"Giấu điểm, tôi không hình dung được tư duy của Bộ giáo dục ở việc này"

  • Tác giả Tác giả nho
  • Ngày đăng Ngày đăng

nho

Cá ơi, bơi đi nào~~
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/4/2010
Bài viết
4.611
(GDVN) - Đó là quan điểm của ông Trần Xuân Nhĩ - Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT khi biết thông tin Bộ GD&ĐT không công bố dữ liệu điểm thô.
Ông Trần Xuân Nhĩ – Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT ngạc nhiên khi biết thông tin Bộ GD&ĐT từ chối công bố dữ liệu điểm của thí sinh trong Kỳ thi THPT quốc gia vừa qua.

“Tất cả chúng ta đi thi đều phải minh bạch, đều phải biết thông tin, phải nói rõ xem thí sinh đạt được như thế nào. Từ đó để đánh giá được sức học của mình như thế nào. Việc công bố điểm là cần thiết để cho học sinh biết được và lượng sức của mình để chọn trường…” ông Nhĩ nói lên suy nghĩ của mình.

Cũng theo nguyên lãnh đạo Bộ GD&ĐT, ở đâu cũng thế, sau mỗi kỳ thi đều phải công khai công bố điểm thi. Ở câu chuyện năm nay ông Nhĩ cho biết, ông hoàn toàn chưa hiểu ý đồ của Bộ GD&ĐT khi không công khai điểm thi thí sinh?

“Cá nhân tôi nghĩ thí sinh và xã hội cần biết được kết quả thi năm nay cụ thể sẽ như thế nào. Bộ Giáo dục giấu điểm như thế như là một bí mật gì đó là không cần thiết” ông Nhĩ cho biết.

Trong cuộc họp sáng ngày 21/7 với Ban Tuyên giáo Trung ương, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho rằng, việc công bố dữ liệu điểm của hơn 1 triệu thí sinh là không cần thiết vì ảnh hưởng tới bí mật cá nhân của từng em.

Việc này, ông Nhĩ trao đổi, trong một cuộc thi thì chuyện thí sinh điểm thấp, điểm cao rất bình thường. Thậm chí có thể biết được điểm của nhau để có quyết tâm phấn đấu, cần phải học như thế nào.

“Tôi không hình dung được tư duy của Bộ Giáo dục ở chuyện này như thế nào. Nếu Bộ Giáo dục không công bố điểm thi thì chúng ta không biết đâu mà lần, không biết được trình độ của học sinh đến mức độ nào, cách ra đề thi như thế, tổ chức thi như thế, cụm thi như thế là dựa vào kết quả thi để chúng ta suy xét về cách làm được hay không được” ông Nhĩ cho biết.

“Việc công bố cho xã hội biết về dữ liệu kỳ thi như tỷ lệ thí sinh trúng tuyển cả nước, tỷ lệ tốt nghiệp THPT, tỷ lệ tốt nghiệp ở các địa phương, tỷ lệ thí sinh tốt nghiệp ở các cụm do đại học chủ trì, tỷ lệ tốt nghiệp do các Sở GD&ĐT chủ trì…tất cả điều này sẽ được công bố công khai” ông Bùi Văn Ga khẳng định.
Ông Trần Xuân Nhĩ cũng nói thêm, từ việc thay đổi nhiều trong quá trình tổ chức thi tới việc hiện Bộ Giáo dục không công bố điểm thi cũng làm cho ông cảm thấy hoang mang hơn.

Công bố điểm là việc làm lâu nay rất bình thường, sau khi thi sẽ công khai minh bạch kết quả và theo ông Nhĩ dựa trên kết quả đó để đánh giá tình hình như thế nào.

