- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Tôi đến VN lần đầu vào năm 2000 và quyết định ở lại đây từ 2005. Nếu không có tình yêu mãnh liệt với vùng đất này, tôi đã không theo học tiếng Việt từ chập chững ABC tới trình độ cao học như bây giờ.
Tôi yêu nơi này bởi:
- Xã hội an toàn
- Khí hậu rất tốt
- Thức ăn ngon
Thật khó tìm lại những nét đẹp thuần thiết của thiếu nữ Sài Gòn 10 năm trước - Ảnh tư liệu
Nhớ ngày xưa khi còn ngồi ghế giảng đường ở Nhật, tôi đã lập trình cuộc đời mình là sẽ tốt nghiệp, lập gia đình và làm việc mãi mãi ở Nhật. Thế mà chỉ một dịp được đến thăm VN, tôi đã ra một quyết định khiến ai nấy đều bất ngờ là sẽ tới VN sinh sống và chấp nhận học lại từ đầu, bỏ hẳn tấm bằng đại học chuyên ngành xã hội học ở Nhật. Và chắc chắn đây là một quyết định đúng đắn, bởi cha mẹ tôi sau khi qua thăm tôi đã gật đầu đồng ý với quyết định từng được cho là nông nổi ngày nào.
Thật ra, trước khi làm điều gì tôi đã phải tìm hiểu, phân tích rất kỹ càng. Tôi đã tìm hiểu nhu cầu cần nhân sự biết tiếng Việt trong xã hội hay của các công ty Nhật trong tương lai sẽ cao tới mức nào, và nếu biết tiếng Việt thì khả năng thăng tiến của tôi cao hơn khi biết tiếng Anh hay không...?Chính vì thế ngoài yếu tố bị thu hút bởi nền văn hóa, tôi cũng đã trình bày với cha mẹ những lý do hợp lý trên, bên cạnh đó đưa ra các mốc thời gian chắc chắn để trở về nước. Tôi cũng hứa sẽ chịu trách nhiệm những việc mình đã và sẽ làm.
Nói điều này, tôi muốn hướng tới việc giới trẻ Việt có lẽ còn coi nhẹ việc xác định hướng đi, đưa ra mục tiêu ngắn và dài hạn trong công việc, cuộc sống. Các bạn cũng chưa quen với việc ngồi lại cùng gia đình để giải thích rõ tại sao mình lại chọn giải pháp đó cho cuộc đời.
Phần lớn mọi người đều làm theo các hướng như: thấy mọi người ra sao mình làm như thế cho hợp thời hoặc chưa có lập trường cụ thể... Khi bạn tập đưa ra bình luận, quan sát và lời hứa thì chắc chắn bạn sẽ làm việc có trách nhiệm, hiệu quả hơn.
Các bạn trẻ Việt cũng có sự thay đổi quá lớn trong cách vận trang phục, ứng xử văn hóa nơi công cộng. Nhớ năm 2000 khi tôi tới VN, mọi người hầu hết đều ăn mặc vô cùng giản dị và rất ít người trẻ trang điểm khi ra đường. Lúc ấy hầu hết các bạn đều sở hữu một nét thuần khiết châu Á, không rườm rà, đó chính là điều khiến những ai đến từ các nước đã phát triển như tôi cảm thấy rất thích thú, yêu mến. Bây giờ ra đường tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy các bạn trẻ tại đây ăn mặc, trang điểm, tiêu xài... y hệt bên Nhật!
Tôi dám chắc những chiếc xe mắc nhất, những bộ quần áo hợp thời “gây sốc” nhất tại Nhật... đều có thể phát hiện khắp nơi trong thành phố này. Điều khó hiểu và đáng nói là ở chỗ thu nhập cũng như mức sống ở Nhật rất cao và chênh lệch nhiều so với VN, tại sao giới trẻ VN có thể làm được điều này?
