- Tham gia
- 28/10/2011
- Bài viết
- 824
Tham khảo
Keeping Secrets
A bad idea that colors much of life.
Published on January 30, 2013 by Fredric Neuman, M.D. in Fighting Fear
Những thói quen nào đó của tâm trí quá phổ biến đến nỗi chúng thường bị xem nhẹ, nhưng chúng có thể gây ra nỗi đau cảm xúc và có thể góp phần vào sự phát triển của những chứng rối loạn cảm xúc. Ví dụ, 1 số người có khuynh hướng phải trở nên “rất bí mật.” 1 số người không muốn nói về những vấn đề như: đời sống t.ình d.ục, tài chính, chính trị hoặc tôn giáo của họ. Những người khác thì có những bí mật đặc biệt mà họ không muốn người lạ hoặc thậm chí bạn bè biết: từng đi tù, từng mắc bệnh hiểm nghèo, hoặc thất bại trong kinh doanh. Có nhiều lý do cho sự dè dặt này. Những lý do khác nhau cho những vấn đề khác nhau:
1 số vấn đề có thể làm họ bị chế nhạo nếu chúng bị phát hiện: ví dụ như từng tăng cân trong quá trình ăn kiêng, hoặc rất sùng đạo.
Những vấn đề khác nếu được thảo luận thoải mái, có thể dẫn đến sự không tin tưởng: từng phạm tội hoặc sử dụng ma túy, từng thất bại nhiều lần trong công việc.
Nhiều người không muốn nói về 1 cuộc hôn nhân thất bại hoặc sắp mất việc làm vì sợ bị thương hại.
1 số người cảm thấy không thoải mái trong những cuộc đối đầu. Hậu quả là họ tránh thảo luận về chính trị. Cùng lí do đó, họ có thể ngần ngại bộc lộ những quan điểm mạnh mẽ về bất kì điều gì. Những ý kiến chỉ trích đối với bạn bè và gia đình bị kìm nén. Họ nghĩ là những cuộc nói chuyện đó sẽ làm họ bị ghét.
Khuynh hướng không chia sẻ thoải mái về những vấn đề đó là có thể hiểu được, nhưng nó đi đến 1 cái giá:
Người đang khó chịu bởi bất kì hoàn cảnh nào trong số đó có thể không được khuây khỏa vì nỗi khổ không được người khác biết đến.
Người có xu hướng phóng đại sự kinh khủng của những thất bại hoặc những hạn chế nào đó, và không nói chúng ra ngăn không cho những thất bại đó được người khác nhận ra. Thường thì, điều gì có vẻ như bối rối, đáng xấu hổ đối với người đó dường như là nhỏ nhặt, tầm thường đối với người khác. Bạn sẽ yên tâm khi biết những gì người khác nghĩ.
Có những vấn đề - ví dụ như 1 cặp vợ chồng khó thụ thai- có thể nhận được lời khuyên từ những người cùng cảnh ngộ.
Sự không thích nói về những vấn đề đó là phổ biến; nhưng có 1 số người từ chối nói về bất kì điều gì về cá nhân họ. Họ hay giấu giếm và giữ kẽ 1 cách bướng bỉnh. Có 1 số điều mà các thân chủ của tôi từng được bố mẹ dạy:
“Đừng nói với bất kì ai bố bạn kiếm được bao nhiêu tiền.”
“Đừng nói với bất kì ai bạn thi trượt bài kiểm tra đó.”
“Đừng nói với bất kì ai chị gái của bạn sẽ đi du lịch.”
“Đừng nói với bất kì ai bạn mua con chó đó mất bao nhiều tiền.”
“Đừng nói với bất kì ai bạn chi bao nhiêu tiền cho quần áo.”
“Đừng nói với bất kì ai bạn từng hẹn hò người đó.”
“Đừng nói với bất kì ai bạn đã chia tay.”
“Đừng nói với bất kì ai bạn có rượu trong nhà.”
“Đừng nói với bất kì ai chú chó nhà bạn bị ốm.”
