- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Hiện cả nước còn thiếu trên 27.000 giáo viên ở tất cả các cấp học nhưng tại nhiều địa phương, sinh viên Sư phạm ra trường không kiếm được chỗ dạy.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Vinh Hiển khẳng định năm học 2013-2014, ngành GD-ĐT sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đạt chuẩn về chất lượng, tâm huyết và gắn bó với nghề.
Ngành sư phạm vẫn thu hút thí sinh. Trong ảnh: Thí sinh dự thi vào Trường ĐH Sư phạm TP HCM năm 2013. (Ảnh: Tấn Thạnh)
Nhiều lý do
Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục - Bộ GD-ĐT, cho biết theo báo cáo của các địa phương khi xây dựng kế hoạch đội ngũ và quy hoạch mạng lưới trường lớp so với nhu cầu, hiện cả nước thiếu trên 27.000 giáo viên ở tất cả các cấp học. Cụ thể, TP HCM năm nay thiếu 2.500 giáo viên, sau đợt tuyển vừa qua hiện còn thiếu 1.200; Nghệ An, Thanh Hóa, Bắc Giang… cũng thiếu khoảng 1.000 giáo viên; các tỉnh khác cũng rơi vào tình trạng thiếu người lên lớp nhưng mức độ ít hơn.
Theo lý giải của ông Hoàng Đức Minh, tình trạng thiếu giáo viên bắt nguồn từ việc thực hiện đề án phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, nhu cầu dạy 2 buổi một ngày, đẩy nhu cầu giáo viên ở cấp này tăng lên. Ngoài ra, việc đổi mới giáo dục phổ thông, khuyến khích học 2 buổi một ngày và thực hiện đề án ngoại ngữ đến năm 2020 cũng đòi hỏi tăng số lượng giáo viên. Một số môn học được dạy đại trà ở cấp THCS như âm nhạc, mỹ thuật... cũng là yếu tố làm tăng nhu cầu giáo viên.
Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều địa phương rơi vào tình trạng sinh viên sư phạm tốt nghiệp không có việc làm. Ông Minh thừa nhận tình trạng thừa giáo viên cũng xảy ra ở một số vùng trung tâm. “Ở một số môn, một số vùng, giáo viên đã đủ nhưng số lượng được đào tạo ra vẫn nhiều dẫn đến thừa và sinh viên ra trường không thể tìm được việc” - ông Minh nói. Cục trưởng Cục Nhà giáo cũng nói thêm rằng để giải quyết tình trạng này, 2 năm nay bộ đã triển khai quyết liệt quy hoạch nhân lực của ngành gắn với điều chỉnh đào tạo ở các trường sư phạm để phù hợp với nhu cầu.
“TP HCM đã làm rất tốt khi thành lập hội đồng hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ có đào tạo sư phạm. Sở GD-ĐT TP HCM cũng đã ký kết với các cơ sở giáo dục để bảo đảm đào tạo sư phạm đúng địa chỉ, đúng môn còn thiếu giáo viên” - ông Minh nhấn mạnh.
Nâng cao chất lượng giáo viên
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển thông tin: Năm học 2013-2014, ngành GD-ĐT sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đạt chuẩn về chất lượng; tâm huyết và gắn bó với nghề. Một yêu cầu quan trọng mà bộ giao cho các sở GD-ĐT là sẽ chú trọng tổ chức thực hiện và rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục tại địa phương; có phương án giải quyết tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ, đồng thời xây dựng dự báo nhu cầu nhân lực ngành để có kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ.
Ngay trước ngày khai giảng năm học mới, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các sở GD-ĐT tham mưu với UBND các tỉnh, thành triển khai thực hiện và rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục giai đoạn 2013-2020. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, sử dụng hợp lý để bảo đảm đội ngũ nhân lực ngành giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu chuyên môn ở các cấp học. Bộ đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cũng như phát triển đội ngũ giáo viên mầm mon để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và đội ngũ giáo viên tiếng Anh các cấp, đặc biệt là tiểu học.
