- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Bạn định sẽ trả lời như thế nào khi trong cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng đặt câu hỏi: “Vì sao công ty trước lại sa thải bạn?”
Đây thực sự là một câu hỏi khó và bạn có thể hy vọng sẽ không bị hỏi trong cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, hãy thực tế một chút: Nếu bạn từng bị sa thải, thì gần như chắc chắn bạn sẽ bị nhà tuyển dụng hỏi về chuyện này.
Đối với một câu hỏi “khó nhằn” như vậy, cách tốt nhất là bạn cần có sự chuẩn bị và luyện tập từ trước để trả lời trơn tru và hợp lý. Việc lúng túng sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn đang giấu diếm điều gì đó, hoặc thậm chí cho là bạn không biết rõ điều gì đã xảy ra. Những suy diễn này của nhà tuyển dụng có thể gây bất lợi cho bạn.
Để có thể giữ bình tĩnh và tự tin khi đối mặt với câu hỏi “Vì sao công ty trước lại sa thải bạn”, bạn có thể làm theo những gợi ý dưới đây:
Ảnh minh họa.
1. Đừng tự trách mình về việc bạn bị sa thải
Không phải công ty nào cũng phù hợp hoàn hảo với bất kỳ một nhân viên nào. Hầu hết mọi người, bao gồm cả nhà tuyển dụng phỏng vấn bạn, cũng hiểu rõ điều đó. Bởi vậy, đừng để nỗi buồn bị sa thải trở thành “vật ngáng đường” trong thời gian còn lại của sự nghiệp. Khi bị nhà tuyển dụng hỏi về lý do bạn bị sa thải, nếu bạn càng tập luyện kỹ từ trước bao nhiêu, thì bạn sẽ càng ít bị cảm xúc chi phối hơn khi trả lời.
Chắc chắn, bạn không muốn tới cuộc phỏng vấn mà vẫn giữ nguyên cảm xúc như khi nhận được thông báo sa thải. Bởi thế, hãy dành thời gian để đánh giá lại những gì đã xảy ra và nhìn về tương lai. Hãy biến chuyện không vui đó trở thành một kinh nghiệm giúp bạn phát triển sau này. Trong bất kỳ trường hợp nào thì việc rút ra kinh nghiệm cũng giúp ích cho bạn.
Sau khi đã làm được điều đó, bạn chỉ cần học cách để diễn đạt câu chuyện thật súc tích và mạch lạc với nhà tuyển dụng.
2. Trung thực
Sự thật thường được ví như “cái kim trong bọc”, kiểu gì cũng đến lúc “lòi ra”. Việc nhà tuyển dụng nghe được sự thật từ bạn sẽ tốt hơn là nghe được từ một người khác kể lại. Chỉ cần một cú điện thoại cho công ty cũ của bạn, nhà tuyển dụng có thể được kể toàn bộ câu chuyện bạn bị cho thôi việc như thế nào. Bởi thế, đừng cố gắng thêu dệt hay che đậy câu chuyện đã xảy ra trên thực tế.
3. Gạt cảm xúc sang một bên
Hãy kể lại câu chuyện theo một cách chính xác và thẳng thắn, chỉ nói những sự thật, đừng đề cập đến những cảm giác hay quan điểm của bạn.
4. Nhấn mạnh vào điều mà bạn đã học được
Hãy nhận lấy phần trách nhiệm/lỗi của bạn trong câu chuyện bạn bị công ty cũ sa thải. Đừng đổ lỗi hay phê phán người khác. Bạn cần nhớ rằng, mọi câu chuyện đều có hai mặt và người phỏng vấn bạn thừa hiểu điều đó. Nếu bạn bắt đầu bằng cách tập trung vào chuyện bạn là nạn nhân và mọi người đối xử không công bằng với bạn, nhà tuyển dụng sẽ ngay lập tức có ấn tượng xấu về bạn. Chuyện gì cũng đến từ hai phía. Cho dù bạn cố tỏ ra là nạn nhân như thế nào, bạn và những hành động của bạn vẫn là một phần trong câu chuyện đã xảy ra.
Bởi thế, thay vì đổ lỗi cho người khác, hãy chứng tỏ bạn là một con người trưởng thành , biết tự nhìn nhận lại mình, một người biết rút ra kinh nghiệm từ việc bị sa thải. Hãy chia sẻ với nhà tuyển dụng về những gì mà bạn đã học được và bạn đã trưởng thành lên từ sau chuyện đó như thế nào cả trên phương diện cuộc sống và nghề nghiệp. Nhiều câu chuyện không may đôi khi lại giúp ích cho bạn, vì chúng tạo ra những bước ngoặt mà tự thân bạn sẽ không thể tạo ra được.
