- Tham gia
- 5/10/2017
- Bài viết
- 1.322
Cái chết, cơn nghiện, vấn đề tiền bạc, bệnh tâm thần, ly thân/ly hôn, và sự điều chỉnh chuyển tiếp giữa các thế hệ, tất cả tác động mạnh mẽ đến mọi thành viên trong một gia đình. Trong suốt giai đoạn căng thẳng hoặc khi nguồn lực gia đình trở thành gánh nặng nghiêm trọng, thì vấn đề không thể dễ dàng giải quyết được.
Điều này có thể dẫn đến sự bất đồng chống đối, căng thẳng, và thù hận. Xung đột gia đình có thể tác động đến chức năng sống của tất cả mọi người. Hãy xử lý tốt vấn đề gia đình bằng cách tìm hiểu một số kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả.
I. Phát triển khả năng giải quyết vấn đề lành mạnh
1. Sắp xếp thời gian trò chuyện theo nhóm
Đối mặt và vượt qua vấn đề gia đình dường như là điều không thể. Tuy nhiên, khi mọi người cùng nhau cố gắng, thì giải quyết sự bất đồng giữa các thành viên trong gia đình trở nên dễ dàng hơn. Bước đầu tiên hướng tới giải pháp chính là đồng ý rằng đã có vấn đề tồn tại ngay từ lúc đầu. Sau đó, khi mà tâm khí đã dịu bớt đôi phần, mọi người cần lên kế hoạch ngồi lại bên nhau và nghĩ ra chiến lược để giải quyết vấn đề.
Sắp xếp lịch hẹn vào thời điểm thuận tiện nhất cho tất cả mọi người. Thông báo cho mọi người biết rõ mục đích của cuộc họp gia đình và bạn mong muốn họ tham dự với một vài đề xuất và giải pháp sẵn sàng.
Lưu ý là trẻ nhỏ có thể là một chướng ngại trong cuộc họp gia đình. Nên bảo bọn trẻ tập họp ở một căn phòng riêng trường hợp bạn tinh tế để ý đến tâm trạng hoặc thảo luận về thông tin nhạy cảm.
Bác sĩ chuyên khoa luôn đề nghị chúng ta thường xuyên tổ chức cuộc họp gia đình.[1] Cách này giúp mọi thành viên trong gia đình có cơ hội thảo luận thẳng thắn vấn đề trước khi sự phẫn uất tăng cao. Trò chuyện với gia đình thường xuyên có thể giúp cải thiện giao tiếp và thắt chặt mối liên kết mà bạn chia sẻ.
2. Tập trung vào vấn đề hiện tại
Khi sự bất đồng ý kiến xảy ra, con người thường hay có xu hướng kéo thêm tất cả mọi vấn đề chưa được giải quyết, mọi khúc mắt mà họ đã gặp phải với người khác. Điều này cản trở việc giải quyết xung đột và làm lu mờ điểm chính của cuộc trò chuyện.
Cố gắng khám phá điều gì thực sự quan trọng đối với vấn đề hiện tại. Tạo dựng một trường hợp hay nhắc lại lỗi lầm đã qua sẽ không giúp bạn giải quyết được vấn đề này.
3. Yêu cầu mọi người xác nhận điều mà họ thực sự muốn bày tỏ
Giao tiếp trực tiếp cần thiết để giải quyết xung đột hiệu quả. Mỗi bên cần sử dụng câu bắt đầu với “Tôi” để xác nhận nhu cầu, mong muốn, và lo ngại thật rõ ràng.
Nên nhớ là bạn đang hướng tới mục tiêu xoa dịu xung đột và nổ lực tìm ra giải pháp. Câu bắt đầu với “Tôi” cho phép tất cả mọi người bày tỏ bản thân trong khi thể hiện sự tôn trọng dành cho người nghe. Sử dụng câu bắt đầu với “Tôi” giúp mọi người chịu trách nhiệm sở hữu cho điều mà họ đang cảm nhận, và đề xuất giải pháp xử lý vấn đề cùng một thời điểm.
Một số ví dụ của câu bắt đầu với “Tôi” gồm có: “Tôi lo lắng là gia đình chúng ta đang trên đà chia rẽ. Tôi muốn chúng ta cùng nhau làm rõ vấn đề”. Hoặc là “Tôi hoảng sợ khi bố uống nhiều rượu bởi vì ông ấy bắt đầu la hét. Tôi ước gì ông ấy có thể bỏ rượu”.
