Văn Giúp em bài Câu cá mùa thu và Thương vợ

Yuyake

Thành viên
Tham gia
13/1/2013
Bài viết
39
ai cho em biết sắc thái trữ tình trong 2 bài Thu điếu và Thương vợ được ko ạ? Điểm gjống và khác trong sắc thái trữ tình 2 bài nữa
 
Làm cái này thì em cần hiểu sơ bộ sắc thái trữ tình là gì? Sắc thái trữ tình chính là những cung bậc tình cảm ẩn chứa trong nội dung truyền tải.

Bài "Thu Điếu" của Nguyễn Khuyến:

"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo ,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí ,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Từng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối ôm cần ,lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo."​

Bài thơ với những ao thu, mặt nước, thuyền, sóng, lá vàng, mây, gió, bầu trời... đi cùng với những tính từ, từ láy như lạnh lẽo, trong veo, tẻo teo, lơ lửng, xanh ngắt.... phác họa nên một phong cảnh nên thơ, hữu tình.

Trên nền cảnh đó là một người câu cá, qua 2 câu thơ cuối ta có thể hình dung được một thái độ hờ hững với việc câu cá, đi câu nhưng lòng nặng ưu tư, nghĩ ngợi về chuyện thế sự đất nước.

Bài "Thương vợ" của Tú Xương:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không!”​

Bằng những hình ảnh đời thường Tú Xương đã thể hiện được hình ảnh người phụ nữ giỏi giang, lam lũ, tần tảo nuôi chồng nuôi con, có những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa. Có thể bên ngoài ông Tú thể hiện như 1 người hờ hững với vợ nhưng giấu bên trong nỗi xót xa, thương vợ nhưng bất lực.

Đó là những nét cơ bản, em có thể phân tích sâu hơn.
Giống khác thì sau khi phân tích em sẽ có được sự so sánh.
 
Em tham khảo thêm đoạn phân tích sau:

"2 câu cuối bài thu điếu: "Tựa gối buông cần lâu chẳng được - Cá đâu đớp động dưới chân bèo"

Người ngồi câu có vẻ chẳng thiết tha gì với việc có câu được cá hay không. Hình như câu cá để suy ngẫm điều gì đó. Chỉ đến khi " Cá đâu đớp động dưới chân bèo" mới chợt bừng tỉnh. Nhân vật trữ tình xuất hiện trong bài thơ dường như có rất nhiều tâm sự. Nhưng điều dễ nhận thấy nhất là tình yêu quê hương tha thiết. Phải yêu lắm quê hương làng cảnh quê mình mới có thể vẽ nên một bức tranh quê đẹp, thanh sang và trong trẻo đến vậy. Và trước cảnh đẹp mà con người vẫn đầy suy tư trăn trở chứng tỏ trong lòng người còn rất nhiều trắc ẩn. Từ thân thế, cuộc đời, hoàn cảnh sống của tác giả có thể hiểu tâm sự của người câu cá chính là nỗi lòng non nước, nỗi lo thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến. Ngôn ngữ trong sáng, giàu sắc thái biểu cảm, lấy động tả tĩnh, vượt lên trên hình thức ước lệ khi nói về tình yêu.


2 câu cuối bài Thương vợ: " Cha mẹ thói đời ăn ở bạc - Có chồng hờ hững cũng như không"

Đây là hình thức một câu chửi. Ai chửi? Tất nhiên theo mạch cảm xúc của bài thơ thì đây là lời của nhân vật trữ tình. Từ cảm thông đến thương vợ mà giận mình, giận đời. Giận mình là kẻ vô tích sự, đã không giúp gì được cho vợ con lại còn trở thành gánh nặng cho vợ trong cuộc sống mưu sinh đầy vất vả; giận đời vì đã biến ông chồng thành kẻ vô tích sự như thế. Trong nhiều bài thơ tự trào, Tú Xương cũng đã thể hiện tâm sự này. Không thể bán mình, biến mình thành kẻ làm thuê cho thực dân và tay sai nên người chồng đã không thể san sẻ được gánh nặng cho vợ. Người đàn ông, người chồng-con người có nhân cách ấy, trước vất vả nhọc nhằn của người vợ đã cất lên lời chửi.Thay đổi mạch cảm xúc đột ngột, ngôn ngữ toát lên vẻ mạnh mẽ.
"
 
×
Quay lại
Top Bottom