Giúp việc cần được coi là một nghề thực sự và có luật bảo hộ

xkldlabcoop1

Thành viên
Tham gia
15/6/2015
Bài viết
0
Cần được coi là một nghề

Hiện nay, phần lớn các trung tâm đào tạo người giúp việc chỉ giới thiệu công việc, thỏa thuận mức lương giữa các bên, nhưng sau đó lại không theo sát quản lý họ. Quy trình tuyển, giới thiệu lao động của trung tâm là nhờ cộng tác viên ở địa phương giới thiệu. Vậy là ngay ở những trung tâm được xem là tin cậy thì việc quản lý lao động cũng chỉ dựa vào “chữ tín” của cộng tác viên địa phương. Khi đến với các trung tâm tuyển người giúp việc, họ chỉ cần vài buổi để lĩnh hội những hiểu biết sơ đẳng về nghề là bắt tay vào nhận việc ngay. Có lẽ sự xem nhẹ quyền lợi khách hàng của các trung tâm này là một trong những nguyên nhân khiến nhiều gia đình phải thay “ôsin” xoành xoạch.
giup viec nha an o lai

luoi-van-dong-lam-sao-giu-dang-day%20(3)(1).jpg


Ông Đỗ Trần Tuấn, Giám đốc một trung tâm dạy nghề ở quận Hoàn Kiếm cho biết: “Chỉ 60% lao động nông thôn lên Hà Nội làm nghề giúp việc là “trụ” lại được với nghề. Những trường hợp bỏ việc về quê giữa chừng có nhiều nguyên nhân như nhớ nhà, thất vọng vì bị gia đình chủ đối xử thiếu tôn trọng... Với tính chất đặc thù của lao động giúp việc gia đình là người lao động sống khép kín cùng với gia đình người sử dụng lao động, khó xác định thời gian làm việc, nghỉ ngơi… Người lao động và người sử dụng lao động giúp việc gia đình thường không ký hợp đồng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng người sử dụng lao động tự ý cho lao động giúp việc gia đình nghỉ khi không hài lòng. Tình trạng các gia đình “lao đao” vì người giúp việc nghỉ làm sau các kỳ nghỉ lễ tết phần nào phản ánh được sự lỏng lẻo trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong loại hình nghề nghiệp này”.




Theo Phòng Chính sách lao động, Sở LĐ-TB&XH, Hà Nội hiện có hàng chục trung tâm giới thiệu việc làm do Sở cấp giấy phép, song Sở chỉ có thể theo dõi hoạt động của các trung tâm này dựa theo báo cáo hàng năm do doanh nghiệp gửi lên. Tuy lao động ở các trung tâm này không thiếu, nhưng gốc gác và tư cách của họ rất khó kiểm soát.



“Ở Việt Nam, chưa có yêu cầu về tay nghề đối với nghề giúp việc, vì vậy không có quy định cơ bản nào của pháp luật gắn với nghề này. Do vậy, để quản lý lĩnh vực trên, các cơ quan chức năng nên sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý lao động giúp việc gia đình, tạo hành lang pháp lý bảo đảm quyền và nghĩa vụ hợp pháp cho người lao động và chủ thuê lao động, để loại hình lao động này phát triển và trở thành một nghề được tôn trọng và thừa nhận trong xã hội”, Luật sư Nguyễn Tiến Hòa, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội nhận xét.
 
×
Quay lại
Top Bottom