Thực hiện đầy đủ các chế độ
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng khẳng định trong năm học 2013-2014, Bộ GD-ĐT sẽ thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý, đặc biệt là giáo viên mầm non, giáo viên đang công tác tại miền núi và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Bộ cũng sẽ có chế độ khuyến khích nhằm thu hút người giỏi, tạo động lực phấn đấu cho nhà giáo.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Vinh Hiển khẳng định năm học 2013-2014, ngành GD-ĐT sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đạt chuẩn về chất lượng, tâm huyết và gắn bó với nghề.
Nhiều lý do
Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục - Bộ GD-ĐT, cho biết theo báo cáo của các địa phương khi xây dựng kế hoạch đội ngũ và quy hoạch mạng lưới trường lớp so với nhu cầu, hiện cả nước thiếu trên 27.000 giáo viên ở tất cả các cấp học. Cụ thể, TP HCM năm nay thiếu 2.500 giáo viên, sau đợt tuyển vừa qua hiện còn thiếu 1.200; Nghệ An, Thanh Hóa, Bắc Giang… cũng thiếu khoảng 1.000 giáo viên; các tỉnh khác cũng rơi vào tình trạng thiếu người lên lớp nhưng mức độ ít hơn.
Theo lý giải của ông Hoàng Đức Minh, tình trạng thiếu giáo viên bắt nguồn từ việc thực hiện đề án phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, nhu cầu dạy 2 buổi một ngày, đẩy nhu cầu giáo viên ở cấp này tăng lên. Ngoài ra, việc đổi mới giáo dục phổ thông, khuyến khích học 2 buổi một ngày và thực hiện đề án ngoại ngữ đến năm 2020 cũng đòi hỏi tăng số lượng giáo viên. Một số môn học được dạy đại trà ở cấp THCS như âm nhạc, mỹ thuật... cũng là yếu tố làm tăng nhu cầu giáo viên.
Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều địa phương rơi vào tình trạng sinh viên sư phạm tốt nghiệp không có việc làm. Ông Minh thừa nhận tình trạng thừa giáo viên cũng xảy ra ở một số vùng trung tâm. “Ở một số môn, một số vùng, giáo viên đã đủ nhưng số lượng được đào tạo ra vẫn nhiều dẫn đến thừa và sinh viên ra trường không thể tìm được việc” - ông Minh nói. Cục trưởng Cục Nhà giáo cũng nói thêm rằng để giải quyết tình trạng này, 2 năm nay bộ đã triển khai quyết liệt quy hoạch nhân lực của ngành gắn với điều chỉnh đào tạo ở các trường sư phạm để phù hợp với nhu cầu.
“TP HCM đã làm rất tốt khi thành lập hội đồng hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ có đào tạo sư phạm. Sở GD-ĐT TP HCM cũng đã ký kết với các cơ sở giáo dục để bảo đảm đào tạo sư phạm đúng địa chỉ, đúng môn còn thiếu giáo viên” - ông Minh nhấn mạnh.
Nâng cao chất lượng giáo viên
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển thông tin: Năm học 2013-2014, ngành GD-ĐT sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đạt chuẩn về chất lượng; tâm huyết và gắn bó với nghề. Một yêu cầu quan trọng mà bộ giao cho các sở GD-ĐT là sẽ chú trọng tổ chức thực hiện và rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục tại địa phương; có phương án giải quyết tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ, đồng thời xây dựng dự báo nhu cầu nhân lực ngành để có kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ.
Ngay trước ngày khai giảng năm học mới, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các sở GD-ĐT tham mưu với UBND các tỉnh, thành triển khai thực hiện và rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục giai đoạn 2013-2020. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, sử dụng hợp lý để bảo đảm đội ngũ nhân lực ngành giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu chuyên môn ở các cấp học. Bộ đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cũng như phát triển đội ngũ giáo viên mầm mon để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và đội ngũ giáo viên tiếng Anh các cấp, đặc biệt là tiểu học.
Thực hiện đầy đủ các chế độ
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng khẳng định trong năm học 2013-2014, Bộ GD-ĐT sẽ thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý, đặc biệt là giáo viên mầm non, giáo viên đang công tác tại miền núi và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Bộ cũng sẽ có chế độ khuyến khích nhằm thu hút người giỏi, tạo động lực phấn đấu cho nhà giáo.
Theo Dân Trí
Hiệu chỉnh bởi quản lý: