Giới thiệu về cấu tạo và phân loại máy phát điện

doosanpowerctv

Thành viên
Tham gia
3/4/2020
Bài viết
0
Nguyễn Huy Power xin giới thiệu đến quý khách hàng, bài viết giới thiệu về cấu tạo máy phát điện, cách phân loại máy phát điện, giúp quý khách hàng có thêm thông tin tìm hiểu về máy phát điện. Mời quý khách hàng cùng xem bài viết dưới đây.
Giới thiệu về cấu tạo và phân loại máy phát điện

Giới thiệu về cấu tạo máy phát điện

Máy phát điện bao gồm các thiết bị chính như sau: Động cơ, đầu phát, bảng điều khiển, vỏ chống ồn và khung bệ máy. Cụ thể về các chi tiết như sau: Động cơ là dùng chuyển động của động cơ để sinh công, đầu phát chuyển công năng của động cơ thành điện năng, bảng điều khiển sẽ hiển thị chi tiết thông số liên quan tới động cơ, đầu phát, tần số và số vòng quay, mức tiêu hao nhiên liệu, nhiệt độ... Vỏ chống ồn giúp giảm tiếng ồn, khung và bệ máy giúp các thiết bị cố định khi vận hành.
=>> Xem thêm: báo giá máy phát điện doosan
51_04_04_2020_gioi-thieu-ve-cau-tao-va-phan-loai-may-phat-dien.png

Các cách phân loại máy phát điện

1. Phân loại máy phát điện theo động cơ.

a. Phân loại theo tốc độ vòng quay của động cơ:
Máy phát điện tốc độ 3000 vòng/phút: Thường máy phát có công suất và giá thành thấp.
Máy phát điện tốc độ 1500 vòng/phút: Có công suất cao và giá thành sản phẩm cao hơn.
b. Phân loại theo nhiên liệu mà động cơ sử dụng:
Máy phát điện chạy xăng: Có công suất thấp và sử dụng cho các hộ gia đình, cửa hàng, văn phòng giao dịch…
Máy phát điện chạy dầu diesel: Dải công suất rộng đáp ứng mọi nhu cầu của quý khách hàng.
Máy phát điện chạy BIOGAS: Biogas là nhiên liệu dạng khí được sinh ra từ phân động vật và các chất hữu cơ lên men trong điều kiện không có không khí. Áp dụng cho các hộ, các công ty, các doanh nghiệp chăn nuôi.
c. Phân loại theo số xi lanh của động cơ: từ 1 xi lanh đến 16 xi lanh nhưng phổ biến:
Máy phát điện 3 xi lanh:
Máy phát điện 4 xi lanh:
Máy phát điện 6 xi lanh:
Máy phát điện 8 xi lanh:
Máy phát điện 10 xi lanh
Máy phát điện 12 xi lanh…
d. Phân loại theo cách bố trí xi lanh của động cơ:
Máy phát điện động cơ V: Cao nhất là V16 và giá thành sẽ cao hơn
Máy phát điện động cơ I (L): Cao nhất là 6L
Máy phát điện động cơ thẳng hàng
Máy phát điện động cơ đối xứng ngang…
e. Phân loại dựa vào kiểu làm mát động cơ:
Máy phát điện làm mát bằng gió: Gió tự nhiên và quạt gió
Máy phát điện làm bằng nước: ( Dành cho máy có công suất cao)
f. Phân loại theo kiểu điều chỉnh tốc độ động cơ:
Máy phát điện điều chỉnh tốc độ động cơ bằng cơ học: Giá thấp
Máy phát điện điều chỉnh tốc độ động cơ bằng điện tử: Giá cao hơn
2. Phân loại máy phát điện theo đầu phát:

a. Phân loại máy phát điện theo điện áp đầu ra:
Máy phát điện 1 pha (110/220VAC): Thông thường máy dưới 20 kVA
Máy phát điện 3 pha (230/400VAC): Dải công suất từ 10kVA trở lên
b. Phân loại theo tần số:
Máy phát điện 50Hz: Chủ yếu dành cho Việt Nam
Máy phát điện 60Hz: Mỹ, Nhật và các nước châu Âu
c. Phân loại theo điều chỉnh điện áp đầu ra:
Máy phát điện có AVR: Tự động cân bằng điện áp đầu ra
Máy phát điện không có AVR: Điện áp đầu ra sẽ biến thiên ngẫu nhiên
3. Phân loại máy phát điện theo bảng điều khiển:

Máy phát điện có màn hình hiển thị LCD
Máy phát điện có màn hình hiển thị LED
4. Phân loại máy phát điện theo vỏ chống ồn:

Máy phát điện có vỏ chống ồn: (Silent) Thường có ký hiệu S trong ký hiệu model: Nặng hơn, to hơn và đắt tiền hơn
Máy phát điện không có vỏ chống ồn: Rất ồn, ảnh hưởng sức khỏe.
5. Phân loại máy phát điện theo mục đích sử dụng: Máy phát điện công nghiệp, máy phát điện dân dụng, máy phát điện khách sạn, máy phát điện tòa nhà...

Hi vọng răng với những kiến thức trên đây, phần nào giúp quý khách hàng có thêm kiến thức tìm hiểu và mua được máy phát điện đúng với nhu cầu. Gọi ngay cho Nguyễn Huy Power để được tư vấn và báo giá tốt nhất sản phẩm máy phát điện doosan chính hãng ngay hôm nay.
 
×
Quay lại
Top Bottom