“Đừng nói với bất kì ai bạn đã từng phẫu thuật thẩm mĩ.”
“Đừng nói với bất kì ai bạn đã bỏ việc.”
“Đừng nói với bất kì ai bạn bị mù màu.”
Và nói chung, “Có lẽ tốt hơn nếu bạn không nói với bất kì ai bạn đang có cảm nhận và suy nghĩ như thế nào.”
Những bài học mà những đứa trẻ đó, bây giờ là những người lớn, đã học được?
Có điều gì đó về họ là sai trái, đáng xấu hổ mà họ không nên để cho người khác biết.
Họ dễ bị tổn thương theo 1 số cách. Nếu 1 số sự thật về họ được người khác biết thì người khác có thể sử dụng chúng để chống lại họ. Do đó, họ phải quan tâm đến những điều người khác nghĩ.
Có những người ác ý ở ngoài kia, những người có xu hướng làm tổn thương họ nếu có cơ hội.
Các thân chủ trong trị liệu thường nói là họ muốn bắt đầu chấp nhận con người của họ. Nhưng họ không thể học cách trở nên thoải mái với bản thân họ trừ khi họ có thể bộc lộ trung thực bản thân họ trước người khác. Mặt khác họ sẽ tự hỏi người khác sẽ nghĩ gì về họ nếu họ biết sự thật về họ. Những sự thật mà 1 số người che giấu gây ngạc nhiên. Tuần trước tôi đã gặp 2 thân chủ, 1 người cảm thấy xấu hổ vì đã không khóc trong đám tang của bác anh ấy. Người kia thì cảm thấy xấu hổ vì đau buồn suốt 2 tháng sau cái chết của mẹ cô. Với thói quen hay giấu giếm, thật dễ dàng để tưởng tượng 1 ai đó đang chỉ trích bản thân vì tất cả những lý do ngớ ngẩn. Sau cùng không ai có thể biết chắc chắn người khác thực sự cảm nhận về anh/cô ấy như thế nào nếu anh/cô ấy không cởi mở và thành thật.
Nguồn: PsychologyToday
Keeping Secrets
A bad idea that colors much of life.
Published on January 30, 2013 by Fredric Neuman, M.D. in Fighting Fear
Những thói quen nào đó của tâm trí quá phổ biến đến nỗi chúng thường bị xem nhẹ, nhưng chúng có thể gây ra nỗi đau cảm xúc và có thể góp phần vào sự phát triển của những chứng rối loạn cảm xúc. Ví dụ, 1 số người có khuynh hướng phải trở nên “rất bí mật.” 1 số người không muốn nói về những vấn đề như: đời sống t.ình d.ục, tài chính, chính trị hoặc tôn giáo của họ. Những người khác thì có những bí mật đặc biệt mà họ không muốn người lạ hoặc thậm chí bạn bè biết: từng đi tù, từng mắc bệnh hiểm nghèo, hoặc thất bại trong kinh doanh. Có nhiều lý do cho sự dè dặt này. Những lý do khác nhau cho những vấn đề khác nhau:
1 số vấn đề có thể làm họ bị chế nhạo nếu chúng bị phát hiện: ví dụ như từng tăng cân trong quá trình ăn kiêng, hoặc rất sùng đạo.
Những vấn đề khác nếu được thảo luận thoải mái, có thể dẫn đến sự không tin tưởng: từng phạm tội hoặc sử dụng ma túy, từng thất bại nhiều lần trong công việc.
Nhiều người không muốn nói về 1 cuộc hôn nhân thất bại hoặc sắp mất việc làm vì sợ bị thương hại.
1 số người cảm thấy không thoải mái trong những cuộc đối đầu. Hậu quả là họ tránh thảo luận về chính trị. Cùng lí do đó, họ có thể ngần ngại bộc lộ những quan điểm mạnh mẽ về bất kì điều gì. Những ý kiến chỉ trích đối với bạn bè và gia đình bị kìm nén. Họ nghĩ là những cuộc nói chuyện đó sẽ làm họ bị ghét.
