- Tham gia
- 11/12/2023
- Bài viết
- 261
Theo Thông tư 29/2024 của Bộ GD&ĐT quy định về dạy thêm, học thêm, giáo viên không được dạy thêm có thu tiền với học sinh (HS) mà mình đang dạy trên trường.
Trước tình hình này, theo ghi nhận của PV, nhiều giáo viên dừng dạy thêm, giải tán lớp học, có giáo viên chuyển sang dạy ở các trung tâm có giấy phép hợp pháp.
Giáo viên dừng dạy thêm
Trước Tết Ất Tỵ, cô MT, ở Gò Vấp đã đóng cửa lớp học thêm. Nhiều năm qua, cô T mở lớp dạy với khoảng 25-30 HS. HS theo học đa phần là lớp chính khoá.
“Dạy không thu tiền lấy chi phí đâu để trang trải tiền thuê nhà. Tôi biết, nghỉ dạy thêm sẽ giảm thu nhập hàng tháng nhưng vì an toàn nên vẫn phải dừng, theo dõi tình hình sao rồi tính tiếp” - cô T nói.
Trong khi đó, để tránh vi phạm quy định mới về dạy thêm, học thêm, một cô giáo ở Tân Bình quyết định chuyển lớp học thêm qua hình thức dạy trực tuyến.
“Đây là giải pháp tạm thời hiện nay, còn lâu dài tôi cũng chưa biết thế nào vì đa phần phụ huynh vẫn mong con được học trực tiếp hơn” - cô giáo này nói.
Là một giáo viên dạy giỏi và có tiếng nên các lớp học thêm của cô TP luôn đông HS tham gia. Khác với những giáo viên khác, HS của cô không phải là HS dạy chính khoá.
Tuy nhiên từ cuối tuần này, cô P sẽ chuyển toàn bộ HS của mình đang theo học tại nhà về dạy tại các trung tâm.
“Khi dạy tại nhà, tôi sẽ hưởng 100% học phí các em đóng. Mỗi tháng chỉ mất khoảng 2 triệu tiền thuế kinh doanh. Trong khi đó, chuyển HS qua trung tâm, tôi chỉ nhận được 80% nhưng vẫn phải chấp nhận. Bù lại phía trung tâm sẽ lo hết các vấn đề phòng cháy chữa cháy, đăng ký kinh doanh, hồ sơ, kế hoạch...” - cô P nói.
Là một giáo viên cấp 3 cũng tham gia dạy thêm, thầy TD cho biết HS theo học hầu hết không phải là học sinh chính khoá.
"Trong lớp chỉ có 1 vài em, tôi có dạy trên lớp. Do đó, trước khi Thông tư 29 có hiệu lực, tôi đang hỏi xem các em có muốn chuyển qua thầy cô giáo khác học không?"- thầy D nói.
Phụ huynh lo lắng
Trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, con gái chị Cù Thị Phương (Yên Mỹ, Hưng Yên) đi học thêm ba môn Toán, Văn và tiếng Anh ngoài trường, mỗi tuần một buổi với học phí 60.000-70.000 đồng/buổi, mỗi buổi từ 1,5-2 tiếng.
Tuy nhiên, từ sau kỳ nghỉ Tết, chị Phương cho biết các thầy cô đều đã ngừng dạy thêm cả ở trường và lớp bên ngoài.
“Đầu cấp học, tôi chưa đặt áp lực chuyện học thêm nhiều đối với con. Tuy nhiên, chương trình học với nhiều điểm mới nên tôi không muốn con chủ quan. Đặc biệt môn tiếng Anh, ở quê không có điều kiện như TP, cần học thêm bên ngoài mới tiến bộ. Tôi sợ từ giờ không đi học thêm, con sẽ ít môi trường để thực hành, dần dần thụt lùi” - chị Phương nói.
Cùng tâm trạng lo lắng, chị Minh Thư (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết hiện con trai lớp 9 vẫn đi học thêm ba buổi tại trường và ba buổi bên ngoài. Tuy nhiên, các thầy cô đã thông báo sau ngày 14-2 sẽ ngừng dạy.
“Năm nay là năm cuối cấp, thi cử theo chương trình mới, tôi không biết con tự học có ổn không?" - chị Thư nói.
Theo chị Thư, con trai chị và bạn bè đã thống nhất nếu không đi học thêm, các con vẫn tổ chức học nhóm tại nhà để có môi trường học hỏi, trao đổi kinh nghiệm học tập lẫn nhau.
“Các con học nhóm để cùng ôn tập cho kỳ thi vào lớp 10" - chị Thư cho hay.
