Hỏi Giúp mình bài tiểu luận này với nhé các bạn!!!!!!!!!!!!!!!!!

Trạng thái
Chủ đề đang đóng.

thungan_dhqn

Thành viên thân thiết
Quản lý
Thành viên thân thiết
Tham gia
14/1/2012
Bài viết
383
Theo anh ( chị ) hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa của C.Mác còn đúng trong xã hội ngày nay không? Vì sao?
 
Theo anh ( chị ) hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa của C.Mác còn đúng trong xã hội ngày nay không? Vì sao?

Trước C.Mác chưa có một nhà kinh tế học nào nhìn nhận rõ ranh giới giữa hai phạm trù " lao động và sức lao động". Nhờ có quan điểm đúng đắn về lao động và sức lao động. C.Mác đã trở thành người đầu tiên trình bày một cách khoa học lý luận về hàng hóa sức lao động. Lý luận này đã từng bước hoàn thiện qua nhiều tác phẩm khác nhau và đạt đến đỉnh cao trong bộ Tư bản. Trong bộ Tư bản, C.Mác viết: "Tư bản chỉ phát sinh ở nơi nào mà người chủ những tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt tìm thấy được người lao động tự do với tư cách là người bán sức lao động của mình ở trên thị trường. Bây giờ, chúng ta phải nghiên cứu một cách tường tận hơn thứ hàng hoá đặc biệt, tức là sức lao động"

Theo C.Mác: "Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong mọi cơ thể, trong mọi con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó"

Thứ nhất, hàng hóa sức lao động đã thể hiện tính đặc biệt ở chỗ nó được gắn liền với chủ thể của nó.Theo C.Mác và Ph.Ăngghen thì: "Tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại thì dĩ nhiên là sự tồn tại của những cá nhân con người sống... và có thể phân biệt con người với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sản xuất của mình... như thế là con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình" . Sức lao động tồn tại trong cơ thể sống của người lao động, là nhân tố cơ bản và đầu tiên trong mọi hoạt động xã hội.

Về mặt số lượng, sức lao động phụ thuộc chủ yếu vào số lượng người lao động và thời gian lao động của mỗi người. Chất lượng sức lao động không chỉ đơn thuần là trình độ tay nghề, kỹ năng làm việc của người lao động mà còn bao gồm cả ý thức trách nhiệm, ý thức chấp hành kỷ luật, thái độ đối với công việc, đối với người sử dụng lao động, sức khỏe của người lao động... Như vậy, cả về mặt số lượng và chất lượng, hàng hóa sức lao động hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân người sở hữu loại hàng hóa này.

Thứ hai, hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa khi bán không mất quyền sở hữu. C.Mác cho rằng, "muốn cho người chủ tiền tìm được trên thị trường một sức lao động với tư cách là hàng hoá thì một số những điều kiện khác nhau phải được thực hiện".

Điều kiện thứ nhất: Người chủ sức lao động"phải có khả năng chi phối được sức lao động ấy, do đó người ấy phải là kẻ tự do sở hữu năng lực lao động của mình, th.ân thể của mình. Anh ta và người chủ tiền gặp nhau trên thị trường và quan hệ với nhau với tư cách là những người chủ hàng hoá bình đẳng với nhau..."; "Muốn duy trì quan hệ ấy, người sở hữu sức lao động bao giờ cũng chỉ bán sức lao động đó trong một thời gian nhất định thôi, bởi vì anh ta bán đứt hẳn toàn bộ sức lao động ấy trong một lần thì... anh ta trở thành người nô lệ, từ chỗ là người chủ hàng hoá anh ta sẽ trở thành một hàng hoá".

Ở đây chúng ta thấy được sự khác biệt giữa khái niệm "hàng hóa người lao động" và hàng hóa "sức lao động". Khi người lao động là hàng hóa, bị đem ra mua bán như bất kỳ một loại hàng hóa nào khác thì người mua loại hàng hóa này được quyền chiếm hữu thể xác và sức lao động của người lao động đó. Người lao động không có quyền sở hữu đối với bản thân và sức lao động của mình, không có quyền tự do th.ân thể, không có quyền tự do sử dụng thành quả lao động của mình làm ra... Còn người công nhân làm thuê chỉ bán quyền sử dụng sức lao động trong một thời hạn nhất định, chứ không bán quyền sở hữu sức lao động của mình, sức lao động của người công nhân là hàng hoá chứ không phải bản thân người công nhân là hàng hoá. Trước sau, người công nhân vẫn là chủ sở hữu hàng hóa sức lao động của mình, do đó "khi bán sức lao động, anh ta vẫn không từ bỏ quyền sở hữu về sức lao động ấy" .

