- Tham gia
- 19/11/2010
- Bài viết
- 1.453
- Việt Nam hiện có hơn 5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Điều đáng nói là 65% số đó lại không biết mình bị mắc bệnh. Bệnh này xuất hiện ở lứa tuổi trẻ ngày càng nhiều, có những trẻ chỉ mới 9 - 10 tuổi đã mắc bệnh.
Bệnh đái tháo đường ngày một tăng nhanh, nguyên nhân là sự thay đổi nhanh về lối sống, thói quen ăn uống, ít hoạt động thể lực. Sự gia tăng nhanh người mắc bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới kéo theo những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế của toàn xã hội.
Vào những năm cuối thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21, các chuyên gia của WHO đã dự báo "Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và rối loạn chuyển hoá, đặc biệt bệnh đái tháo đường sẽ là bệnh không lây phát triển nhanh nhất".
Bệnh đái tháo đường đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới đặc biệt là các nước phát triển và đang phát triển.
Trong vòng 3 năm từ 2000- 2003, số người mắc bệnh đái tháo đường đã tăng từ 171 – 194 triệu. Theo dự đoán của các chuyên gia, đến năm 2025 số người mắc bệnh đái tháo đường sẽ tăng khoảng 380 – 390 triệu. Trong đó, số người mắc bệnh đái tháo đường týp 2 chiếm khoảng 85 – 95%. Không chỉ số người mắc bệnh tăng nhanh mà chi phí để chữa trị bệnh cũng rất tốn kém.
Tại Việt Nam, tình trạng gia tăng số người mắc bệnh đái tháo đường cũng ngày một cao.
Năm 1990, nghiên cứu dịch tễ học bệnh đái tháo đường đầu tiên đã được tổ chức ở Hà Nội, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tại Hà Nội là 1,2% ở những người từ 15 tuổi trở lên. Đến năm 2002 thì số người mắc bệnh đã tăng gấp 3 so với 10 năm trước. Cũng theo điều tra quốc gia năm 2008, tỷ lệ bệnh trong lứa tuổi từ 30 - 69 khoảng 5,7% dân số, nếu chỉ ở khu vực thành phố, khu công nghiệp tỷ lệ bệnh từ 7 - 10%.
Theo PGS-TS Tạ Văn Bình, Viện trưởng Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa, tại Việt Nam hiện có hơn 5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, nguy hiểm ở chỗ, 65% số người mắc bệnh lại không biết mình bị mắc bệnh nên đã không biết kiểm soát cũng như ngăn chặn bệnh từ những thói quen sinh hoạt ăn uống hàng ngày.
GS.TS Tạ Văn Bình cho biết thêm, nguyên nhân của sự tăng nhanh người mắc bệnh đái tháo đường là thói quen và lối sống của người dân. Đặc biệt, là nhóm người mắc bệnh đã không biết kiểm soát để điều trị bệnh, cũng như ngăn chặn bệnh từ những thói quen sinh hoạt ăn uống.
Hàng năm số người chết vì các bệnh liên quan đến đái tháo đường đứng hàng thứ 4 trên thế giới. Bệnh gây giảm tuổi thọ trung bình từ 5 - 10 năm, là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa, bệnh tim mạch, nội tiết, gan thận, nhiễm trùng chi…
GS-TS Hoàng Tử Hùng, Phó Hiệu trưởng Đại học Y Dược TP.HCM cho biết,đái tháo đường được công nhận là yếu tố nguy cơ của bệnh nha chu và ngược lại nha chu viêm được xem là biến chứng thứ 6 của đái tháo đường. Tuy vậy những cơ chế giải thích mối tương quan giữa hai bệnh vẫn còn đang tiếp tục làm sáng tỏ và ngày càng nhiều chứng cứ khoa học được thu thập để khẳng định tương tác giữa viêm nhiễm nha chu và kiểm soát đường huyết.
Cũng giống như tại nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam, bệnh đái tháo đường có tốc độ phát triển nhanh, chi phí điều trị tốn kém, tốc độ trẻ hóa nhanh. Tuy nhiên, bệnh đái tháo đường ở Việt Nam thường có biến chứng sớm và nặng, kèm theo đó là hệ thống quản lý, chuyên môn kém và người bệnh không đủ tiền mua thuốc.
Cũng vì thế, việc tuyên truyền, giáo dục để nâng cao kiến thức của cộng đồng về bệnh cũng như các biện pháp phòng bệnh được coi là nhiệm vụ ưu tiên. Một lối sống, năng động từ ăn uống, tập luyện đến tinh thần thoải mái sẽ giúp ta phòng chống được căn bệnh tiểu đường và các biến chứng của nó, cho dù bạn có yếu tố di truyền hay không./.
Bệnh đái tháo đường ngày một tăng nhanh, nguyên nhân là sự thay đổi nhanh về lối sống, thói quen ăn uống, ít hoạt động thể lực. Sự gia tăng nhanh người mắc bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới kéo theo những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế của toàn xã hội.