Phần lớn thời gian của cuộc trao đổi với nhà tuyển dụng liên quan tới câu hỏi “Vì sao bạn bị sa thải” nên dành cho nội dung này.
5. Giải thích với nhà tuyển dụng từ nay mọi chuyện sẽ khác như thế nào
Gần như là tất yếu, bạn sẽ trở thành một nhân viên khác sau khi bị sa thải. Hãy nói về điều đó với nhà tuyển dụng. Nói xem bạn sẽ ngăn chặn chuyện tương tự lặp lại trong tương lai như thế nào? Bạn đã có những thay đổi cụ thể nào trong hành vi nghề nghiệp để đảm bảo chuyện đó không lặp đi lặp lại trong sự nghiệp của bạn?
Hãy trả lời những câu hỏi này thật chín chắn và bằng sự khiêm tốn. Bằng cách đó, bạn sẽ đưa được người phỏng vấn đứng về phía bạn.
Điều bạn muốn chắc hẳn là thể hiện sự cân bằng và sáng suốt trong cuộc nói chuyện này với nhà tuyển dụng. Vì thế, hãy lên kế hoạch và tập luyện kỹ lưỡng từ trước. Nếu bạn để cảm xúc chi phối, bất lợi sẽ xảy đến.
Điều quan trọng nhất là bạn ghi nhớ rằng, sự minh bạch sẽ giúp bạn ra khỏi câu hỏi “khó nhằn” này của nhà tuyển dụng sớm hơn. Nếu người phỏng vấn cảm thấy bạn đang giấu điều gì đó, họ sẽ tiếp tục đặt câu hỏi để đào sâu thông tin cho tới khi nào họ cảm thấy thỏa mãn. Hoặc tệ hơn, họ sẽ thẳng tay loại bạn. Chẳng có lý do gì để họ tuyển một nhân viên khiến họ cảm thấy nghi ngờ hoặc không thoải mái trong khi có rất nhiều ứng viên đủ chuẩn khác để lựa chọn.
Cuối cùng, hãy ngẩng cao đầu. Bạn là một ứng viên mạnh, cho dù đã có lần bị sa thải. Hãy tập trung vào những thành tích bạn đã đạt được, cũng như những thứ mà bạn cảm thấy tự hào nhất. Nhà tuyển dụng hiểu bạn là con người và bạn hãy tin rằng, họ đã từng nghe những câu chuyện còn tệ hơn cả chuyện của bạn.
Đây thực sự là một câu hỏi khó và bạn có thể hy vọng sẽ không bị hỏi trong cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, hãy thực tế một chút: Nếu bạn từng bị sa thải, thì gần như chắc chắn bạn sẽ bị nhà tuyển dụng hỏi về chuyện này.
Đối với một câu hỏi “khó nhằn” như vậy, cách tốt nhất là bạn cần có sự chuẩn bị và luyện tập từ trước để trả lời trơn tru và hợp lý. Việc lúng túng sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn đang giấu diếm điều gì đó, hoặc thậm chí cho là bạn không biết rõ điều gì đã xảy ra. Những suy diễn này của nhà tuyển dụng có thể gây bất lợi cho bạn.
Để có thể giữ bình tĩnh và tự tin khi đối mặt với câu hỏi “Vì sao công ty trước lại sa thải bạn”, bạn có thể làm theo những gợi ý dưới đây:
Ảnh minh họa.
1. Đừng tự trách mình về việc bạn bị sa thải
Không phải công ty nào cũng phù hợp hoàn hảo với bất kỳ một nhân viên nào. Hầu hết mọi người, bao gồm cả nhà tuyển dụng phỏng vấn bạn, cũng hiểu rõ điều đó. Bởi vậy, đừng để nỗi buồn bị sa thải trở thành “vật ngáng đường” trong thời gian còn lại của sự nghiệp. Khi bị nhà tuyển dụng hỏi về lý do bạn bị sa thải, nếu bạn càng tập luyện kỹ từ trước bao nhiêu, thì bạn sẽ càng ít bị cảm xúc chi phối hơn khi trả lời.
Chắc chắn, bạn không muốn tới cuộc phỏng vấn mà vẫn giữ nguyên cảm xúc như khi nhận được thông báo sa thải. Bởi thế, hãy dành thời gian để đánh giá lại những gì đã xảy ra và nhìn về tương lai. Hãy biến chuyện không vui đó trở thành một kinh nghiệm giúp bạn phát triển sau này. Trong bất kỳ trường hợp nào thì việc rút ra kinh nghiệm cũng giúp ích cho bạn.
Sau khi đã làm được điều đó, bạn chỉ cần học cách để diễn đạt câu chuyện thật súc tích và mạch lạc với nhà tuyển dụng.
