- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
“Ngày ấy” không đều khiến nhiều bạn nữ mất ăn mất ngủ.
Thời gian qua, MTO nhận được rất nhiều câu hỏi “mang đầy tâm trạng” của các bạn nữ về tình trạng này. Tất cả các câu hỏi đã được MTO chuyển đến TS - BS Lê Thúy Tươi. Và đây là bài viết BS “hồi âm” chung cho tất cả bạn đọc cùng mối âu lo.
Tại sao chúng mình có kinh?
Là do hai buồng trứng dưới sự chỉ đạo của não bộ (vùng dưới đồi, tuyến yên) đã bài tiết các hormone tác động vào niêm mạc và mạch máu tử cung chuẩn bị "ngôi nhà cho em bé". Khi chả có em bé đến cư ngụ thì mạch máu đứt, niêm mạc hoại tử bị đẩy ra ngoài thành kinh nguyệt. Tóm tắt như vậy, thực tế là một quá trình sinh học rất chi là phức tạp, để rồi y như các chú dã tràng xây lâu đài cát, sóng biển đánh một phát, lâu đài sụp mất tiêu.Vì thế có nhà khoa học gọi kinh nguyệt là "nước mắt của tử cung" vừa đúng và…lãng mạn.
Thế nào là chu kỳ bình thường?
Chu kỳ kinh nguyệt lý tưởng của chúng ta là 28-30 ngày, tuy nhiên từ 22-35 ngày vẫn có thể coi là bình thường. Ở mỗi chu kỳ, máu kinh kéo dài từ 3-5 ngày, trong đó, lượng máu mất đi khoảng 80-100ml.
Tính chu kỳ như thế nào?
Từ ngày chảy máu đầu tiên của chu kỳ này đến ngày có kinh đầu tiên của chu kỳ kế tiếp. Ví dụ bạn có kinh ngày 2.8 đến 1.9 bạn lại có kinh thì đó là chu kỳ 30 ngày (tháng 8 có 31 ngày).
Rối loạn kinh nguyệt
Có vô cùng nhiều chuyện chung quanh kinh nguyệt được gọi chung là "rối" và "loạn". Chẳng hạn: kinh không đều, có bạn chu kỳ 28 ngày tự nhiên 2 tháng liền nó off ngang xương, sau đó on trở lại và off tiếp, bạn bảo: nó bị "tưng". Chả hiểu cái sự "tưng" của kinh nguyệt là do thủ phạm nào nên mới rối. Bạn khác mỗi năm "đèn đỏ" chỉ sáng có 2 lần. Bạn lo chắc là mình bị bệnh ở đâu đó trong vùng kín. Lại có bạn kinh kéo dài cả nửa tháng, mới sạch sẽ thì đã chuẩn bị đón nhận sự "ướt át" của chu kỳ sau. Có bạn than rằng: sao kinh của em ra đúng 3 ngày, ngưng 01 ngày rồi nó lại "rỉ rả" thêm 3 ngày nữa. Có bạn hoảng sợ khi kinh ra quá nhiều đến nỗi cứ 01 giờ phải thay băng vệ sinh một lần. Kiểu này thì em hết máu mất thôi, liệu có phải đi bệnh viện truyền máu không? Bạn nữa lại hốt hoảng khi thấy máu kinh ra sao đen chứ không đỏ, liệu có bệnh gì "trong đó" không?
Tại sao rối loạn kinh nguyệt?