ĐỌC TIẾP
Nguồn tin: Báo Pháp luật TP.HCM
Trước tình hình này, theo ghi nhận của PV, nhiều giáo viên dừng dạy thêm, giải tán lớp học, có giáo viên chuyển sang dạy ở các trung tâm có giấy phép hợp pháp.
Giáo viên dừng dạy thêm
Trước Tết Ất Tỵ, cô MT, ở Gò Vấp đã đóng cửa lớp học thêm. Nhiều năm qua, cô T mở lớp dạy với khoảng 25-30 HS. HS theo học đa phần là lớp chính khoá.
“Dạy không thu tiền lấy chi phí đâu để trang trải tiền thuê nhà. Tôi biết, nghỉ dạy thêm sẽ giảm thu nhập hàng tháng nhưng vì an toàn nên vẫn phải dừng, theo dõi tình hình sao rồi tính tiếp” - cô T nói.
Trong khi đó, để tránh vi phạm quy định mới về dạy thêm, học thêm, một cô giáo ở Tân Bình quyết định chuyển lớp học thêm qua hình thức dạy trực tuyến.
“Đây là giải pháp tạm thời hiện nay, còn lâu dài tôi cũng chưa biết thế nào vì đa phần phụ huynh vẫn mong con được học trực tiếp hơn” - cô giáo này nói.
Là một giáo viên dạy giỏi và có tiếng nên các lớp học thêm của cô TP luôn đông HS tham gia. Khác với những giáo viên khác, HS của cô không phải là HS dạy chính khoá.
Tuy nhiên từ cuối tuần này, cô P sẽ chuyển toàn bộ HS của mình đang theo học tại nhà về dạy tại các trung tâm.
“Khi dạy tại nhà, tôi sẽ hưởng 100% học phí các em đóng. Mỗi tháng chỉ mất khoảng 2 triệu tiền thuế kinh doanh. Trong khi đó, chuyển HS qua trung tâm, tôi chỉ nhận được 80% nhưng vẫn phải chấp nhận. Bù lại phía trung tâm sẽ lo hết các vấn đề phòng cháy chữa cháy, đăng ký kinh doanh, hồ sơ, kế hoạch...” - cô P nói.
Là một giáo viên cấp 3 cũng tham gia dạy thêm, thầy TD cho biết HS theo học hầu hết không phải là học sinh chính khoá.
"Trong lớp chỉ có 1 vài em, tôi có dạy trên lớp. Do đó, trước khi Thông tư 29 có hiệu lực, tôi đang hỏi xem các em có muốn chuyển qua thầy cô giáo khác học không?"- thầy D nói.
Phụ huynh lo lắng
Trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, con gái chị Cù Thị Phương (Yên Mỹ, Hưng Yên) đi học thêm ba môn Toán, Văn và tiếng Anh ngoài trường, mỗi tuần một buổi với học phí 60.000-70.000 đồng/buổi, mỗi buổi từ 1,5-2 tiếng.
Tuy nhiên, từ sau kỳ nghỉ Tết, chị Phương cho biết các thầy cô đều đã ngừng dạy thêm cả ở trường và lớp bên ngoài.
“Đầu cấp học, tôi chưa đặt áp lực chuyện học thêm nhiều đối với con. Tuy nhiên, chương trình học với nhiều điểm mới nên tôi không muốn con chủ quan. Đặc biệt môn tiếng Anh, ở quê không có điều kiện như TP, cần học thêm bên ngoài mới tiến bộ. Tôi sợ từ giờ không đi học thêm, con sẽ ít môi trường để thực hành, dần dần thụt lùi” - chị Phương nói.
Cùng tâm trạng lo lắng, chị Minh Thư (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết hiện con trai lớp 9 vẫn đi học thêm ba buổi tại trường và ba buổi bên ngoài. Tuy nhiên, các thầy cô đã thông báo sau ngày 14-2 sẽ ngừng dạy.
“Năm nay là năm cuối cấp, thi cử theo chương trình mới, tôi không biết con tự học có ổn không?" - chị Thư nói.
Theo chị Thư, con trai chị và bạn bè đã thống nhất nếu không đi học thêm, các con vẫn tổ chức học nhóm tại nhà để có môi trường học hỏi, trao đổi kinh nghiệm học tập lẫn nhau.
“Các con học nhóm để cùng ôn tập cho kỳ thi vào lớp 10" - chị Thư cho hay.
ĐỌC TIẾP
Nguồn tin: Báo Pháp luật TP.HCM