beobeo_success
Thành viên
- Tham gia
- 26/11/2011
- Bài viết
- 3
Cuộc sống hiện đại khiến xã hội thay đổi quá nhanh, nhưng giới trẻ lại chưa được chuẩn bị một cách chu đáo để thích ứng với những thay đổi đó nên dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng niềm tin, không có lý tưởng sống và thậm chí coi giết người cũng chỉ là chuyện đơn giản.
Khi dư âm của vụ án Lê Văn Luyện còn chưa kịp lắng xuống thì dư luận lại bàng hoàng tiếp tục chứng kiến thêm một vụ án giết người cướp tiệm vàng mà hung thủ cũng là một thanh niên còn rất trẻ.
Từ những vụ thảm án tại các tiệm vàng đã diễn ra trong một thời gian ngắn, xã hội phải đặt ra câu hỏi: Giới trẻ ngày nay đang nghĩ gì? Phải chăng việc giết người với họ chỉ đơn giản như ở các trò chơi bạo lực trên mạng?
Tiến sĩ Quách NghiêmTrao đổi với PVKienthuc.net.vn, TS Quách Nghiêm cho rằng con người trong cuộc sống hiện đại đang phải chịu quá nhiều áp lực, nhất là đối với giới trẻ nên việc họ đánh mất niềm tin, trở nên vô cảm hay hung bạo hơn cũng là một chuyện dễ hiểu.
Điển hình như trường hợp của Lê Văn Luyện và Nguyễn Hữu Dưỡng, từ những khó khăn về kinh tế họ nẩy sinh ý định đi cướp, rồi từ cướp của sang giết người cũng chỉ cách nhau một gang tấc.
Đó là có động cơ rõ ràng, còn nhiều trường hợp khác nữa chỉ bắt nguồn từ những việc rất đơn giản như đụng xe hay chỉ một cái “nhìn đểu” cũng có thể là lý do để cướp đi tính mạng người khác.
Một nguyên nhân có thể kể đến là việc những phim ảnh, trò chơi bạo lực đang tràn ngập trên ti vi, trên mạng khiến nhiều người như rơi vào tình trạng ảo giác, không phân biệt nổi đâu là thế giới thực và đâu là thế giới ảo.
Đã quá quen với cảnh chém giết đẫm máu nên việc giết người có khi cũng chỉ là chuyện nhỏ. Con người thì ai cũng có phần “con” và phần “người”, cái quan trọng là phải biết tự kiểm soát bản thân mình, không để cho phần “con” lấn át phần “người”.
Một vấn đề nữa là giáo dục của chúng ta vẫn chưa làm hết trách nhiệm của mình. Tập trung quá nặng vào việc nhồi nhét kiến thức chứ chưa để ý đến việc giáo dục tính nhân văn, tính hướng thiện cho học sinh.
Minh chứng rõ nhất là tình trạng bạo lực học đường đang trở nên rất nghiêm trọng. Đến các em học sinh nữ còn đánh bạn một cách tàn nhẫn rồi quay clip tung lên mạng thì việc ăn cướp không được quay sang giết người cũng chỉ là thêm một bước chân nữa mà thôi.
Môi trường sống cũng tác động rất lớn tới suy nghĩ và tâm sinh lý của giới trẻ. “Ví dụ đơn giản thôi, trước đây bọn tôi đi học có ai cận mấy đâu, nhưng bây giờ có tới trên 70% học sinh bị cận thị, đó chính là do tác động của môi trường xung quanh”.
Theo tiến sĩ Quách Nghiêm thì quả thực môi trường sống của thế hệ trẻ đang bị biến đổi rất nhiều, đặc biệt là ở cấp độ gia đình. Sợi dây liên lạc giữa gia đình và mỗi cá nhân đang ngày càng yếu đi. Đáng ra gia đình phải là nơi mỗi người tìm thấy sự bình an thì nay bố mẹ không thể hiểu được con cái mình đang nghĩ gì, muốn gì.
Như trường hợp của Nguyễn Hữu Dưỡng, gia đình vẫn nghĩ anh ta là một người con ngoan ngoãn, đến khi phát hiện ra con mình giết người thì bà mẹ đã ngất ngay tại chỗ.
“Sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình không còn thì cũng như cái cây bị chặt mất rễ cái, chỉ còn lại rễ phụ, có thể bị đổ sập bất cứ lúc nào trước những cơn gió tưởng chừng vô hại. Con người cũng vậy, khi không biết bấu víu vào đâu sẽ dẫn đến khủng hoảng tâm lý, lúc đó những hành động mang tính bản năng sẽ chi phối và hậu quả của nó là không thể lường hết được”.
Khi dư âm của vụ án Lê Văn Luyện còn chưa kịp lắng xuống thì dư luận lại bàng hoàng tiếp tục chứng kiến thêm một vụ án giết người cướp tiệm vàng mà hung thủ cũng là một thanh niên còn rất trẻ.
Từ những vụ thảm án tại các tiệm vàng đã diễn ra trong một thời gian ngắn, xã hội phải đặt ra câu hỏi: Giới trẻ ngày nay đang nghĩ gì? Phải chăng việc giết người với họ chỉ đơn giản như ở các trò chơi bạo lực trên mạng?
Tiến sĩ Quách Nghiêm
Điển hình như trường hợp của Lê Văn Luyện và Nguyễn Hữu Dưỡng, từ những khó khăn về kinh tế họ nẩy sinh ý định đi cướp, rồi từ cướp của sang giết người cũng chỉ cách nhau một gang tấc.
Đó là có động cơ rõ ràng, còn nhiều trường hợp khác nữa chỉ bắt nguồn từ những việc rất đơn giản như đụng xe hay chỉ một cái “nhìn đểu” cũng có thể là lý do để cướp đi tính mạng người khác.
Một nguyên nhân có thể kể đến là việc những phim ảnh, trò chơi bạo lực đang tràn ngập trên ti vi, trên mạng khiến nhiều người như rơi vào tình trạng ảo giác, không phân biệt nổi đâu là thế giới thực và đâu là thế giới ảo.
Đã quá quen với cảnh chém giết đẫm máu nên việc giết người có khi cũng chỉ là chuyện nhỏ. Con người thì ai cũng có phần “con” và phần “người”, cái quan trọng là phải biết tự kiểm soát bản thân mình, không để cho phần “con” lấn át phần “người”.
Một vấn đề nữa là giáo dục của chúng ta vẫn chưa làm hết trách nhiệm của mình. Tập trung quá nặng vào việc nhồi nhét kiến thức chứ chưa để ý đến việc giáo dục tính nhân văn, tính hướng thiện cho học sinh.
Minh chứng rõ nhất là tình trạng bạo lực học đường đang trở nên rất nghiêm trọng. Đến các em học sinh nữ còn đánh bạn một cách tàn nhẫn rồi quay clip tung lên mạng thì việc ăn cướp không được quay sang giết người cũng chỉ là thêm một bước chân nữa mà thôi.
Môi trường sống cũng tác động rất lớn tới suy nghĩ và tâm sinh lý của giới trẻ. “Ví dụ đơn giản thôi, trước đây bọn tôi đi học có ai cận mấy đâu, nhưng bây giờ có tới trên 70% học sinh bị cận thị, đó chính là do tác động của môi trường xung quanh”.
Theo tiến sĩ Quách Nghiêm thì quả thực môi trường sống của thế hệ trẻ đang bị biến đổi rất nhiều, đặc biệt là ở cấp độ gia đình. Sợi dây liên lạc giữa gia đình và mỗi cá nhân đang ngày càng yếu đi. Đáng ra gia đình phải là nơi mỗi người tìm thấy sự bình an thì nay bố mẹ không thể hiểu được con cái mình đang nghĩ gì, muốn gì.
Như trường hợp của Nguyễn Hữu Dưỡng, gia đình vẫn nghĩ anh ta là một người con ngoan ngoãn, đến khi phát hiện ra con mình giết người thì bà mẹ đã ngất ngay tại chỗ.
“Sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình không còn thì cũng như cái cây bị chặt mất rễ cái, chỉ còn lại rễ phụ, có thể bị đổ sập bất cứ lúc nào trước những cơn gió tưởng chừng vô hại. Con người cũng vậy, khi không biết bấu víu vào đâu sẽ dẫn đến khủng hoảng tâm lý, lúc đó những hành động mang tính bản năng sẽ chi phối và hậu quả của nó là không thể lường hết được”.