát về công việc của các tiếp viên. Quy mô mẫu gần 400 người làm việc tại các hãng hàng không thành viên của HKFAA. Trong số này, nữ giới chiếm 86% và nam giới chiếm 14%.

CNN cho biết kết quả thu được gây kinh ngạc: 27% tiếp viên đã bị quấy rối t.ình d.ục trong khi đang bay (tỷ lệ nữ tiếp viên chiếm 29%, nam tiếp viên là 17%). Các hình thức quấy rối như cố tình đụng chạm, hôn hoặc véo. Thậm chí, có trường hợp hành khách còn nói thẳng thừng là muốn quan hệ t.ình d.ục.

Phần lớn “thủ phạm” là hành khách (chiếm 59%), còn lại là thành viên phi hành đoàn (như đồng nghiệp cấp cao hơn hoặc phi công). “Hiện nay giới chức chưa có khung luật pháp rõ ràng để bảo vệ các tiếp viên trước những hành động quấy rối t.ình d.ục”, đại diện EOC thừa nhận.

phu-nu-today-nu-tiep-vien-hang-khong-4.jpg

Nữ tiếp viên hàng không xinh đẹp thường là đối tượng bị quấy rối t.ình d.ục trên máy bay
(Ảnh minh họa).

Tuy nhiên, phần lớn những nữ tiếp viên hàng không bị quấy rối vì lo sợ mất việc nên không dám nói với ai. Kết quả là việc họ bị quấy rối t.ình d.ục ngày càng có xu hướng gia tăng.

Nguy hiểm đến tính mạng

Hàng loạt tai nạn hàng không xảy ra liên tiếp chính là hồi chuông cảnh báo cho an toàn bay của phương tiện được xem là “một mình một đường”. Và đối với tiếp viên hàng không, một ngày có thể phải bay tới 4 chuyến thì nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Hơn nữa đối với tai nạn hàng không, một khi đã xảy ra thì thiệt hại về người thường rất lớn.

Đặc biệt nguy hiểm hơn nữa là khi có dịch bệnh mang tính toàn cầu. Mỗi khi có dịch bệnh xảy ra, các khu vực hàng không thường được liệt vào nhóm địa điểm nguy cơ phát tán bệnh cao nhất. Khi đó, hành khách có thể hủy/ dừng chuyến chờ dịch bệnh qua đi còn tiếp viên hàng không thì không. Thậm chí họ còn bị hạn chế đeo khẩu trang – phương pháp phòng bệnh sơ cấp nhất do sợ làm ảnh hưởng… hình ảnh hãng.

Một trong những bài học đầu tiên mà tiếp viên hàng không nào cũng phải thuộc làu đó là đặt tính mạng hành khách lên trên sự an toàn của bản thân. Dù được đào tạo bài bản về cách thoát hiểm khi máy bay có sự cố, nhưng nếu tình huống đó xảy ra thật thì việc của tiếp viên hàng không là “coi rẻ” tính mạng của mình để giúp hành khách an toàn trước.

Theo Phụ Nữ Today
 
Nói nghe thảm ghê:)) Gì thì gì bản thân nghề này cũng toát lên sự danh giá/cao ráo/xinh đẹp, và không phải ai muốn làm/muốn bay cũng được:))
 
Vậy mà ước mơ của rất rất rất nhiều người vẫn là nghề này, và ước mơ từ thủa nhỏ của em là lấy chồng phi công :))
 
hồi xem mấy bộ phim về tiếp viên hàng không cũng có thấy mấy cảnh đó.
 
×
Quay lại
Top Bottom