Điều kiện thứ hai: "Người chủ sức lao động phải không còn có khả năng bán những hàng hoá trong đó lao động của anh ta được vật hoá, mà trái lại, anh ta buộc phải đem bán, với tư cách hàng hoá, chính ngay cái sức lao động chỉ tồn tại ở trong cơ thể sống của anh thôi".

Người công nhân muốn bán những hàng hoá khác với sức lao động của mình thì người công nhân phải có tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt để tự kết hợp với sức lao động của mình nhằm sản xuất ra những hàng hoá khác ấy. Khi họ hoàn toàn không có những vật cần thiết ấy để thực hiện sức lao động của mình, thì phải bán chính lao động ấy.

Ngày nay, cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức, hai điều kiện cho sự ra đời của hàng hóa sức lao động vẫn còn nguyên giá trị của nó. Tuy nhiên ở điều kiện thứ hai đã có những biểu hiện mới. Người công nhân có thể trở thành người chủ một phần vốn của công ty, chủ một phần tư liệu sản xuất và lao động thặng dư của họ được bồi hoàn lại. Những người lao động này không phải không có tư liệu sản xuất. Vì vậy sức lao động của họ có tính chất hàng hoá, chứ không phải hàng hóa sức lao động theo đúng nguyên nghĩa như định nghĩa của C. Mác.

Trong thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, người lao động đều là người làm chủ tập thể tư liệu sản xuất, vì vậy sức lao động của họ không phải là hàng hóa sức lao động. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường, việc đánh giá sự cống hiến của người lao động vẫn phải dựa vào hình thức tiền lương mà tiền lương lại là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động.

Do vậy, sức lao động của người lao động trong kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể phải được coi là hàng hóa sức lao động để tính toán tiền lương theo mặt bằng tiền lương chung của toàn xã hội. Bởi vì, đã là tiền lương trong nền kinh tế thị trường thì phải phản ánh giá trị hàng hóa sức lao động. Nhưng có điểm khác biệt đó là trong khu vực kinh tế nhà nước phần bồi hoàn cho lao động thặng dư được coi trọng và có xu hướng tăng lên, còn trong khu vực kinh tế tư nhân, do quan hệ người bóc lột người lao động vẫn còn tồn tại nên phần lao động thặng dư của người lao động vẫn bị người sử dụng lao động chiếm dụng trong khuôn khổ pháp luật. Theo đại từ điển Kinh tế thị trường, lý luận về hàng hóa sức lao động vừa không gây cản trở đối với địa vị chủ nhân của người lao động, vừa không phá bỏ phương thức phân phối theo lao động mà các nước xã hội chủ nghĩa đã theo đuổi. Điều khác biệt chỉ là ở chỗ nó phản ánh các quan hệ kinh tế khác nhau mà thôi.

Thứ ba, tính đặc biệt của hàng hóa sức lao động còn được thể hiện ở sự khác biệt trong cách xác định về giá trị và giá trị sử dụng của nó. Là một hàng hoá, sức lao động cũng có hai thuộc tính: Giá trị sử dụng và giá trị.
Giá trị sử dụng của của hàng hóa sức lao động là công dụng của nó, cần thiết cho nhu cầu của người mua và sử dụng nó mà trước hết là khả năng tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Đó là nguồn gốc của giá trị thặng dư và là chìa khoá để giải đáp mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. Quá trình sử dụng sức lao động làm thuê cũng là quá trình làm tăng giá trị. Tính có ích của sức lao động không chỉ là năng lực tạo ra các giá trị sử dụng mà còn: "Cái có ý nghĩa quyết định là giá trị sử dụng đặc biệt của thứ hàng hoá đó, là cái đặc tính của nó làm một nguồn sinh ra giá trị, hơn nữa lại sinh ra một giá trị lớn hơn giá trị của chính bản thân nó" .

