- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Cùng lắng nghe câu chuyện của hai tác giả hiện đang là “thị dân Sài Gòn”, nhưng cũng như bao người khác, họ đến từ 2 quê hương khác nhau.
▪️ Nhà báo Ngữ Yên – câu chuyện của anh từ Khánh Hòa đến Sài Gòn, viết báo và hành trình khảo cứu văn hóa ẩm thực.
▪️ Nhà báo Trương Gia Hòa - hành trình từ Tây Ninh của cô sinh viên Văn Khoa đến bám rễ ở Sài Gòn.
Đồng thời ra mắt sách ba cuốn sách:
Sài Gòn, ồ bỗng ngon ghê
Sài Gòn chở cơm đi ăn phở
Đêm nay con có mơ không?
BỘ ĐÔI TÙY BÚT ẨM THỰC DU KÝ CỦA NGỮ YÊN
Hai cuốn "Sài Gòn chở cơm đi ăn phở" và "Sài Gòn ồ bỗng ngon ghê!" mà First News & NXB Văn hóa Văn nghệ ấn hành trong đợt này có thể xem là một combo sách khám phá, trải nghiệm văn hóa ẩm thực Sài Gòn đầy thú vị; là “hàng hiếm” trên kệ sách viết về chuyện ăn uống hiện nay.
Bộ sách là tập hợp những câu chuyện trải nghiệm về ẩm thực Việt Nam nói chung được nhìn từ góc Sài Gòn. Tính cách, lối tư duy kiểu người Sài Gòn cũng chi phối trong phương pháp, văn ngôn.
Từ câu chuyện ẩm thực, bức tranh về đời sống Sài Gòn trong mắt của những người dân nhập cư cũng hiện lên sống động. Sài Gòn không có đặc sản nhưng lại ôm vào, nâng niu đặc sản của mọi vùng miền, quốc gia. Có những khu chợ người Quảng, những “thiên đường” món Bắc, những phố ẩm thực Hàn, Nhật, Thái…
Tác giả Ngữ Yên – Tên thật là Trần Công Khanh, sinh năm 1956. Từng làm ở các báo: Sài Gòn Tiếp Thị, Nhà Đẹp, Quốc Tế, Diễn Đàn Doanh Nghiệp cuối tuần, Tia Sáng, Thế Giới Tiếp Thị…
ĐÊM NAY CON CÓ MƠ KHÔNG? - MỘT “ĐẶC SẢN” VỀ ĐỜI SỐNG THỊ DÂN
Không “đao to búa lớn” để làm nên sự vĩ đại, từng mẩu chuyện nhỏ mà Trương Gia Hòa mang đến cho bạn đọc đôi khi chỉ là những ghi chép tỉ mẩn của một người mẹ yêu con, vừa đi làm, vừa vén khéo chuyện nhà; là nỗi nhớ nhung xa xôi của một người luôn hướng về gia đình lớn, cội rễ để mình đâm chồi, nảy lộc; là những băn khoăn của một thị dân trước những đổi thay của cuộc sống hiện đại... Tất cả, phác thảo nên một Trương Gia Hòa nhiều ưu tư, nhiều trăn trở nhưng vẫn hết sức hồn nhiên, tin yêu...
Hiện thực cuộc sống, dù đáng chán thế nào, chị cũng tìm một góc nhìn khác, để thấy rằng những giá trị nền tảng trong văn hóa, đời sống, ứng xử... của người Việt chưa hoàn toàn mất đi, nếu chúng ta biết gìn giữ, dung hòa. Sự chậm rãi bảo bọc truyền thống nơi người già và cái vô tư, thời thượng của người trẻ mà Trương Gia Hòa mang đến cho bạn đọc chứa đủ cả vui lẫn buồn.
Nhà thơ, nhà báo Trương Gia Hoà sinh năm 1975, quê quán ở Trảng Bàng, Tây Ninh; Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn - báo chí Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.
▪️ Nhà báo Ngữ Yên – câu chuyện của anh từ Khánh Hòa đến Sài Gòn, viết báo và hành trình khảo cứu văn hóa ẩm thực.
▪️ Nhà báo Trương Gia Hòa - hành trình từ Tây Ninh của cô sinh viên Văn Khoa đến bám rễ ở Sài Gòn.
Đồng thời ra mắt sách ba cuốn sách:
Sài Gòn, ồ bỗng ngon ghê
Sài Gòn chở cơm đi ăn phở
Đêm nay con có mơ không?
BỘ ĐÔI TÙY BÚT ẨM THỰC DU KÝ CỦA NGỮ YÊN
Hai cuốn "Sài Gòn chở cơm đi ăn phở" và "Sài Gòn ồ bỗng ngon ghê!" mà First News & NXB Văn hóa Văn nghệ ấn hành trong đợt này có thể xem là một combo sách khám phá, trải nghiệm văn hóa ẩm thực Sài Gòn đầy thú vị; là “hàng hiếm” trên kệ sách viết về chuyện ăn uống hiện nay.
Bộ sách là tập hợp những câu chuyện trải nghiệm về ẩm thực Việt Nam nói chung được nhìn từ góc Sài Gòn. Tính cách, lối tư duy kiểu người Sài Gòn cũng chi phối trong phương pháp, văn ngôn.
Từ câu chuyện ẩm thực, bức tranh về đời sống Sài Gòn trong mắt của những người dân nhập cư cũng hiện lên sống động. Sài Gòn không có đặc sản nhưng lại ôm vào, nâng niu đặc sản của mọi vùng miền, quốc gia. Có những khu chợ người Quảng, những “thiên đường” món Bắc, những phố ẩm thực Hàn, Nhật, Thái…
Tác giả Ngữ Yên – Tên thật là Trần Công Khanh, sinh năm 1956. Từng làm ở các báo: Sài Gòn Tiếp Thị, Nhà Đẹp, Quốc Tế, Diễn Đàn Doanh Nghiệp cuối tuần, Tia Sáng, Thế Giới Tiếp Thị…
ĐÊM NAY CON CÓ MƠ KHÔNG? - MỘT “ĐẶC SẢN” VỀ ĐỜI SỐNG THỊ DÂN
Không “đao to búa lớn” để làm nên sự vĩ đại, từng mẩu chuyện nhỏ mà Trương Gia Hòa mang đến cho bạn đọc đôi khi chỉ là những ghi chép tỉ mẩn của một người mẹ yêu con, vừa đi làm, vừa vén khéo chuyện nhà; là nỗi nhớ nhung xa xôi của một người luôn hướng về gia đình lớn, cội rễ để mình đâm chồi, nảy lộc; là những băn khoăn của một thị dân trước những đổi thay của cuộc sống hiện đại... Tất cả, phác thảo nên một Trương Gia Hòa nhiều ưu tư, nhiều trăn trở nhưng vẫn hết sức hồn nhiên, tin yêu...
Hiện thực cuộc sống, dù đáng chán thế nào, chị cũng tìm một góc nhìn khác, để thấy rằng những giá trị nền tảng trong văn hóa, đời sống, ứng xử... của người Việt chưa hoàn toàn mất đi, nếu chúng ta biết gìn giữ, dung hòa. Sự chậm rãi bảo bọc truyền thống nơi người già và cái vô tư, thời thượng của người trẻ mà Trương Gia Hòa mang đến cho bạn đọc chứa đủ cả vui lẫn buồn.
Nhà thơ, nhà báo Trương Gia Hoà sinh năm 1975, quê quán ở Trảng Bàng, Tây Ninh; Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn - báo chí Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiệu chỉnh: