Giới trẻ ngày càng "lơ đãng" với văn hóa chào hỏi.

aptx4869

Làm dâu trăm họ
Thành viên thân thiết
Tham gia
9/5/2011
Bài viết
2.885
-Nhìn từ góc độ văn hóa, xã hội, ông nhận xét như thế nào về truyền thống chào hỏi của người Việt Nam?

Tiến sĩ Trịnh Hòa bình: Từ xưa đến nay, Việt Nam vẫn được xem là dân tộc “tôn sư trọng đạo”, coi trọng giao tiếp. Người Việt có câu “lời chào cao hơn mâm cỗ”, lời chào thể hiện sự trân trọng lẫn nhau. Việc chào hỏi trở thành nét văn hóa xã giao.

Chúng ta có dịp đi qua Bắc Ninh sẽ thấy, những người tuổi bậc cha chú nhưng vẫn khiêm nhường trong câu chào, họ tự xưng mình là “em” với khách. Điều đó chứng tỏ người ta coi trọng lời ăn tiếng nói và tôn trọng khách.

Việc chào nhau bằng ánh mắt, lời nói, cử chỉ đã trở thành một trong những thuộc tính của đạo đức, đạo lý.

Đạo đức Phong Kiến răn dạy và trang bị cho những người được học hành rất coi trọng lời chào. Đạo Khổng dạy người quân tử những đức như: Chiếu trải không ngay ngắn không ngồi, lời nói không nghiêm túc không nói… Nhân dân ta từ xa xưa cũng ảnh hưởng bởi giáo lý đó. Người Việt còn có truyền thống trọng người cao tuổi và trọng người có chức tước. Đây là bằng chứng cho thấy chúng ta coi trọng văn hóa xã giao.

Nếu chúng ta tách biệt vỏ vật chất của lời chào thì nó chẳng có gì đáng ghê gớm. Nhưng đằng sau nó thể hiện thái độ và nhân cách của người chào. Lời chào còn là sự xác lập trật tự xã hội giữa những người đang giao tiếp.

Chính vì vậy, lời chào được xem là một phần trong nhân cách của con người. Nếu một ai đó không có văn hóa này sẽ bị coi là khác thường và không được đánh giá tốt về đạo đức.

-Không ít người trong giới trẻ ngày nay tỏ ra “lơ đãng” với nếp chào hỏi ấy. Theo ông, hiện tượng này liệu có manh nha cho một hậu quả?

Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình: Thế hệ trẻ nhiều người không nhìn ngó lời chào câu hỏi là do họ đề cao tính thực dụng, không biết không chào. Thậm chí, nếu người xa lạ đụng độ ở đâu đấy họ còn giương mắt lên nhìn. Còn có hiện tượng vì cái nhìn mà thách thức, khinh thị, thậm chí đánh nhau… chung quy cũng bởi họ lãng quên, thiếu đi lời chào, văn hóa xã giao.

Chính vì vậy, khi con người không để ý đến nét văn hóa này cũng là một điều quan ngại và đòi hỏi chúng ta phải xem xét lại. Nó giống như sự biến thái hay đứt gãy nét văn hóa ứng xử, gây tổn hại đến nhân cách con người.

-Vậy cần một giải pháp nào cho vấn đề này thưa ông?

Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình: Tôi cho rằng, từ tiếng nói, lời chào của mỗi người được trang bị trước hết từ trong chính gia đình họ. Giáo dục trong gia đình có ý nghĩa nền tảng vì gia đình đang thực hiện chức năng xã hội hóa ngay từ trong lòng nó. Việc giáo dục này chuẩn bị những cơ sở đầu tiên cho đứa trẻ để khi trưởng thành, ra với cuộc sống nó trở thành con người của xã hội. Lúc đó nó đã phải xác lập, hình dung, xem xét được mối tương quan của mình với các thành viên khác trong gia đình cũng như mối tương quan với xã hội…

Văn hóa gia đình đóng vai trò lớn trong quyết định hình thành nhân cách của trẻ. Thậm chí, nó còn can thiệp xem đứa trẻ sẽ gia nhập cơ cấu nào trong thang bậc xã hội sau này.

Chúng ta cần giáo dục theo hình thức nêu gương. Trong làng nhìn theo tôn chỉ của làng còn ở mỗi gia đình thì ông bà, bố mẹ và người lớn cần nêu gương cho con cháu đồng thời phải xác định được vị thế của từng người.

Đến nay, ở Việt Nam đã có những cuộc vận động trong cuộc sống cộng đồng nông thôn như: Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu chăm ngoan.

Ngoài ra, sự giáo dục của nhà trường và các đoàn thể xã hội cũng đóng vai trò lớn trong việc xác lập mối quan hệ của mỗi cá nhân đối với xã hội, qua đó giúp làm phong phú hơn văn hóa ứng xử đời sống hàng ngày.

Cám ơn Tiến sĩ.

Theo baomoi.com

Và cũng đừng quên!

Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương.

[FLASH]https://st.nhacso.net/flash/v57/embedPlaylistjs.swf?xmlPath=https://nhacso.net/flash/song/xnl/1/id/699360&adsLink=&colorAux=0x0099ff&colorBorder=0x666666&typePlayer=single&autoPlay=false[/FLASH]
 
×
Quay lại
Top Bottom