Có cả tá nguyên nhân gây nên rối loạn kinh nguyệt của các bạn. Đầu tiên phải kể đến là khi bạn mới dậy th.ì. Buồng trứng nhận lệnh từ trên não là "hoạt động". Một nang trứng trưởng thành tiết ra hormone làm niêm mạc tử cung phát triển, dầy lên, chuẩn bị "ngôi nhà cho em bé". Nhà không có ai ở nên cũng hormone làm sụp nó gây chảy máu. Tuy nhiên vì mới hoạt động các hormone dễ "cao hứng" nên các bạn thấy lần đầu thường máu ra nhiều và kéo dài khiến bạn nào cũng sợ hãi. Ba mẹ thì vui vì thấy con gái đã biến thành thiếu nữ nên mua cho các bạn băng vệ sinh và hướng dẫn sử dụng cẩn thận. Lúc ấy ngượng ngập và đầy xúc cảm. Có bạn kinh xuất hiện lần đầu rồi "tắt ngúm" tới 6 tháng, lại lo: chả biết mình "bị làm sao" mà "vừa đẩy cầu dao để on, điện lóe lên rồi off" cứ như ông nhà đèn thời thiếu điện. Thấy con gái ở thời "mới lớn" ba mẹ tích cực cho ăn, bắt uống đủ thứ khiến bạn trở nên "bí phèo", thế là sau năm đầu kinh đi vào khuôn phép, ổn định, nay cơ thể "phì nhiêu" thì nó lại off. Ít bạn biết rằng sự phì nhiêu này do mỡ gây rối hormone buồng trứng nên kinh nguyệt trở thành "loạn".
Một số bạn sẵn căn bệnh làm biếng nên khi có kinh không tuân thủ nguyên tắc vệ sinh khiến vi khuẩn lẻn vô vùng kín mà phá phách. Bạn thấy huyết trắng ra nhiều lại có mùi hôi và kèm theo kinh không đều. Mình chưa cùng ai lại còn con gái hơ hớ thế này mà đi khám phụ khoa thì kỳ. Nhiều bạn cứ để vậy mà chịu đựng. Đây là một trong những nguyên nhân vô sinh vì vi khuẩn thỏa sức chạy nhảy, vô tử cung, leo lên ống dẫn trứng rồi gây tắc. Sau này lập gia đình cứ thắc mắc: em vẫn có kinh, tại sao vô sinh? Chuyện bé tí từ thời mới lớn, nay biến thành thảm họa. Các bạn có thấy khi mình học căng thẳng, nhất là mùa thi kinh cũng rối loạn. Là bởi yếu tố tâm lý đã tác động vào các vị chỉ huy nội tiết trên não. Sự chỉ huy này mất cân bằng nên hormone buồng trứng chao đảo theo làm cho "đèn đỏ" cứ chớp tắt, không như một cái bóng mới nữa.
Còn vụ màu không đỏ mà lại đen? Ấy là do máu chảy đã đọng lại hơi lâu ở dưới niêm mạc tử cung, khi được đẩy ra thì màu đã sậm chứ không đỏ tươi nữa. Chưa kể có những bạn iêu hơi sớm lại "cho" hết sạch. Khi thấy kinh bị off bèn mua que về thử thấy 2 vạch màu hồng thì đến bệnh viện hoặc phòng mạch tư "giải quyết hậu quả". Sau khi trút bỏ chừng 3-4 ngày sau bạn có kinh rồi từ đó kinh không đều bởi hệ nội tiết đang nuôi thai nay bị chặn lại. Chúng giống như cái computer đã lập trình, nay bạn gõ lệnh khác nên chúng không hiểu. Kết quả là "hệ điều hành" bị "loạn", ít tháng sau mới "hoàn hồn". Sau lần trót dại bạn không giữ vệ sinh thì viêm nhiễm sẽ làm cho bạn thấy khí hư ra và có lẫn máu. Vụ này buộc phải đến gặp bác sĩ để vừa uống vừa đặt thuốc mới mong hết được. Có bạn thủ dâm nhiều, tưởng tượng về t.ình d.ục mỗi ngày, những tác động ở vùng kín cộng với khao khát "ch.uyện ấy" cũng làm hệ nội tiết mất cân bằng gây rối loạn kinh nguyệt. Đương nhiên cũng có trường hợp bệnh lý. Bạn nào có kinh 2 năm, nay 6 tháng liền kinh bị tắt ngúm, nếu không hề dính líu với một chàng nào thì đó là vô kinh. Nếu bạn thấy lâu lâu mới có "đèn đỏ" rồi cơ thể phì nhiêu kèm theo hệ mao hơi bị "xồm xoàm" ở tứ chi thì coi chừng bạn bị buồng trứng đa nang đấy.