4. Lắng nghe mà không ngắt lời người khác
Để đạt được sự đồng thuận trong suốt xung đột gia đình, lắng nghe là điều bắt buộc. Chỉ có cách tích cực lắng nghe mỗi bên thì bạn mới có thể hiểu được điều mà đối phương đang cố gắng truyền đạt. Lắng nghe chủ động liên quan tới việc hiểu được gợi ý trong giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể của đối phương, cho phép họ bày tỏ mà không ngắt lời họ hoặc không đưa ra phê bình, và sau cùng tóm tắt lại ý đã được nói ra để chắc chắn là bạn hiểu đúng.
Lắng nghe hiệu quả giúp đối phương cảm thấy có người chịu lắng nghe họ, động viên họ muốn lắng nghe bạn, giảm bớt tình trạng tranh luận căng thẳng và cảm xúc mạnh mẽ, cũng như gây dựng lại mối quan hệ trong suốt thời gian xung đột.
5. Công nhận và bày tỏ sự tôn trọng đối với quan điểm của mỗi người
Sự công nhận đi đôi với việc thể hiện cho đối phương biết là bạn thấu hiểu, đánh giá cao, và chấp nhận suy nghĩ, ý kiến, hoặc niềm tin của họ. Dĩ nhiên, ý kiến riêng của bạn có thể khác biệt rất lớn, nhưng việc áp dụng sự công nhận chứng minh là bạn nhìn nhận người khác như con người bình đẳng, hoàn toàn đáng tin cậy và tôn trọng.
Công nhận giá trị của các thành viên trong gia đình bằng cách nói thế này “Tôi thực sự thấy rất vui khi anh đã sẵn lòng thoải mái để chia sẻ điều này với tôi” hoặc là “Tôi cảm kích sự sốt sắng khi anh cố gắng tìm ra giải pháp”.
6. Cùng nhau quyết định một giải pháp
Một khi mọi người đã chia sẻ nhu cầu, mong muốn, và lo ngại, thì hãy cố gắng thỏa hiệp. Xem xét tất cả các đề xuất mà mỗi bên đã đưa ra và nhìn nhận giải pháp trung lập. Mọi người có mặt cần phải cảm thấy hài lòng với giải pháp được đề xuất. Nếu cần thiết, thì nên thảo một hợp đồng hoặc bảng thỏa thuận viết tay chỉ ra cách bạn sẽ kiểm soát vấn đề như thế nào.
7. Nhờ đến lời khuyên từ chuyên gia
Nếu bạn không thể tự mình giải quyết vấn đề, thì nên nhờ đến bác sĩ gia đình tư vấn, họ sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích về cách kiểm soát vấn đề gia đình.
II. Nhận biết trở ngại giao tiếp
1. Nhận biết các thành viên trong gia đình có cách phản ứng với vấn đề khác nhau ra sao
Một trở ngại tiềm ẩn ngăn cản giải quyết xung đột trong gia đình chính là sự khác biệt trong cách mỗi thành viên phản ứng với căng thẳng hoặc áp lực. Những sự khác biệt cần phải được xem xét và mỗi người sẽ cần phải có ý thức chọn đối mặt với vấn đề nhằm mục đích thực sự tìm ra giải pháp.
Đối với một số người, thì xung đột khiến họ trở nên thù địch và ở thế phòng thủ. Điều này là khía cạnh “chiến đấu” trong phản ứng mang tính sinh lý học “chiến đấu hoặc bỏ chạy”. Những cá nhân này có thể không ngừng tranh luận để chối bỏ trách nhiệm, hoặc từ chối lắng nghe quan điểm của người khác.
Một số người khác hướng tới khía cạnh “bỏ chạy”. Những người này có thể lánh xa xung đột bằng mọi giá. Có thể họ phủ nhận vấn đề, hoặc tin là họ không thể làm bất cứ điều gì để giải quyết vấn đề. Khả năng là các thành viên này giả vờ như là họ không nhận ra mọi căng thẳng nào trong gia đình, hoặc xem thường ảnh hưởng của tình trạng căng thẳng đến bản thân họ.
2. Thừa nhận nhưng biết kiểm soát cảm xúc
Sự thừa nhận cảm xúc giúp nhận biết trải nghiệm duy nhất của bản thân và những người khác. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xác định cảm giác, thì bạn sẽ khó lòng mà kiểm soát tình cảm, hoặc bày tỏ nhu cầu trong suốt cuộc xung đột.