2. Trung thực
Sự thật thường được ví như “cái kim trong bọc”, kiểu gì cũng đến lúc “lòi ra”. Việc nhà tuyển dụng nghe được sự thật từ bạn sẽ tốt hơn là nghe được từ một người khác kể lại. Chỉ cần một cú điện thoại cho công ty cũ của bạn, nhà tuyển dụng có thể được kể toàn bộ câu chuyện bạn bị cho thôi việc như thế nào. Bởi thế, đừng cố gắng thêu dệt hay che đậy câu chuyện đã xảy ra trên thực tế.
3. Gạt cảm xúc sang một bên
Hãy kể lại câu chuyện theo một cách chính xác và thẳng thắn, chỉ nói những sự thật, đừng đề cập đến những cảm giác hay quan điểm của bạn.
4. Nhấn mạnh vào điều mà bạn đã học được
Hãy nhận lấy phần trách nhiệm/lỗi của bạn trong câu chuyện bạn bị công ty cũ sa thải. Đừng đổ lỗi hay phê phán người khác. Bạn cần nhớ rằng, mọi câu chuyện đều có hai mặt và người phỏng vấn bạn thừa hiểu điều đó. Nếu bạn bắt đầu bằng cách tập trung vào chuyện bạn là nạn nhân và mọi người đối xử không công bằng với bạn, nhà tuyển dụng sẽ ngay lập tức có ấn tượng xấu về bạn. Chuyện gì cũng đến từ hai phía. Cho dù bạn cố tỏ ra là nạn nhân như thế nào, bạn và những hành động của bạn vẫn là một phần trong câu chuyện đã xảy ra.
Bởi thế, thay vì đổ lỗi cho người khác, hãy chứng tỏ bạn là một con người trưởng thành , biết tự nhìn nhận lại mình, một người biết rút ra kinh nghiệm từ việc bị sa thải. Hãy chia sẻ với nhà tuyển dụng về những gì mà bạn đã học được và bạn đã trưởng thành lên từ sau chuyện đó như thế nào cả trên phương diện cuộc sống và nghề nghiệp. Nhiều câu chuyện không may đôi khi lại giúp ích cho bạn, vì chúng tạo ra những bước ngoặt mà tự thân bạn sẽ không thể tạo ra được.
Phần lớn thời gian của cuộc trao đổi với nhà tuyển dụng liên quan tới câu hỏi “Vì sao bạn bị sa thải” nên dành cho nội dung này.
5. Giải thích với nhà tuyển dụng từ nay mọi chuyện sẽ khác như thế nào
Gần như là tất yếu, bạn sẽ trở thành một nhân viên khác sau khi bị sa thải. Hãy nói về điều đó với nhà tuyển dụng. Nói xem bạn sẽ ngăn chặn chuyện tương tự lặp lại trong tương lai như thế nào? Bạn đã có những thay đổi cụ thể nào trong hành vi nghề nghiệp để đảm bảo chuyện đó không lặp đi lặp lại trong sự nghiệp của bạn?
Hãy trả lời những câu hỏi này thật chín chắn và bằng sự khiêm tốn. Bằng cách đó, bạn sẽ đưa được người phỏng vấn đứng về phía bạn.
Điều bạn muốn chắc hẳn là thể hiện sự cân bằng và sáng suốt trong cuộc nói chuyện này với nhà tuyển dụng. Vì thế, hãy lên kế hoạch và tập luyện kỹ lưỡng từ trước. Nếu bạn để cảm xúc chi phối, bất lợi sẽ xảy đến.
Điều quan trọng nhất là bạn ghi nhớ rằng, sự minh bạch sẽ giúp bạn ra khỏi câu hỏi “khó nhằn” này của nhà tuyển dụng sớm hơn. Nếu người phỏng vấn cảm thấy bạn đang giấu điều gì đó, họ sẽ tiếp tục đặt câu hỏi để đào sâu thông tin cho tới khi nào họ cảm thấy thỏa mãn. Hoặc tệ hơn, họ sẽ thẳng tay loại bạn. Chẳng có lý do gì để họ tuyển một nhân viên khiến họ cảm thấy nghi ngờ hoặc không thoải mái trong khi có rất nhiều ứng viên đủ chuẩn khác để lựa chọn.
Cuối cùng, hãy ngẩng cao đầu. Bạn là một ứng viên mạnh, cho dù đã có lần bị sa thải. Hãy tập trung vào những thành tích bạn đã đạt được, cũng như những thứ mà bạn cảm thấy tự hào nhất. Nhà tuyển dụng hiểu bạn là con người và bạn hãy tin rằng, họ đã từng nghe những câu chuyện còn tệ hơn cả chuyện của bạn.
Theo Dân Trí