Tôi biết VN là một quốc gia đang phát triển, nhưng dường như sự phát triển trong cách sống của giới trẻ đã đi quá nhanh so với kinh tế. Tôi không mong muốn được thấy VN phát triển theo hướng như thế. Bản thân tôi muốn đi theo hướng của những phụ nữ Việt thời xưa, ăn nói nhỏ nhẹ và luôn đơn giản hóa trong ăn bận, tôn trọng vẻ đẹp và sự giàu có bên trong hơn.
Tôi cũng lưu ý một điều khi một bạn trẻ Việt đi một mình thì không sao, nhưng nếu đi theo nhóm và đến một nơi công cộng thì hầu hết đều không còn quan tâm đến không gian xung quanh nữa. Họ cười nói lớn tiếng, chạy giỡn và có những hành động thể hiện sự không tôn trọng những người gần đó. Dường như họ quan niệm đơn giản “Đi nhiều người nhất thì phải đồng nghĩa với việc gây được nhiều sự chú ý nhất”. Và thế là tôi biết mỗi khi có một nhóm bạn trẻ kéo tới ngồi kế bên thì tốt nhất chúng tôi phải là “người ra đi”!
Mười năm trước, giới trẻ Việt ngoan và hiền lắm. Tôi mong sao điều đó sẽ được giữ lại mãi mãi, nhưng có vẻ như đây chỉ là điều viển vông...
NOHARA MAY
(Người Nhật, trưởng văn phòng đại diện Công ty Onlink Japan)
CÔNG NHẬT ghi
Ý kiến bạn đọc
Xin cảm ơn bài viết của tác giả OHARA MAY. Một lần nữa tôi xin khẳng định lại: Giới trẻ Việt Nam thay đổi quá nhanh. Thay đổi trong cách ăn nói, trang phục, phong cách, trong suy nghĩ và trong tư tưởng.
So với các bạn trong lớp thì tôi là người già nhất. Nói như các bạn vẫn hay gọi tôi là thế hệ 8X. Trong lớp tôi phần lớn là các bạn sinh năm 1990, 1991. Còn tôi lớn hơn họ chừng 4, 5 tuổi. Khoảng cách đó tuy không thật sự lớn về mặt thời gian, nhưng khoảng cách về phong cách ăn mặc, nói năng đều khác biệt, thậm chí là một trời một vực. Quan niệm của tôi đã đi học thì phải ăn mặc chỉnh tề, giản dị. Hãy thể hiện mình là người đang ngồi trên ghế nhà trường, chịu sự giáo dục uốn nắn cũng như những quy phạm trong trong trường.
Khác hẳn với điều đó, các bạn tôi rất thoáng trong cách ăn mặc. Mặc gì đến trường không quan trọng, người mặc váy, người mặc đồ jean. Có người mặc quần lửng, thậm chí nhiều bạn mặc váy ngắn đến trường. Có lẽ sự khác biệt lớn nhất tôi thấy ở các bạn trong lớp so với tôi là cách ăn nói. Từ lóng xuất hiện phần lớn trong từng câu nói của các bạn.
Nếu kể một câu chuyện về phim ảnh, chuyện phiếm thì tôi chỉ hiểu chưa được 50%. Bởi vậy tuy lớn hơn nhau có mấy tuổi nhưng tôi phải vất vả kiếm bạn cùng trang lứa để chơi, tâm sự cho hợp nhau. Đồng ý là xã hội phát triển thì giới trẻ cũng cần sự hòa nhập, thay đổi nhưng các bạn trẻ của chúng ta đang hòa tan một cách đáng lo ngại.
NGUYỄN MẬU TRƯỜNG
Nguồn Tuổi Trẻ
Tôi yêu nơi này bởi:
- Xã hội an toàn
- Khí hậu rất tốt
- Thức ăn ngon
Thật khó tìm lại những nét đẹp thuần thiết của thiếu nữ Sài Gòn 10 năm trước - Ảnh tư liệu
Nhớ ngày xưa khi còn ngồi ghế giảng đường ở Nhật, tôi đã lập trình cuộc đời mình là sẽ tốt nghiệp, lập gia đình và làm việc mãi mãi ở Nhật. Thế mà chỉ một dịp được đến thăm VN, tôi đã ra một quyết định khiến ai nấy đều bất ngờ là sẽ tới VN sinh sống và chấp nhận học lại từ đầu, bỏ hẳn tấm bằng đại học chuyên ngành xã hội học ở Nhật. Và chắc chắn đây là một quyết định đúng đắn, bởi cha mẹ tôi sau khi qua thăm tôi đã gật đầu đồng ý với quyết định từng được cho là nông nổi ngày nào.