Trước hết tiếp tục cố gắng xác định cảm xúc trong bạn. Xem xét suy nghĩ mà bạn đang có, điều bạn cảm nhận trong cơ thể, và hành động mà bạn muốn thực hiện là gì? Ví dụ, có thể bạn đang nghĩ là “Tôi chán ghét cái gia đình này”. Bạn nắm chặt nắm tay và muốn đấm vào một cái gì đó. Cảm xúc mạnh mẽ như thế có thể được xem là cơn giận dữ hoặc sự khinh miệt.
Kế tiếp, cố gắng kiểm soát và xoa dịu cảm xúc mạnh mẽ này để bạn có thể giải quyết vấn đề hiệu quả. Tùy vào điều mà bạn đang cảm nhận, hãy thực hiện hoạt động yêu thích nhằm xoa dịu sự khó chịu trong bạn. Ví dụ, nếu cảm thấy buồn, bạn có thể xem một bộ phim hài. Nếu cảm thấy tức giận, thì nên bày tỏ với bạn bè hoặc tham gia hoạt động thể chất cường độ mạnh.
3. Kiềm chế động cơ thúc đẩy bạn chỉ trích người khác
Buộc tội một ai đó chính là nguyên nhân gây ra vấn đề sẽ chỉ khiến đối phương chuyển sang thế phòng thủ, và mặt khác, ngăn cản phản hồi có lợi. Luôn nỗ lực nhằm vào chỉ trích vấn đề, chứ không phải con người. Bạn có thể yêu mến, tôn trọng, hoặc nể phục một ai đó mà lại không thích tất cả mọi điều mà họ làm. Tuy nhiên, nếu bạn tin rằng người yêu phải gánh trách nhiệm cho vấn đề, thì khả năng xử lý mọi việc nằm ngoài ý nghĩ đó thật khó khăn.
Sử dụng câu bắt đầu với “Tôi” là một trong những phương pháp tốt nhất để giảm thiểu tối đa lỗi hay trách nhiệm và ý nghĩ phòng thủ đi kèm. Hãy nói “Tôi lo ngại là cơn nghiện của anh sẽ khiến ai đó bị tổn thương” hơn là nói “Người nghiện thật nguy hiểm đối với người xung quanh”.
Điều này có thể dẫn đến sự bất đồng chống đối, căng thẳng, và thù hận. Xung đột gia đình có thể tác động đến chức năng sống của tất cả mọi người. Hãy xử lý tốt vấn đề gia đình bằng cách tìm hiểu một số kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả.
I. Phát triển khả năng giải quyết vấn đề lành mạnh
1. Sắp xếp thời gian trò chuyện theo nhóm
Đối mặt và vượt qua vấn đề gia đình dường như là điều không thể. Tuy nhiên, khi mọi người cùng nhau cố gắng, thì giải quyết sự bất đồng giữa các thành viên trong gia đình trở nên dễ dàng hơn. Bước đầu tiên hướng tới giải pháp chính là đồng ý rằng đã có vấn đề tồn tại ngay từ lúc đầu. Sau đó, khi mà tâm khí đã dịu bớt đôi phần, mọi người cần lên kế hoạch ngồi lại bên nhau và nghĩ ra chiến lược để giải quyết vấn đề.
Sắp xếp lịch hẹn vào thời điểm thuận tiện nhất cho tất cả mọi người. Thông báo cho mọi người biết rõ mục đích của cuộc họp gia đình và bạn mong muốn họ tham dự với một vài đề xuất và giải pháp sẵn sàng.
Lưu ý là trẻ nhỏ có thể là một chướng ngại trong cuộc họp gia đình. Nên bảo bọn trẻ tập họp ở một căn phòng riêng trường hợp bạn tinh tế để ý đến tâm trạng hoặc thảo luận về thông tin nhạy cảm.
Bác sĩ chuyên khoa luôn đề nghị chúng ta thường xuyên tổ chức cuộc họp gia đình.[1] Cách này giúp mọi thành viên trong gia đình có cơ hội thảo luận thẳng thắn vấn đề trước khi sự phẫn uất tăng cao. Trò chuyện với gia đình thường xuyên có thể giúp cải thiện giao tiếp và thắt chặt mối liên kết mà bạn chia sẻ.