Nếu giá trị của bất cứ loại hàng hóa thông thường nào được xác định là thời gian lao động xã hội cần thiết kết tinh trong hàng hóa đó thì giá trị hàng hóa sức lao động được biểu hiện không phải qua thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra nó mà chỉ là thời gian lao động xã hội cần thiết để duy trì và phát triển nó. Sở dĩ tính như vậy là vì để hình thành ra sức lao động từ khi người lao động nằm trong bụng mẹ cho đến khi người lao động mang sức lao động của mình ra thị trường trao đổi thì chi phí là không thể tính hết được. Bên cạnh đó, do tính đặc biệt của hàng hóa sức lao động là không bao giờ tách khỏi người mang nó và người mang nó luôn có quyền sở hữu đối với sức lao động của mình nên không nhất thiết phải tính thời gian lao động xã hội cần thiết kết tinh trong hàng hóa. Giá trị của hàng hóa sức lao động được tính bằng giá trị tư liệu sinh hoạt duy trì đời sống của bản thân người lao động và gia đình cộng với chi tiêu cần thiết cho tái sản xuất mở rộng sức lao động của bản thân người lao động. Hàng hóa sức lao động khác với các loại hàng hóa thông thường ở chỗ dù có được đem ra thị trường để trao đổi hay không thì nó cũng vẫn đòi hỏi phải được cung cấp những điều kiện vật chất và tinh thần nhất định để tồn tại và phát triển.

Nếu giá trị sử dụng của hàng hóa thông thường được biểu hiện trong quá trình tiêu dùng nó thì giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động được biểu hiện ở chỗ nó được sử dụng như một yếu tố của quá trình sản xuất khi tiêu dùng sức lao động. Đối với hàng hóa thông thường, quá trình sử dụng sẽ làm cho giá trị sử dụng của hàng hóa giảm dần. Quá trình sử dụng sẽ làm tăng giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động. Người lao động càng làm việc lâu thì trình độ nghề nghiệp, kỹ năng lao động của họ càng cao, sản phẩm họ làm ra ngày càng nhiều với chất lượng ngày càng tốt hơn. Sức lao động khi được sử dụng sẽ tạo ra giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó.

Như vậy, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, từng người lao động tùy theo hoàn cảnh và điều kiện của mình cần phải học tập, rèn luyện sức khỏe, kĩ năng, kĩ xảo và thái độ lao động đúng đắn để không ngừng hoàn thiện giá trị sử dụng sức lao động của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu của các tổ chức, đơn vị và cá nhân trong xã hội ở nghề nghiệp chuyên môn của mình hoặc để chuyển sang ngành nghề khác. Mặt khác, người sử dụng lao động cũng cần phải trả lương đảm bảo tốt cho quá trình tái sản xuất sức lao động của bản thân và của con cái người lao động, tạo động lực cho người lao động trong quá trình lao động sản xuất.

Lý luận hàng hóa sức lao động là cơ sở giúp C.Mác xây dựng và phát triển học thuyết giá trị thặng dư, một học thuyết vạch rõ nguồn gốc và bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản và chứng minh sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đối với tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài người.

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn tuân theo những quy luật chung của nền kinh tế thị trường, do đó một bộ phận sức lao động trở thành hàng hoá, sức lao động trở thành hàng hóa sức lao động. Vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu nghiêm túc lý luận về hàng hóa sức lao động, vận dụng hợp lý vào điều kiện thực tiễn để thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Theo: htu.edu.vn
 
Theo anh ( chị ) hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa của C.Mác còn đúng trong xã hội ngày nay không? Vì sao?

Hoặc bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết này:

Hàng hóa sức lao động

a. Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong mỗi con người, mà người đó có khả năng đem ra sử dụng để tạo ra của cải vật chất

b. Điều kiện, sức lao động biến thành hàng hóa:
Một là, người có sức lao động phải được tự do về th.ân thể để có quyền đem bán sức lao động của mình.

Hai là, người có sức lao động hoàn toàn mất hết mọi tư liệu sản xuất, chỉ còn lại sức lao động là tài sản duy nhất. Để khỏi chết đói họ không còn con đường nào khác là phải bán sức lao động để nuôi sống bản thân và gia đình.

* Hai điều kiện của Mác vẫn còn đúng trong ngày nay: các trang web vietnamworks.com, kiemviec.com... là nơi cung cấp thị trường sức lao động. Tuy nhiên không hẳn họ mất hết tư liệu sản xuất mới đi bán sức lao động. Nếu họ có tư liệu sản xuất (cơ sở sản xuất nhỏ), nhưng họ có thể đi làm thuê cho công ty nước ngoài 3,000 USD/tháng.
 
cảm ơn bạn nhiều nha!
:KSV@03::KSV@03::KSV@03:
 
Trạng thái
Chủ đề đang đóng.
×
Quay lại
Top Bottom