Thật ra, trước khi làm điều gì tôi đã phải tìm hiểu, phân tích rất kỹ càng. Tôi đã tìm hiểu nhu cầu cần nhân sự biết tiếng Việt trong xã hội hay của các công ty Nhật trong tương lai sẽ cao tới mức nào, và nếu biết tiếng Việt thì khả năng thăng tiến của tôi cao hơn khi biết tiếng Anh hay không...?Chính vì thế ngoài yếu tố bị thu hút bởi nền văn hóa, tôi cũng đã trình bày với cha mẹ những lý do hợp lý trên, bên cạnh đó đưa ra các mốc thời gian chắc chắn để trở về nước. Tôi cũng hứa sẽ chịu trách nhiệm những việc mình đã và sẽ làm.
Nói điều này, tôi muốn hướng tới việc giới trẻ Việt có lẽ còn coi nhẹ việc xác định hướng đi, đưa ra mục tiêu ngắn và dài hạn trong công việc, cuộc sống. Các bạn cũng chưa quen với việc ngồi lại cùng gia đình để giải thích rõ tại sao mình lại chọn giải pháp đó cho cuộc đời.
Phần lớn mọi người đều làm theo các hướng như: thấy mọi người ra sao mình làm như thế cho hợp thời hoặc chưa có lập trường cụ thể... Khi bạn tập đưa ra bình luận, quan sát và lời hứa thì chắc chắn bạn sẽ làm việc có trách nhiệm, hiệu quả hơn.
Các bạn trẻ Việt cũng có sự thay đổi quá lớn trong cách vận trang phục, ứng xử văn hóa nơi công cộng. Nhớ năm 2000 khi tôi tới VN, mọi người hầu hết đều ăn mặc vô cùng giản dị và rất ít người trẻ trang điểm khi ra đường. Lúc ấy hầu hết các bạn đều sở hữu một nét thuần khiết châu Á, không rườm rà, đó chính là điều khiến những ai đến từ các nước đã phát triển như tôi cảm thấy rất thích thú, yêu mến. Bây giờ ra đường tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy các bạn trẻ tại đây ăn mặc, trang điểm, tiêu xài... y hệt bên Nhật!
Tôi dám chắc những chiếc xe mắc nhất, những bộ quần áo hợp thời “gây sốc” nhất tại Nhật... đều có thể phát hiện khắp nơi trong thành phố này. Điều khó hiểu và đáng nói là ở chỗ thu nhập cũng như mức sống ở Nhật rất cao và chênh lệch nhiều so với VN, tại sao giới trẻ VN có thể làm được điều này?
Tôi biết VN là một quốc gia đang phát triển, nhưng dường như sự phát triển trong cách sống của giới trẻ đã đi quá nhanh so với kinh tế. Tôi không mong muốn được thấy VN phát triển theo hướng như thế. Bản thân tôi muốn đi theo hướng của những phụ nữ Việt thời xưa, ăn nói nhỏ nhẹ và luôn đơn giản hóa trong ăn bận, tôn trọng vẻ đẹp và sự giàu có bên trong hơn.
Tôi cũng lưu ý một điều khi một bạn trẻ Việt đi một mình thì không sao, nhưng nếu đi theo nhóm và đến một nơi công cộng thì hầu hết đều không còn quan tâm đến không gian xung quanh nữa. Họ cười nói lớn tiếng, chạy giỡn và có những hành động thể hiện sự không tôn trọng những người gần đó. Dường như họ quan niệm đơn giản “Đi nhiều người nhất thì phải đồng nghĩa với việc gây được nhiều sự chú ý nhất”. Và thế là tôi biết mỗi khi có một nhóm bạn trẻ kéo tới ngồi kế bên thì tốt nhất chúng tôi phải là “người ra đi”!