2. Tập trung vào vấn đề hiện tại
Khi sự bất đồng ý kiến xảy ra, con người thường hay có xu hướng kéo thêm tất cả mọi vấn đề chưa được giải quyết, mọi khúc mắt mà họ đã gặp phải với người khác. Điều này cản trở việc giải quyết xung đột và làm lu mờ điểm chính của cuộc trò chuyện.
Cố gắng khám phá điều gì thực sự quan trọng đối với vấn đề hiện tại. Tạo dựng một trường hợp hay nhắc lại lỗi lầm đã qua sẽ không giúp bạn giải quyết được vấn đề này.
3. Yêu cầu mọi người xác nhận điều mà họ thực sự muốn bày tỏ
Giao tiếp trực tiếp cần thiết để giải quyết xung đột hiệu quả. Mỗi bên cần sử dụng câu bắt đầu với “Tôi” để xác nhận nhu cầu, mong muốn, và lo ngại thật rõ ràng.
Nên nhớ là bạn đang hướng tới mục tiêu xoa dịu xung đột và nổ lực tìm ra giải pháp. Câu bắt đầu với “Tôi” cho phép tất cả mọi người bày tỏ bản thân trong khi thể hiện sự tôn trọng dành cho người nghe. Sử dụng câu bắt đầu với “Tôi” giúp mọi người chịu trách nhiệm sở hữu cho điều mà họ đang cảm nhận, và đề xuất giải pháp xử lý vấn đề cùng một thời điểm.
Một số ví dụ của câu bắt đầu với “Tôi” gồm có: “Tôi lo lắng là gia đình chúng ta đang trên đà chia rẽ. Tôi muốn chúng ta cùng nhau làm rõ vấn đề”. Hoặc là “Tôi hoảng sợ khi bố uống nhiều rượu bởi vì ông ấy bắt đầu la hét. Tôi ước gì ông ấy có thể bỏ rượu”.
4. Lắng nghe mà không ngắt lời người khác
Để đạt được sự đồng thuận trong suốt xung đột gia đình, lắng nghe là điều bắt buộc. Chỉ có cách tích cực lắng nghe mỗi bên thì bạn mới có thể hiểu được điều mà đối phương đang cố gắng truyền đạt. Lắng nghe chủ động liên quan tới việc hiểu được gợi ý trong giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể của đối phương, cho phép họ bày tỏ mà không ngắt lời họ hoặc không đưa ra phê bình, và sau cùng tóm tắt lại ý đã được nói ra để chắc chắn là bạn hiểu đúng.
Lắng nghe hiệu quả giúp đối phương cảm thấy có người chịu lắng nghe họ, động viên họ muốn lắng nghe bạn, giảm bớt tình trạng tranh luận căng thẳng và cảm xúc mạnh mẽ, cũng như gây dựng lại mối quan hệ trong suốt thời gian xung đột.
5. Công nhận và bày tỏ sự tôn trọng đối với quan điểm của mỗi người
Sự công nhận đi đôi với việc thể hiện cho đối phương biết là bạn thấu hiểu, đánh giá cao, và chấp nhận suy nghĩ, ý kiến, hoặc niềm tin của họ. Dĩ nhiên, ý kiến riêng của bạn có thể khác biệt rất lớn, nhưng việc áp dụng sự công nhận chứng minh là bạn nhìn nhận người khác như con người bình đẳng, hoàn toàn đáng tin cậy và tôn trọng.
Công nhận giá trị của các thành viên trong gia đình bằng cách nói thế này “Tôi thực sự thấy rất vui khi anh đã sẵn lòng thoải mái để chia sẻ điều này với tôi” hoặc là “Tôi cảm kích sự sốt sắng khi anh cố gắng tìm ra giải pháp”.
6. Cùng nhau quyết định một giải pháp
Một khi mọi người đã chia sẻ nhu cầu, mong muốn, và lo ngại, thì hãy cố gắng thỏa hiệp. Xem xét tất cả các đề xuất mà mỗi bên đã đưa ra và nhìn nhận giải pháp trung lập. Mọi người có mặt cần phải cảm thấy hài lòng với giải pháp được đề xuất. Nếu cần thiết, thì nên thảo một hợp đồng hoặc bảng thỏa thuận viết tay chỉ ra cách bạn sẽ kiểm soát vấn đề như thế nào.