Hậu quả kinh nguyệt không đều
Với các bạn thì hậu quả là gây lo lắng, bấn loạn tâm lý. Một số gửi thư nói rằng: liệu sau này em có bị vô sinh không? Thực tế thì kinh nguyệt là thước đo "sức khỏe của hai buồng trứng". Kinh nguyệt mà on-off chứng tỏ hai buồng trứng bị mất cân bằng. Nếu do yếu tố tâm lý thì khi ổn định kinh sẽ đều trở lại. Tuy nhiên các bạn đừng dùng toán học để "buộc" buồng trứng phải đúng ngày. Kinh có thể xê xích trong giới hạn 3-5 ngày vẫn được gọi là "đều". Kinh không đều muốn nói là khó thụ thai chứ không hẳn là đóng một cái dấu to tướng với hai chữ "vô sinh".
Phòng rối loạn kinh nguyệt
Các bạn có kế hoạch học hợp lý, đừng để mùa thi mới "chạy đua nước rút". Các mối quan hệ cũng nên chừng mực, đừng dại dột "trao thân gửi phận" sau những lời yêu như phim để rồi lãnh hậu quả là "bầu tâm sự". Khi có kinh nhớ vệ sinh bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn. Bấy nhiêu đã làm cho buồng trứng thoải mái và luôn cân bằng để kinh đều đặn. Một số loại thuốc có thể giúp hạn chế tình trạng kinh kéo dài và ra máu nhiều. Ngược lại, bạn nào thấy kinh ít có thể dùng chừng 200gr ngò gai giã ra vắt nước uống, hoặc uống nước dừa xiêm cũng giúp kinh ra nhiều hơn. Bạn nào có kinh >2 năm mà kinh vẫn on-off lung tung thì nên gặp bác sĩ để dùng thuốc điều hòa nội tiết.
Thời gian qua, MTO nhận được rất nhiều câu hỏi “mang đầy tâm trạng” của các bạn nữ về tình trạng này. Tất cả các câu hỏi đã được MTO chuyển đến TS - BS Lê Thúy Tươi. Và đây là bài viết BS “hồi âm” chung cho tất cả bạn đọc cùng mối âu lo.
Tại sao chúng mình có kinh?
Là do hai buồng trứng dưới sự chỉ đạo của não bộ (vùng dưới đồi, tuyến yên) đã bài tiết các hormone tác động vào niêm mạc và mạch máu tử cung chuẩn bị "ngôi nhà cho em bé". Khi chả có em bé đến cư ngụ thì mạch máu đứt, niêm mạc hoại tử bị đẩy ra ngoài thành kinh nguyệt. Tóm tắt như vậy, thực tế là một quá trình sinh học rất chi là phức tạp, để rồi y như các chú dã tràng xây lâu đài cát, sóng biển đánh một phát, lâu đài sụp mất tiêu.Vì thế có nhà khoa học gọi kinh nguyệt là "nước mắt của tử cung" vừa đúng và…lãng mạn.
Thế nào là chu kỳ bình thường?
Chu kỳ kinh nguyệt lý tưởng của chúng ta là 28-30 ngày, tuy nhiên từ 22-35 ngày vẫn có thể coi là bình thường. Ở mỗi chu kỳ, máu kinh kéo dài từ 3-5 ngày, trong đó, lượng máu mất đi khoảng 80-100ml.
Tính chu kỳ như thế nào?
Từ ngày chảy máu đầu tiên của chu kỳ này đến ngày có kinh đầu tiên của chu kỳ kế tiếp. Ví dụ bạn có kinh ngày 2.8 đến 1.9 bạn lại có kinh thì đó là chu kỳ 30 ngày (tháng 8 có 31 ngày).
