Hoangcq
Thành viên
- Tham gia
- 12/12/2012
- Bài viết
- 2
(Tin tức thời sự) - "Tất cả các em đạt giải đều được ôn luyện hết sức vất vả, nên không thể coi là đại diện cho sản phẩm của chương trình giáo dục hiện hành".
Chỉ nên coi đây là niềm vui nho nhỏ
Sau khi tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố bảng xếp hạng chất lượng giáo dục toàn cầu, trong đó Việt Nam xếp thứ 12, đứng trên các nước Anh, Mỹ, trao đổi với Đất Việt, ông Đào Tuấn Đạt giảng viên Đại học Bách khoa, Hiệu trưởng THPT Anhxtanh Hà Nội cho biết ông không thấy vui mừng hay được khích lệ bởi kết quả này.
Theo ông Đạt, thứ nhất, chỉ có một số rất ít trong hàng triệu học sinh cùng lứa tuổi tham gia khảo sát, nghĩa là kết quả không đại diện cho số đông còn lại. Giống như khi một lực sỹ cử tạ đạt giải cao không có nghĩa là 90 triệu dân Việt nam đang có sức khỏe của lực sỹ!
Thứ hai, tất cả các em đạt giải trong các kỳ thi Olympic hay được khảo sát PISA… được ôn luyện theo chương trình khác hẳn chương trình đại trà và trong một thời gian dài.
Nếu các em chỉ được học chương trình đại trà thì khó lòng hiểu đề thi chứ đừng nói chuyện đạt giải. Vậy không thể coi các em là đại diện cho sản phẩm của chương trình giáo dục hiện hành.
Bên cạnh đó, ông Đạt cho biết thêm: "Chúng ta không nên phủ nhận những thành công mà các học sinh này đạt được, nhưng chỉ nên coi đây là niềm vui nho nhỏ, một cột mốc trong hành trình học vấn của các em”.
Theo ông Đạt, ở một số nước có nền giáo dục tiên tiến, để tham dự kỳ thi Olympic, học sinh có nhu cầu đăng ký và được chọn sau kỳ thi sát hạch, hoặc được chọn ngẫu nhiên trong số các em thí sinh đạt điểm cao trong kỳ thi tú tài.
Kết quả xếp hạng không đánh giá được thực chất năng lực học sinh toàn quốc
Các em chỉ được ôn tập trong vài tháng, thậm chí không hề biết mặt mũi đề thi những năm trước như thế nào. Trong khi, chúng ta ra sức ôn luyện ngày đêm, trải qua không biết bao nhiêu kỳ tuyển chọn đội tuyển trong suốt 4, 5 năm trời.
Họ là sản phẩm của nhiều thầy giáo và các chương trình ôn luyện chuyên biệt, chẳng dính dáng gì đến chương trình hiện hành.
"Học để thi"
Nhìn nhận ở góc độ khác, ông Đạt khẳng định: "Dựa trên kết quả thi Olympic, PISA… và xếp hạng của OECD mà nói học sinh của chúng ta giỏi hơn, nền giáo dục của chúng ta vượt trên các nước Mỹ, Úc thì là chuyện khôi hài.
Tôi thì thấy các em học sinh quá cực khổ để ôn luyện thuần túy để đi thi sao cho đạt giải. Trong khi học sinh chúng ta căng thẳng tột độ thì học sinh các nước khác chỉ xem kỳ thi Olympic như đi trại hè khoa học.
Sau các kỳ thi với chiến thắng vang dội các em có trở thành tài năng hay không? Tôi không chắc, chỉ biết rằng thật khó để tìm thấy tên họ trong bản đồ khoa học thế giới".
Trước đó, trao đổi với Đất Việt, ông Giản Tư Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo Dục (IRED) từng cho rằng, nhiều năm gần đây, những nước như Phần Lan thường có kết quả PISA cao và được thế giới nể trọng, vì đất nước này đã nổi tiếng thế giới về sự trung thực, minh bạch và lý do quan trọng hơn là thầy và trò ở Phần Lan hầu như không quan tâm, không để ý và không luyện thi PISA mà kết quả PISA vẫn rất cao, cao tự nhiên.
Khác với những quốc gia như Phần Lan, các nước Châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc... đều có một văn hóa khá lâu đời, ăn sâu vào xã hội, đó là: Học để thi.
Cho nên với những quốc gia mà nền giáo dục quá nặng về thi cử và điểm số này, dù kết quả PISA có rất cao đi nữa thì vẫn chưa nhận được sự nể trọng thực sự của thế giới về chất lượng giáo dục.
Do vậy, bất kể kết quả PISA của học sinh Việt Nam là là cao hay thấp, là trung thực hay chưa trung thực, thì giáo dục Việt Nam vẫn là một nền giáo dục yếu kém về nhiều mặt, vẫn là một giáo dục còn xa vời với giáo dục tiến bộ của thế giới, vẫn còn nằm ngoài quỹ đạo giáo dục khai phóng.
Và đó lý do vì sao chúng ta cần phải cải tổ giáo dục, cần phải “đổi mới căn bản và toàn diện” nền giáo dục.
Ông Trung nhấn mạnh: "Chúng đang gặp vấn đề trầm trọng về mục tiêu của giáo dục, cả giáo dục phổ thông lẫn giáo dục đại học và giáo dục nghề. Nếu không làm rõ mục tiêu giáo dục thì nền giáo dục VN sẽ giống như người bị lạc đường, nỗ lực đi nhiều nhưng chẳng bao giờ tới đích".
Thanh Huyền
Nguồn: https://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-...-vn-vuot-anh-my-boc-me-ga-noi-di-thi-3268310/
Chỉ nên coi đây là niềm vui nho nhỏ
Sau khi tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố bảng xếp hạng chất lượng giáo dục toàn cầu, trong đó Việt Nam xếp thứ 12, đứng trên các nước Anh, Mỹ, trao đổi với Đất Việt, ông Đào Tuấn Đạt giảng viên Đại học Bách khoa, Hiệu trưởng THPT Anhxtanh Hà Nội cho biết ông không thấy vui mừng hay được khích lệ bởi kết quả này.
Theo ông Đạt, thứ nhất, chỉ có một số rất ít trong hàng triệu học sinh cùng lứa tuổi tham gia khảo sát, nghĩa là kết quả không đại diện cho số đông còn lại. Giống như khi một lực sỹ cử tạ đạt giải cao không có nghĩa là 90 triệu dân Việt nam đang có sức khỏe của lực sỹ!
Thứ hai, tất cả các em đạt giải trong các kỳ thi Olympic hay được khảo sát PISA… được ôn luyện theo chương trình khác hẳn chương trình đại trà và trong một thời gian dài.
Nếu các em chỉ được học chương trình đại trà thì khó lòng hiểu đề thi chứ đừng nói chuyện đạt giải. Vậy không thể coi các em là đại diện cho sản phẩm của chương trình giáo dục hiện hành.
Bên cạnh đó, ông Đạt cho biết thêm: "Chúng ta không nên phủ nhận những thành công mà các học sinh này đạt được, nhưng chỉ nên coi đây là niềm vui nho nhỏ, một cột mốc trong hành trình học vấn của các em”.
Theo ông Đạt, ở một số nước có nền giáo dục tiên tiến, để tham dự kỳ thi Olympic, học sinh có nhu cầu đăng ký và được chọn sau kỳ thi sát hạch, hoặc được chọn ngẫu nhiên trong số các em thí sinh đạt điểm cao trong kỳ thi tú tài.
Kết quả xếp hạng không đánh giá được thực chất năng lực học sinh toàn quốc
Các em chỉ được ôn tập trong vài tháng, thậm chí không hề biết mặt mũi đề thi những năm trước như thế nào. Trong khi, chúng ta ra sức ôn luyện ngày đêm, trải qua không biết bao nhiêu kỳ tuyển chọn đội tuyển trong suốt 4, 5 năm trời.
Họ là sản phẩm của nhiều thầy giáo và các chương trình ôn luyện chuyên biệt, chẳng dính dáng gì đến chương trình hiện hành.
"Học để thi"
Nhìn nhận ở góc độ khác, ông Đạt khẳng định: "Dựa trên kết quả thi Olympic, PISA… và xếp hạng của OECD mà nói học sinh của chúng ta giỏi hơn, nền giáo dục của chúng ta vượt trên các nước Mỹ, Úc thì là chuyện khôi hài.
Tôi thì thấy các em học sinh quá cực khổ để ôn luyện thuần túy để đi thi sao cho đạt giải. Trong khi học sinh chúng ta căng thẳng tột độ thì học sinh các nước khác chỉ xem kỳ thi Olympic như đi trại hè khoa học.
Sau các kỳ thi với chiến thắng vang dội các em có trở thành tài năng hay không? Tôi không chắc, chỉ biết rằng thật khó để tìm thấy tên họ trong bản đồ khoa học thế giới".
Trước đó, trao đổi với Đất Việt, ông Giản Tư Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo Dục (IRED) từng cho rằng, nhiều năm gần đây, những nước như Phần Lan thường có kết quả PISA cao và được thế giới nể trọng, vì đất nước này đã nổi tiếng thế giới về sự trung thực, minh bạch và lý do quan trọng hơn là thầy và trò ở Phần Lan hầu như không quan tâm, không để ý và không luyện thi PISA mà kết quả PISA vẫn rất cao, cao tự nhiên.
Khác với những quốc gia như Phần Lan, các nước Châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc... đều có một văn hóa khá lâu đời, ăn sâu vào xã hội, đó là: Học để thi.
Cho nên với những quốc gia mà nền giáo dục quá nặng về thi cử và điểm số này, dù kết quả PISA có rất cao đi nữa thì vẫn chưa nhận được sự nể trọng thực sự của thế giới về chất lượng giáo dục.
Do vậy, bất kể kết quả PISA của học sinh Việt Nam là là cao hay thấp, là trung thực hay chưa trung thực, thì giáo dục Việt Nam vẫn là một nền giáo dục yếu kém về nhiều mặt, vẫn là một giáo dục còn xa vời với giáo dục tiến bộ của thế giới, vẫn còn nằm ngoài quỹ đạo giáo dục khai phóng.
Và đó lý do vì sao chúng ta cần phải cải tổ giáo dục, cần phải “đổi mới căn bản và toàn diện” nền giáo dục.
Ông Trung nhấn mạnh: "Chúng đang gặp vấn đề trầm trọng về mục tiêu của giáo dục, cả giáo dục phổ thông lẫn giáo dục đại học và giáo dục nghề. Nếu không làm rõ mục tiêu giáo dục thì nền giáo dục VN sẽ giống như người bị lạc đường, nỗ lực đi nhiều nhưng chẳng bao giờ tới đích".
Thanh Huyền
Nguồn: https://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-...-vn-vuot-anh-my-boc-me-ga-noi-di-thi-3268310/