- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Rất nhiều bậc phụ huynh đã bày tỏ nỗi lo lắng về con cái của họ đang sa đà vào game, chát chít và yêu qua mạng. Họ không hiểu “tình online” có gì bí ẩn mà thu hút giới trẻ đến vậy. Và, có cách nào để giảm bớt hệ lụy?
Mốt “rao tình”…
Lên mạng internet tìm kiếm, chẳng khó bắt gặp một vài cái nickname treo status rêu rao kiểu như: “Đang buồn, bị người yêu đá…”, “Cô đơn cần người tâm sự…”, “Em có tiền nhưng thiếu tình…”. Mà lạ, những người hay lên mạng “la làng” đều là các bạn trẻ, đang tuổi yêu đương…
Từ những kiểu “rao tình” này, hậu quả nào sau sự đồng điệu chóng vánh đó thì chỉ có trời mới biết. Có phải vì cuộc sống vất vả đến nỗi không có thời gian để các bạn trẻ có thể gặp gỡ bạn bè, chia sẻ, tâm sự? Có phải giới trẻ hiện đại cô đơn đến nỗi không tìm được một người bên cạnh để hiểu mình? Chỉ đơn giản là ngại đi thăm bạn bè, ngại phải “trình bày nhiều”, một cái status treo lên, bật nick sáng là “cả làng” đều biết. Nhanh và tiện (?)
Có thể nhận thấy, mặt tích cực của việc kết bạn trên mạng là một số bạn trẻ có thể thoát ra khỏi nỗi buồn, sự trầm cảm, lấy lại được sự tự tin, khích lệ từ rất nhiều người sẵn sàng chia sẻ, lắng nghe. Khi trò chuyện trên mạng, các bạn trẻ có thể thoải mái nói về bất cứ chuyện gì, miễn là người bên kia muốn nghe và có ý chia sẻ. Lại nữa, giới trẻ hứng thú với chát chít bởi khi nói với một người không thấy mặt, sẽ không thấy xấu hổ. Người chát chít có thể là người không quen biết, hoặc nếu có quen biết cũng đều là những người “hay chuyện” như mình, nên cũng chẳng lấy gì làm ngại ngùng…
Chính bởi những lẽ trên, giới trẻ hiện đại vô cùng hứng thú với chát chít, thấy chuyện yêu đương, hẹn hò qua mạng là chuyện rất bình thường. Không thiếu những tình yêu nảy nở, đơm hoa kết trái qua mạng. Nhưng cũng không hiếm những bạn trẻ bị lừa tình, lừa tiền cay đắng, không hiếm những bậc cha mẹ phải buồn đau sau hệ lụy “tình online” của con mình.
Bức tường ngăn hệ lụy…
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận, internet nói chung và “game”, “chát chít” nói riêng có khả năng gây nghiện, nếu sức khỏe yếu, tinh thần yếu, con người rất dễ bị những “chất gây nghiện” này xâm nhập và làm hại. Tuy nhiên, internet lại không xấu đối với những bạn trẻ biết tận dụng công nghệ để tra cứu, học tập, nâng cao kiến thức. Vì vậy, không nên cho rằng cứ tiếp xúc với internet là trẻ sẽ sa đà, phạm tội. Internet có hai mặt: tốt, xấu. Các bậc phụ huynh nên biết phát huy những mặt tốt và giúp con cái biết cách phòng tránh mặt trái của internet. Quan tâm, chia sẻ, thấu hiểu tâm sinh lý của con cái trong từng độ tuổi, giúp con tự tin và trưởng thành, biết chịu trách nhiệm về những việc mình làm, biết nhận biết những điều tốt, xấu…
Trong giáo dục hàng ngày, nên hài hòa tình yêu thương và sự nghiêm khắc với con cái. Không nên đáp ứng lập tức mọi đòi hỏi của con, để trẻ không trở nên ích kỉ, độc đoán. Dạy con cái hiểu giá trị lao động, giá trị của đồng tiền, giúp trẻ biết quý trọng công sức của cha mẹ, quý trọng cuộc sống. Muốn vậy, cha mẹ phải là tấm gương sáng để con cái soi vào, để học tập, hình thành nhân cách và nghị lực.
Chỉ có sự chân thành, lòng bao dung, tình yêu thương thật sự mới tạo thành sức mạnh, giống như bức tường thành, ngăn cách mỗi thành viên gia đình với những tệ nạn ngoài xã hội, mới làm giảm được những hệ lụy từ “nét”, để không có những vụ án đau lòng từ “tình online”…
Nguồn :hn.24h.com.vn
Mốt “rao tình”…
Lên mạng internet tìm kiếm, chẳng khó bắt gặp một vài cái nickname treo status rêu rao kiểu như: “Đang buồn, bị người yêu đá…”, “Cô đơn cần người tâm sự…”, “Em có tiền nhưng thiếu tình…”. Mà lạ, những người hay lên mạng “la làng” đều là các bạn trẻ, đang tuổi yêu đương…
Từ những kiểu “rao tình” này, hậu quả nào sau sự đồng điệu chóng vánh đó thì chỉ có trời mới biết. Có phải vì cuộc sống vất vả đến nỗi không có thời gian để các bạn trẻ có thể gặp gỡ bạn bè, chia sẻ, tâm sự? Có phải giới trẻ hiện đại cô đơn đến nỗi không tìm được một người bên cạnh để hiểu mình? Chỉ đơn giản là ngại đi thăm bạn bè, ngại phải “trình bày nhiều”, một cái status treo lên, bật nick sáng là “cả làng” đều biết. Nhanh và tiện (?)