Rối loạn kinh nguyệt
Có vô cùng nhiều chuyện chung quanh kinh nguyệt được gọi chung là "rối" và "loạn". Chẳng hạn: kinh không đều, có bạn chu kỳ 28 ngày tự nhiên 2 tháng liền nó off ngang xương, sau đó on trở lại và off tiếp, bạn bảo: nó bị "tưng". Chả hiểu cái sự "tưng" của kinh nguyệt là do thủ phạm nào nên mới rối. Bạn khác mỗi năm "đèn đỏ" chỉ sáng có 2 lần. Bạn lo chắc là mình bị bệnh ở đâu đó trong vùng kín. Lại có bạn kinh kéo dài cả nửa tháng, mới sạch sẽ thì đã chuẩn bị đón nhận sự "ướt át" của chu kỳ sau. Có bạn than rằng: sao kinh của em ra đúng 3 ngày, ngưng 01 ngày rồi nó lại "rỉ rả" thêm 3 ngày nữa. Có bạn hoảng sợ khi kinh ra quá nhiều đến nỗi cứ 01 giờ phải thay băng vệ sinh một lần. Kiểu này thì em hết máu mất thôi, liệu có phải đi bệnh viện truyền máu không? Bạn nữa lại hốt hoảng khi thấy máu kinh ra sao đen chứ không đỏ, liệu có bệnh gì "trong đó" không?
Tại sao rối loạn kinh nguyệt?
Có cả tá nguyên nhân gây nên rối loạn kinh nguyệt của các bạn. Đầu tiên phải kể đến là khi bạn mới dậy th.ì. Buồng trứng nhận lệnh từ trên não là "hoạt động". Một nang trứng trưởng thành tiết ra hormone làm niêm mạc tử cung phát triển, dầy lên, chuẩn bị "ngôi nhà cho em bé". Nhà không có ai ở nên cũng hormone làm sụp nó gây chảy máu. Tuy nhiên vì mới hoạt động các hormone dễ "cao hứng" nên các bạn thấy lần đầu thường máu ra nhiều và kéo dài khiến bạn nào cũng sợ hãi. Ba mẹ thì vui vì thấy con gái đã biến thành thiếu nữ nên mua cho các bạn băng vệ sinh và hướng dẫn sử dụng cẩn thận. Lúc ấy ngượng ngập và đầy xúc cảm. Có bạn kinh xuất hiện lần đầu rồi "tắt ngúm" tới 6 tháng, lại lo: chả biết mình "bị làm sao" mà "vừa đẩy cầu dao để on, điện lóe lên rồi off" cứ như ông nhà đèn thời thiếu điện. Thấy con gái ở thời "mới lớn" ba mẹ tích cực cho ăn, bắt uống đủ thứ khiến bạn trở nên "bí phèo", thế là sau năm đầu kinh đi vào khuôn phép, ổn định, nay cơ thể "phì nhiêu" thì nó lại off. Ít bạn biết rằng sự phì nhiêu này do mỡ gây rối hormone buồng trứng nên kinh nguyệt trở thành "loạn".
Một số bạn sẵn căn bệnh làm biếng nên khi có kinh không tuân thủ nguyên tắc vệ sinh khiến vi khuẩn lẻn vô vùng kín mà phá phách. Bạn thấy huyết trắng ra nhiều lại có mùi hôi và kèm theo kinh không đều. Mình chưa cùng ai lại còn con gái hơ hớ thế này mà đi khám phụ khoa thì kỳ. Nhiều bạn cứ để vậy mà chịu đựng. Đây là một trong những nguyên nhân vô sinh vì vi khuẩn thỏa sức chạy nhảy, vô tử cung, leo lên ống dẫn trứng rồi gây tắc. Sau này lập gia đình cứ thắc mắc: em vẫn có kinh, tại sao vô sinh? Chuyện bé tí từ thời mới lớn, nay biến thành thảm họa. Các bạn có thấy khi mình học căng thẳng, nhất là mùa thi kinh cũng rối loạn. Là bởi yếu tố tâm lý đã tác động vào các vị chỉ huy nội tiết trên não. Sự chỉ huy này mất cân bằng nên hormone buồng trứng chao đảo theo làm cho "đèn đỏ" cứ chớp tắt, không như một cái bóng mới nữa.