Khuynh hướng không chia sẻ thoải mái về những vấn đề đó là có thể hiểu được, nhưng nó đi đến 1 cái giá:
Người đang khó chịu bởi bất kì hoàn cảnh nào trong số đó có thể không được khuây khỏa vì nỗi khổ không được người khác biết đến.
Người có xu hướng phóng đại sự kinh khủng của những thất bại hoặc những hạn chế nào đó, và không nói chúng ra ngăn không cho những thất bại đó được người khác nhận ra. Thường thì, điều gì có vẻ như bối rối, đáng xấu hổ đối với người đó dường như là nhỏ nhặt, tầm thường đối với người khác. Bạn sẽ yên tâm khi biết những gì người khác nghĩ.
Có những vấn đề - ví dụ như 1 cặp vợ chồng khó thụ thai- có thể nhận được lời khuyên từ những người cùng cảnh ngộ.
Sự không thích nói về những vấn đề đó là phổ biến; nhưng có 1 số người từ chối nói về bất kì điều gì về cá nhân họ. Họ hay giấu giếm và giữ kẽ 1 cách bướng bỉnh. Có 1 số điều mà các thân chủ của tôi từng được bố mẹ dạy:
“Đừng nói với bất kì ai bố bạn kiếm được bao nhiêu tiền.”
“Đừng nói với bất kì ai bạn thi trượt bài kiểm tra đó.”
“Đừng nói với bất kì ai chị gái của bạn sẽ đi du lịch.”
“Đừng nói với bất kì ai bạn mua con chó đó mất bao nhiều tiền.”
“Đừng nói với bất kì ai bạn chi bao nhiêu tiền cho quần áo.”
“Đừng nói với bất kì ai bạn từng hẹn hò người đó.”
“Đừng nói với bất kì ai bạn đã chia tay.”
“Đừng nói với bất kì ai bạn có rượu trong nhà.”
“Đừng nói với bất kì ai chú chó nhà bạn bị ốm.”
“Đừng nói với bất kì ai bạn đã từng phẫu thuật thẩm mĩ.”
“Đừng nói với bất kì ai bạn đã bỏ việc.”
“Đừng nói với bất kì ai bạn bị mù màu.”
Và nói chung, “Có lẽ tốt hơn nếu bạn không nói với bất kì ai bạn đang có cảm nhận và suy nghĩ như thế nào.”
Những bài học mà những đứa trẻ đó, bây giờ là những người lớn, đã học được?
Có điều gì đó về họ là sai trái, đáng xấu hổ mà họ không nên để cho người khác biết.
Họ dễ bị tổn thương theo 1 số cách. Nếu 1 số sự thật về họ được người khác biết thì người khác có thể sử dụng chúng để chống lại họ. Do đó, họ phải quan tâm đến những điều người khác nghĩ.
Có những người ác ý ở ngoài kia, những người có xu hướng làm tổn thương họ nếu có cơ hội.
Các thân chủ trong trị liệu thường nói là họ muốn bắt đầu chấp nhận con người của họ. Nhưng họ không thể học cách trở nên thoải mái với bản thân họ trừ khi họ có thể bộc lộ trung thực bản thân họ trước người khác. Mặt khác họ sẽ tự hỏi người khác sẽ nghĩ gì về họ nếu họ biết sự thật về họ. Những sự thật mà 1 số người che giấu gây ngạc nhiên. Tuần trước tôi đã gặp 2 thân chủ, 1 người cảm thấy xấu hổ vì đã không khóc trong đám tang của bác anh ấy. Người kia thì cảm thấy xấu hổ vì đau buồn suốt 2 tháng sau cái chết của mẹ cô. Với thói quen hay giấu giếm, thật dễ dàng để tưởng tượng 1 ai đó đang chỉ trích bản thân vì tất cả những lý do ngớ ngẩn. Sau cùng không ai có thể biết chắc chắn người khác thực sự cảm nhận về anh/cô ấy như thế nào nếu anh/cô ấy không cởi mở và thành thật.
Nguồn: PsychologyToday