Trong giai đoạn hiện nay tất cả các thí sinh đang trông chờ điểm thi từ Bộ GD&ĐT. Một học sinh lớp 12 đang đợi điểm của Kỳ thi THPT quốc gia (xin được giấu tên) cho biết, sinh ra năm Trâu nhưng thí sinh này cho rằng Bộ GD&ĐT đang biến lớp học sinh lớp 12 này thành chuột bạch.

phao_thi_giaoducnetvn.jpg

Trong quá khứ, xã hội đã từng ghi nhận những trận bão phao thi xuống sân trường ngay sau khi kết thúc môn Sử. Ảnh tuoitre.vn
“Giống như một con chuột sống trong tổ lâu ngày không chui ra loạng quạng lạc hướng. Thật khổ cho con chuột đó, không chui ra sẽ chết vì đói, nếu chui ra thì sẽ chả biết đường rồi cũng chết vì kẻ săn mồi khác” thí sinh này ví von.

Cũng theo em học sinh này, trước kỳ thi, khi biết được quy chế thi đã thay đổi, học sinh lớp 12 mất phương hướng, điều đó gây áp lực và căng thẳng cho học sinh.

Theo em học sinh này, bao đổi mới trong kỳ thi thì đến lúc diễn ra mới thấy mọi chuyện được chứng minh, nhiều cụm thi coi lỏng lẻo, những học sinh giỏi thi bằng năng lực đứng trước nguy cơ trượt tốt nghiệp, đại học.

Cho tới khi đợi công bố điểm thi, thí sinh này băn khoăn: “Giai đoạn chờ công bố điểm cũng không kém phần hồi hộp, thật mơ hồ mông lung cho bất kỳ học sinh nào có được thông tin chính xác. Sau đây là một đống quy trình nộp hồ sơ,ai sẽ là người giải thích cho chúng cháu với một vùng nông thôn?”.

Theo thí sinh này, việc có một “lời hẹn” không chính xác về thời gian công bố điểm khiến nhiều thí sinh mất công đi lại,có những em phải lặn lội tới 20km để xem điểm thi.

“Cháu mong rằng, mọi sự đổi mới của năm sau sẽ hoàn thiện hơn và trong sạch hơn trong kỳ thi, mọi thông tin phải rõ ràng hơn và thật sự mang lại hiệu quả” thí sinh này mong muốn.

Trước đó, ông Bùi Văn Ga-Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, việc công bố kết quả thô dữ liệu vì do thí sinh cũng chưa biết mình đậu hay không, còn phụ thuộc vào hội đồng xét tốt nghiệp phổ thông và kết quả rèn luyện tại trường phổ thông. Do đó, việc công bố điểm trước là không cần thiết.

Hơn nữa, cũng theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, nếu công bố dữ liệu thô như vậy sẽ có một số trường sẽ dùng dữ liệu thô này để gửi giấy báo đối với những thí sinh không có nguyện vọng vào trường mình, điều này rất phản cảm. Cũng có thể có một số cá nhân lợi dụng việc công bố dữ liệu thô này với mục đích khác.
Nguồn: baomoi.com
 
có một thứ rất buồn cười. cải cách giáo dục thì liên quan trưc tiếp đến giáo viên và cả học sinh nữa, thế mà bộ thay đổi liên tục chẳng cần biết đến ý kiến cũng như nguyện vọng của học sinh là gì cả. Thậm chí những thông tin cần thiết về việc cải cách ấy cũng k dc thông báo rõ ràng và chính thức đến nhà trường-phụ huynh-học sinh...khiến cho hs cứ phải lo lắng về những quy chế mới, những cái mà bộ gọi là Education Reform ( ảnh hưởng lớn nhất là đối với các học sinh cuối cấp ==")
cải cách giáo dục ở Vn đã thực sự có hiệu quả hay chưa khi mà bộ chỉ thay đổi cái mặt bên ngoài của nó mà cốt lõi thì vẫn chẳng có gì biến đổi cả..hay việc cải cách chỉ đang làm rối loạn thêm cái nền giáo dục đang có nguy cơ báo động này !!!
 
Bộ giáo dục có lấy ý kiến của học sinh trước khi cải cách không nhỉ, mình nghĩ trước khi làm thì nên khảo sát xem là ý kiến của những người trực tiếp chịu ảnh hưởng tới việc cái cách này như thế nào, cũng giông như làm marketing thì phải khảo sát thị trường và khảo sát ý kiến của khách hàng trước ấy.
 
×
Quay lại
Top Bottom