Còn vụ màu không đỏ mà lại đen? Ấy là do máu chảy đã đọng lại hơi lâu ở dưới niêm mạc tử cung, khi được đẩy ra thì màu đã sậm chứ không đỏ tươi nữa. Chưa kể có những bạn iêu hơi sớm lại "cho" hết sạch. Khi thấy kinh bị off bèn mua que về thử thấy 2 vạch màu hồng thì đến bệnh viện hoặc phòng mạch tư "giải quyết hậu quả". Sau khi trút bỏ chừng 3-4 ngày sau bạn có kinh rồi từ đó kinh không đều bởi hệ nội tiết đang nuôi thai nay bị chặn lại. Chúng giống như cái computer đã lập trình, nay bạn gõ lệnh khác nên chúng không hiểu. Kết quả là "hệ điều hành" bị "loạn", ít tháng sau mới "hoàn hồn". Sau lần trót dại bạn không giữ vệ sinh thì viêm nhiễm sẽ làm cho bạn thấy khí hư ra và có lẫn máu. Vụ này buộc phải đến gặp bác sĩ để vừa uống vừa đặt thuốc mới mong hết được. Có bạn thủ dâm nhiều, tưởng tượng về t.ình d.ục mỗi ngày, những tác động ở vùng kín cộng với khao khát "ch.uyện ấy" cũng làm hệ nội tiết mất cân bằng gây rối loạn kinh nguyệt. Đương nhiên cũng có trường hợp bệnh lý. Bạn nào có kinh 2 năm, nay 6 tháng liền kinh bị tắt ngúm, nếu không hề dính líu với một chàng nào thì đó là vô kinh. Nếu bạn thấy lâu lâu mới có "đèn đỏ" rồi cơ thể phì nhiêu kèm theo hệ mao hơi bị "xồm xoàm" ở tứ chi thì coi chừng bạn bị buồng trứng đa nang đấy.
Hậu quả kinh nguyệt không đều
Với các bạn thì hậu quả là gây lo lắng, bấn loạn tâm lý. Một số gửi thư nói rằng: liệu sau này em có bị vô sinh không? Thực tế thì kinh nguyệt là thước đo "sức khỏe của hai buồng trứng". Kinh nguyệt mà on-off chứng tỏ hai buồng trứng bị mất cân bằng. Nếu do yếu tố tâm lý thì khi ổn định kinh sẽ đều trở lại. Tuy nhiên các bạn đừng dùng toán học để "buộc" buồng trứng phải đúng ngày. Kinh có thể xê xích trong giới hạn 3-5 ngày vẫn được gọi là "đều". Kinh không đều muốn nói là khó thụ thai chứ không hẳn là đóng một cái dấu to tướng với hai chữ "vô sinh".
Phòng rối loạn kinh nguyệt
Các bạn có kế hoạch học hợp lý, đừng để mùa thi mới "chạy đua nước rút". Các mối quan hệ cũng nên chừng mực, đừng dại dột "trao thân gửi phận" sau những lời yêu như phim để rồi lãnh hậu quả là "bầu tâm sự". Khi có kinh nhớ vệ sinh bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn. Bấy nhiêu đã làm cho buồng trứng thoải mái và luôn cân bằng để kinh đều đặn. Một số loại thuốc có thể giúp hạn chế tình trạng kinh kéo dài và ra máu nhiều. Ngược lại, bạn nào thấy kinh ít có thể dùng chừng 200gr ngò gai giã ra vắt nước uống, hoặc uống nước dừa xiêm cũng giúp kinh ra nhiều hơn. Bạn nào có kinh >2 năm mà kinh vẫn on-off lung tung thì nên gặp bác sĩ để dùng thuốc điều hòa nội tiết.
Theo Mực Tím