Vào những năm cuối thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21, các chuyên gia của WHO đã dự báo "Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và rối loạn chuyển hoá, đặc biệt bệnh đái tháo đường sẽ là bệnh không lây phát triển nhanh nhất".
Bệnh đái tháo đường đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới đặc biệt là các nước phát triển và đang phát triển.
Trong vòng 3 năm từ 2000- 2003, số người mắc bệnh đái tháo đường đã tăng từ 171 – 194 triệu. Theo dự đoán của các chuyên gia, đến năm 2025 số người mắc bệnh đái tháo đường sẽ tăng khoảng 380 – 390 triệu. Trong đó, số người mắc bệnh đái tháo đường týp 2 chiếm khoảng 85 – 95%. Không chỉ số người mắc bệnh tăng nhanh mà chi phí để chữa trị bệnh cũng rất tốn kém.
Tại Việt Nam, tình trạng gia tăng số người mắc bệnh đái tháo đường cũng ngày một cao.
Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh đái tháo đường đang gia tăng rất nhanh, đặc biệt ở các thành phố lớn
Giáo sư Thái Hồng Quang, Phó Chủ tịch Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam cho biết, điều đáng lo ngại là bệnh đái tháo đường xuất hiện ở lứa tuổi trẻ ngày càng nhiều, có những trẻ chỉ mới 9 - 10 tuổi đã mắc bệnh. Sự thay đổi này hay gặp ở những quốc gia có nền kinh tế thay đổi nhanh, dẫn đến những thay đổi về môi trường sống và lối sống.Năm 1990, nghiên cứu dịch tễ học bệnh đái tháo đường đầu tiên đã được tổ chức ở Hà Nội, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tại Hà Nội là 1,2% ở những người từ 15 tuổi trở lên. Đến năm 2002 thì số người mắc bệnh đã tăng gấp 3 so với 10 năm trước. Cũng theo điều tra quốc gia năm 2008, tỷ lệ bệnh trong lứa tuổi từ 30 - 69 khoảng 5,7% dân số, nếu chỉ ở khu vực thành phố, khu công nghiệp tỷ lệ bệnh từ 7 - 10%.
Theo PGS-TS Tạ Văn Bình, Viện trưởng Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa, tại Việt Nam hiện có hơn 5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, nguy hiểm ở chỗ, 65% số người mắc bệnh lại không biết mình bị mắc bệnh nên đã không biết kiểm soát cũng như ngăn chặn bệnh từ những thói quen sinh hoạt ăn uống hàng ngày.
GS.TS Tạ Văn Bình cho biết thêm, nguyên nhân của sự tăng nhanh người mắc bệnh đái tháo đường là thói quen và lối sống của người dân. Đặc biệt, là nhóm người mắc bệnh đã không biết kiểm soát để điều trị bệnh, cũng như ngăn chặn bệnh từ những thói quen sinh hoạt ăn uống.
Tập thể dục giúp ta phòng chống căn bệnh đái tháo đường
Nhìn chung các nghiên cứu cho thấy bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh không chỉ ở các khu công nghiệp, thành phố mà còn cả miền núi, trung du. Nguyên nhân do nhận thức chung của cộng đồng về bệnh còn thấp.Hàng năm số người chết vì các bệnh liên quan đến đái tháo đường đứng hàng thứ 4 trên thế giới. Bệnh gây giảm tuổi thọ trung bình từ 5 - 10 năm, là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa, bệnh tim mạch, nội tiết, gan thận, nhiễm trùng chi…
GS-TS Hoàng Tử Hùng, Phó Hiệu trưởng Đại học Y Dược TP.HCM cho biết,đái tháo đường được công nhận là yếu tố nguy cơ của bệnh nha chu và ngược lại nha chu viêm được xem là biến chứng thứ 6 của đái tháo đường. Tuy vậy những cơ chế giải thích mối tương quan giữa hai bệnh vẫn còn đang tiếp tục làm sáng tỏ và ngày càng nhiều chứng cứ khoa học được thu thập để khẳng định tương tác giữa viêm nhiễm nha chu và kiểm soát đường huyết.
Cũng giống như tại nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam, bệnh đái tháo đường có tốc độ phát triển nhanh, chi phí điều trị tốn kém, tốc độ trẻ hóa nhanh. Tuy nhiên, bệnh đái tháo đường ở Việt Nam thường có biến chứng sớm và nặng, kèm theo đó là hệ thống quản lý, chuyên môn kém và người bệnh không đủ tiền mua thuốc.
Cũng vì thế, việc tuyên truyền, giáo dục để nâng cao kiến thức của cộng đồng về bệnh cũng như các biện pháp phòng bệnh được coi là nhiệm vụ ưu tiên. Một lối sống, năng động từ ăn uống, tập luyện đến tinh thần thoải mái sẽ giúp ta phòng chống được căn bệnh tiểu đường và các biến chứng của nó, cho dù bạn có yếu tố di truyền hay không./.