Mười năm trước, giới trẻ Việt ngoan và hiền lắm. Tôi mong sao điều đó sẽ được giữ lại mãi mãi, nhưng có vẻ như đây chỉ là điều viển vông...
NOHARA MAY
(Người Nhật, trưởng văn phòng đại diện Công ty Onlink Japan)
CÔNG NHẬT ghi
Họ đã “siêu” thay đổi Đúng là so với khoảng thời gian mười năm trước, bây giờ giới trẻ đã có sự thay đổi đáng kể. Bên cạnh những thay đổi tích cực như thông thạo ngoại ngữ, vi tính hơn thì họ cũng táo bạo hơn. Đơn cử như việc cứ đến một số trường đại học, cao đẳng, trường quốc tế giờ tan học... sẽ thấy các màu áo siêu mỏng, tóc siêu thẳng và váy siêu ngắn xuất hiện ngập tràn... Nguyễn Ngọc Yến Chinh (nhân viên Mommy Spa) Hụt hẫng vô cùng! Tôi thích tìm nguồn cảm hứng từ những điều đơn sơ, thế nhưng khi đến TP.HCM thì có vẻ điều đó đã trở thành xa xỉ. Thật khó để tìm một cô gái tóc dài và sở hữu nét đẹp tinh khiết, dịu dàng lướt trong tà áo dài. Bây giờ đi đâu cũng thấy tóc duỗi, tóc quăn, tóc tém... và ai cũng chu môi, phùng má để tạo được cái gọi là “xì tin kiểu Hàn Quốc” khi chụp ảnh. Nhiều lần thấy một cô bé xinh xinh đi ngang qua, tôi giơ máy định chụp hình thì kiểu cách ấy tái diễn, tôi đành miễn cưỡng chụp mà lòng tiếc ngẩn ngơ. Brian C. (họa sĩ, người Úc) |
Ý kiến bạn đọc
Xin cảm ơn bài viết của tác giả OHARA MAY. Một lần nữa tôi xin khẳng định lại: Giới trẻ Việt Nam thay đổi quá nhanh. Thay đổi trong cách ăn nói, trang phục, phong cách, trong suy nghĩ và trong tư tưởng.
So với các bạn trong lớp thì tôi là người già nhất. Nói như các bạn vẫn hay gọi tôi là thế hệ 8X. Trong lớp tôi phần lớn là các bạn sinh năm 1990, 1991. Còn tôi lớn hơn họ chừng 4, 5 tuổi. Khoảng cách đó tuy không thật sự lớn về mặt thời gian, nhưng khoảng cách về phong cách ăn mặc, nói năng đều khác biệt, thậm chí là một trời một vực. Quan niệm của tôi đã đi học thì phải ăn mặc chỉnh tề, giản dị. Hãy thể hiện mình là người đang ngồi trên ghế nhà trường, chịu sự giáo dục uốn nắn cũng như những quy phạm trong trong trường.
Khác hẳn với điều đó, các bạn tôi rất thoáng trong cách ăn mặc. Mặc gì đến trường không quan trọng, người mặc váy, người mặc đồ jean. Có người mặc quần lửng, thậm chí nhiều bạn mặc váy ngắn đến trường. Có lẽ sự khác biệt lớn nhất tôi thấy ở các bạn trong lớp so với tôi là cách ăn nói. Từ lóng xuất hiện phần lớn trong từng câu nói của các bạn.
Nếu kể một câu chuyện về phim ảnh, chuyện phiếm thì tôi chỉ hiểu chưa được 50%. Bởi vậy tuy lớn hơn nhau có mấy tuổi nhưng tôi phải vất vả kiếm bạn cùng trang lứa để chơi, tâm sự cho hợp nhau. Đồng ý là xã hội phát triển thì giới trẻ cũng cần sự hòa nhập, thay đổi nhưng các bạn trẻ của chúng ta đang hòa tan một cách đáng lo ngại.
NGUYỄN MẬU TRƯỜNG
Nguồn Tuổi Trẻ