Có thể nhận thấy, mặt tích cực của việc kết bạn trên mạng là một số bạn trẻ có thể thoát ra khỏi nỗi buồn, sự trầm cảm, lấy lại được sự tự tin, khích lệ từ rất nhiều người sẵn sàng chia sẻ, lắng nghe. Khi trò chuyện trên mạng, các bạn trẻ có thể thoải mái nói về bất cứ chuyện gì, miễn là người bên kia muốn nghe và có ý chia sẻ. Lại nữa, giới trẻ hứng thú với chát chít bởi khi nói với một người không thấy mặt, sẽ không thấy xấu hổ. Người chát chít có thể là người không quen biết, hoặc nếu có quen biết cũng đều là những người “hay chuyện” như mình, nên cũng chẳng lấy gì làm ngại ngùng…
Chính bởi những lẽ trên, giới trẻ hiện đại vô cùng hứng thú với chát chít, thấy chuyện yêu đương, hẹn hò qua mạng là chuyện rất bình thường. Không thiếu những tình yêu nảy nở, đơm hoa kết trái qua mạng. Nhưng cũng không hiếm những bạn trẻ bị lừa tình, lừa tiền cay đắng, không hiếm những bậc cha mẹ phải buồn đau sau hệ lụy “tình online” của con mình.
Không hiếm những bậc cha mẹ phải buồn đau sau hệ lụy “tình online” của con mình (Ảnh minh họa)
Cuộc sống hiện đại, máy vi tính trở nên phổ biến, mạng internet đã về đến các làng quê hẻo lánh, chui vào những “hang cùng ngõ hẻm”, thì chuyện trẻ tiếp xúc với những trang web đen hay bị lôi kéo vào các tệ nạn trên mạng là không thể tránh khỏi. Có rất nhiều vụ án đau lòng về những thanh thiếu niên nghiện game, kết bạn với những đối tượng xấu qua mạng, kết bè cánh để ăn chơi thác loạn và cướp bóc, thậm chí giết người, để phải chịu những bản án cay đắng giữa tuổi thanh xuân. Nhiều cô bé ham chơi, chỉ thiếu một vài chục nghìn đồng tiền nét vì cần một bạn trai xa lạ đến “cứu nét” (trả tiền chơi nét hộ) mà rồi “hạ cánh” xuống nhà nghỉ, trượt dài vào cuộc sống lầm lỗi. Nhiều bạn trẻ khác lại đánh mất tương lai vì ham mê game, mê hẹn hò, chát s.ex qua mạng, suy giảm cả sức khỏe, đạo đức, tự đánh mất cơ hội học tập, lập nghiệp của mình… Thực tế cho thấy, nhiều bậc cha mẹ quá sốc khi những đứa con mà họ vẫn coi là bé bỏng, đột nhiên tuột khỏi tầm tay họ, sa đà vào những tệ nạn xã hội, hay trở thành nạn nhân của những tệ nạn đó.
Bức tường ngăn hệ lụy…
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận, internet nói chung và “game”, “chát chít” nói riêng có khả năng gây nghiện, nếu sức khỏe yếu, tinh thần yếu, con người rất dễ bị những “chất gây nghiện” này xâm nhập và làm hại. Tuy nhiên, internet lại không xấu đối với những bạn trẻ biết tận dụng công nghệ để tra cứu, học tập, nâng cao kiến thức. Vì vậy, không nên cho rằng cứ tiếp xúc với internet là trẻ sẽ sa đà, phạm tội. Internet có hai mặt: tốt, xấu. Các bậc phụ huynh nên biết phát huy những mặt tốt và giúp con cái biết cách phòng tránh mặt trái của internet. Quan tâm, chia sẻ, thấu hiểu tâm sinh lý của con cái trong từng độ tuổi, giúp con tự tin và trưởng thành, biết chịu trách nhiệm về những việc mình làm, biết nhận biết những điều tốt, xấu…
Trong giáo dục hàng ngày, nên hài hòa tình yêu thương và sự nghiêm khắc với con cái. Không nên đáp ứng lập tức mọi đòi hỏi của con, để trẻ không trở nên ích kỉ, độc đoán. Dạy con cái hiểu giá trị lao động, giá trị của đồng tiền, giúp trẻ biết quý trọng công sức của cha mẹ, quý trọng cuộc sống. Muốn vậy, cha mẹ phải là tấm gương sáng để con cái soi vào, để học tập, hình thành nhân cách và nghị lực.
Chỉ có sự chân thành, lòng bao dung, tình yêu thương thật sự mới tạo thành sức mạnh, giống như bức tường thành, ngăn cách mỗi thành viên gia đình với những tệ nạn ngoài xã hội, mới làm giảm được những hệ lụy từ “nét”, để không có những vụ án đau lòng từ “tình online”…
Nguồn :hn.24h.com.vn