7. Nhờ đến lời khuyên từ chuyên gia
Nếu bạn không thể tự mình giải quyết vấn đề, thì nên nhờ đến bác sĩ gia đình tư vấn, họ sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích về cách kiểm soát vấn đề gia đình.
II. Nhận biết trở ngại giao tiếp
1. Nhận biết các thành viên trong gia đình có cách phản ứng với vấn đề khác nhau ra sao
Một trở ngại tiềm ẩn ngăn cản giải quyết xung đột trong gia đình chính là sự khác biệt trong cách mỗi thành viên phản ứng với căng thẳng hoặc áp lực. Những sự khác biệt cần phải được xem xét và mỗi người sẽ cần phải có ý thức chọn đối mặt với vấn đề nhằm mục đích thực sự tìm ra giải pháp.
Đối với một số người, thì xung đột khiến họ trở nên thù địch và ở thế phòng thủ. Điều này là khía cạnh “chiến đấu” trong phản ứng mang tính sinh lý học “chiến đấu hoặc bỏ chạy”. Những cá nhân này có thể không ngừng tranh luận để chối bỏ trách nhiệm, hoặc từ chối lắng nghe quan điểm của người khác.
Một số người khác hướng tới khía cạnh “bỏ chạy”. Những người này có thể lánh xa xung đột bằng mọi giá. Có thể họ phủ nhận vấn đề, hoặc tin là họ không thể làm bất cứ điều gì để giải quyết vấn đề. Khả năng là các thành viên này giả vờ như là họ không nhận ra mọi căng thẳng nào trong gia đình, hoặc xem thường ảnh hưởng của tình trạng căng thẳng đến bản thân họ.
2. Thừa nhận nhưng biết kiểm soát cảm xúc
Sự thừa nhận cảm xúc giúp nhận biết trải nghiệm duy nhất của bản thân và những người khác. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xác định cảm giác, thì bạn sẽ khó lòng mà kiểm soát tình cảm, hoặc bày tỏ nhu cầu trong suốt cuộc xung đột.
Trước hết tiếp tục cố gắng xác định cảm xúc trong bạn. Xem xét suy nghĩ mà bạn đang có, điều bạn cảm nhận trong cơ thể, và hành động mà bạn muốn thực hiện là gì? Ví dụ, có thể bạn đang nghĩ là “Tôi chán ghét cái gia đình này”. Bạn nắm chặt nắm tay và muốn đấm vào một cái gì đó. Cảm xúc mạnh mẽ như thế có thể được xem là cơn giận dữ hoặc sự khinh miệt.
Kế tiếp, cố gắng kiểm soát và xoa dịu cảm xúc mạnh mẽ này để bạn có thể giải quyết vấn đề hiệu quả. Tùy vào điều mà bạn đang cảm nhận, hãy thực hiện hoạt động yêu thích nhằm xoa dịu sự khó chịu trong bạn. Ví dụ, nếu cảm thấy buồn, bạn có thể xem một bộ phim hài. Nếu cảm thấy tức giận, thì nên bày tỏ với bạn bè hoặc tham gia hoạt động thể chất cường độ mạnh.
3. Kiềm chế động cơ thúc đẩy bạn chỉ trích người khác
Buộc tội một ai đó chính là nguyên nhân gây ra vấn đề sẽ chỉ khiến đối phương chuyển sang thế phòng thủ, và mặt khác, ngăn cản phản hồi có lợi. Luôn nỗ lực nhằm vào chỉ trích vấn đề, chứ không phải con người. Bạn có thể yêu mến, tôn trọng, hoặc nể phục một ai đó mà lại không thích tất cả mọi điều mà họ làm. Tuy nhiên, nếu bạn tin rằng người yêu phải gánh trách nhiệm cho vấn đề, thì khả năng xử lý mọi việc nằm ngoài ý nghĩ đó thật khó khăn.
Sử dụng câu bắt đầu với “Tôi” là một trong những phương pháp tốt nhất để giảm thiểu tối đa lỗi hay trách nhiệm và ý nghĩ phòng thủ đi kèm. Hãy nói “Tôi lo ngại là cơn nghiện của anh sẽ khiến ai đó bị tổn thương” hơn là nói “Người nghiện thật nguy hiểm đối với người xung quanh”.
Dịch bởi kênh sinh viên
Nguồn: Wikihow
Nguồn: Wikihow